Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (Trang 26)

Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rất đa dạng, tuỳ thuộc vào các tiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau.

1.2.2.1. Theo tiêu thức nguồn hình thành

Huy động từ dân cư: Là hình thức Ngân hàng huy động các khoản tiền nhàn

rỗi, khoản tiền tiết kiệm, những khoản dự phòng của dân cư trong xã hội. Đây là

khu vực tiềm năng mà các NHTM cần có chiến lược khai thác để tăng thêm nguồn

vốn cũng như sự ổn định của nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn của nền

kinh tế

và tăng lợi nhuận thu được.

Huy động vốn từ các tổ chức: Đây là nguồn vốn huy động được đánh giá là

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Do mỗi tổ chức có chu kỳ, đặc điểm của

NH mang lại khi KH sử dụng dịch vụ. Đây có thể coi là nguồn huy động vốn lớn với chi phí thấp của các NH, đồng thời đây cũng là tiêu chí phản ánh về chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và NHNN:

> Vay các TCTD: Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi ở lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán... Ngoài

ra các

NHTM có thể vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị

trường liên ngân hàng. Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong

hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại. Khi xuất hiện việc

thiếu hụt

dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ... Vốn vay giữa hai Ngân hàng

được thoả

thuận bằng hợp đồng tín dụng, vốn cho vay phải được bảo đảm bằng hình

thức thế

chấp hoặc cầm cố bằng tài sản đi vay: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, các

chứng từ có giá khác. Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực

hiện ở

trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ.

> Vay NHNN: Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Trong trường hợp các

NHTM đã vay mượn lẫn nhau nhưng vẫn thiếu vốn hoặc mất khả năng

thanh toán

thì NHTM có thể vay NHTW thông qua nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu các

16

động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư ổn định, thay đổi công nghệ và cho các doanh nghiệp vay trung, dài hạn với lãi suất cao.

Huy động tiền gửi dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của

Ngân hàng, có tính ổn định cao (từ 60 tháng trở lên. Lãi suất mà ngân hàng phải

trả là rất cao (cao hơn trung hạn và ngắn hạn). Thực tế nguồn vốn huy động dài

hạn chiếm tỷ trọng nhỏ vì lãi suất huy động tiền gửi luôn biến động và

khách hàng

luôn lựa chọn gửi tiền ngắn hạn để rút được linh hoạt hơn. Ở Việt Nam huy động

tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất ít, thậm chí không có kỳ hạn huy động

dài hạn.

1.2.2.3. Theo tiêu thức loại tiền

Huy động vốn bằng đồng nội tệ: Đây là nguồn vốn chủ yếu trong các

NHTM và giữ vai trò quan trọng để duy trì hoạt các hoạt động của ngân

hàng. Quy

mô của nguồn này phụ thuộc vào thu nhập trong nước và công tác huy động vốn

của NHTM.

Huy động vốn bằng đồng ngoại tệ:Vốn ngoại tệ bao gồm nguồn vốn huy

động từ các loại ngoại tệ như USD, EURO, GBP,.. . Các ngân hàng thu hút nguồn

ngoại tệ nhằm phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu, kinh

doanh ngoại tệ trong nước,.. các NHTM có xu hướng mở rộng kinh doanh đối

sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản của các khách hàng làm cho nhập lớn hơn xuất, tạo ra số dư mà ngân hàng có thể sử dụng một phần làm vốn kinh doanh với chi phí thấp.

Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm bản chất là một phần thu nhập của cá nhân người lao động tạm thời chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó. Số tiền lãi này được ngân hàng tính toán dựa trên số tiền gửi và kỳ hạn gửi. Tiền gửi tiết kiệm được chia thành hai loại:

> Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho

người khác

> Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền có sự thỏa thuận về thời hạn gửi và rút tiền, khách hàng được hưởng mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm

không kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm huy động vốn truyền thống, có tính chất phân tán, nhỏ lẻ nhưng quy mô tiềm năng lại rất lớn và có tính ổn định cao do đó nó là nguồn tiền quan trọng của các NHTM trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, các NHTM cần cung cấp các hình thức tiết kiệm hấp dẫn, phù hợp với tính đa dạng, phong phú và phức tạp của đối tượng dân cư nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tạo niềm tin để khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Để có được nhận định chính xác và toàn diện về huy động vốn của một NHTM, điều không thể thiếu là đưa ra những tiêu chí đánh giá hoạt động này. Khi xem xét hiệu qủa huy động vốn, chúng ta có thể đánh giá dựa trên các chỉ tiêu chính sau:

1.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

Tính ổn định của quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động và khả năng đáp ứng của nguồn vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn.

Tỷ trọng của Vốn loại i

Quy mô Vốn loại i

________________._____ x 100% Tổng vốn huy động

-Tốc độ tăng trưởng > 0: vốn của Ngân hàng tăng.

-Tốc độ tăng trưởng < 0: quy mô vốn của Ngân hàng giảm.

Ngoài ra ngân hàng cũng rất quan tâm đến sự biến đổi của cơ cấu vốn huy

động vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu của các hoạt động khác vốn là các hoạt động sinh lời của ngân hàng như cho vay, đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ... Chẳng hạn, một sự mất ổn định của nền kinh tế có thể sẽ khiến cho cơ cấu vốn

18

và tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến đổi của nguồn vốn đó.

Khối lượng và cơ cấu vốn huy động được xem là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đề ra mục tiêu lâu dài và hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng. Ngoài ra nếu các chỉ tiêu này phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thì ngân hàng mới đạt được được lợi nhuận tối ưu đồng thời đảm bảo được tính an toàn trong hoạt động kinh doanh. Thật vậy, nguồn vốn phải đạt đến một quy mô nhất định thì mới tài trợ được cho các hoạt động như cho vay và đầu tư cũng như việc mở rộng các dịch vụ của ngân hàng. Nguồn vốn cũng cần có một cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn nội tệ và vốn ngoại tệ, vốn ngắn hạn và và vốn dài hạn thì mới đáp ứng được các hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù của ngân hàng. Chẳng hạn các ngân hàng chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển có nhu cầu cao về vốn dài hạn; trong khi đó các ngân hàng có thế mạnh trong thanh toán quốc tế hay kinh doanh ngoại tệ lại cần có một lượng vốn ngoại tệ dồi dào.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần duy trì một mức độ tăng trưởng về nguồn vốn ổn định, một mặt để ngân hàng có thể quản lý được chi phí và tính thanh khoản, mặt khác giúp ngân hàng tránh được nguy cơ ứ đọng hoặc thiếu hụt về nguồn vốn. Huy động được thêm nhiều vốn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải bỏ ra thêm chi phí, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí trả lãi, và chi phí khác như chi phí tiền lương, chi phí về trang thiết bị, chi phí quản lý... Vì vậy nếu có sự gia tăng đột biến về mặt nguồn vốn trong khi ngân hàng chưa có được một kế hoạch sử dụng hiệu quả sẽ gây ra một sự lãng phí về vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động không tăng trưởng theo kế hoạch thì ngân hàng sẽ bị thiếu vốn, điều này có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng, hoặc khiến cho ngân hàng phải bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Tốc độ tăng trưởng VHĐ Trong đó: VHĐ năm N - VHĐ năm N-1 --- x 100% VHĐ năm N-1 19

hướng biến động đó thì sẽ dễ dàng đưa ra đựợc những điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch sử dụng vốn.

Chi phí huy động vốn: bao gồm chi phí ngoài lãi và chi phí trả lãi.Trong chi phí vốn thì thành phần cơ bản thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi tiền gửi và tiền vay).

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá chi phí huy động vốn: + Lãi suất bình quân của một hoặc một nhóm nguồn trong kỳ.

+ Lãi suất bình quân của các nguồn phải trả lãi tại một thời điểm trong kỳ. Chỉ tiêu này được xác định:

Chi phí trả lãi Lãi suất huy động bình quân =

Tổng nguồn vốn huy động Hoặc:

Σ số dư tiền gửi loại i x Lãi suất tiền gửi loại i Lãi suất huy động bình quân = ---

Tổng nguồn vốn huy động

Việc tính chi phí bình quân cho từng nguồn (nhóm nguồn) cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: Nguồn (nhóm nguồn) nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất huy động như thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn (nhóm nguồn) tăng thêm hay không? Để từ đó ngân hàng quyết

định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề ra các giải pháp huy động vốn thích hợp.

Thu lãi cho vay đầu tư Chi phí trả lãi Chênh lệch lãi suất bình quân = --- - --- (chênh lệch cho vay huy động) Tổng tài sản sinh lời Vốn huy động Chỉ tiêu này đo lường mức lãi suất mà ngân hàng được hưởng trong quá trình huy động vốn và sử dụng vốn. Nói cách khác, nó đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, đồng thời cũng đo lường mức độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Cạnh tranh càng cao thì chênh lệch này càng nhỏ. Chỉ tiêu này càng cao, khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, hiệu quả huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao.

Chi phí ngoài lãi là những chi phí khác phải trả ngoài lãi của NHTM, liên quan đến quản lý nguồn vốn huy động của ngân hàng như chi phí trả lương, chi phí duy trì tài khoản, bảo hiểm tiền gửi và các chi phí khác...

Chi phí huy động bình quân là chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn trung bình

của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, có nghĩa là để được quyền sử dụng một đồng vốn huy động thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để trả cho

người sở

hữu khoản vốn đó. Trong trường hợp các yếu tố khác biến đổi không đáng kể, chi phí

huy động bình quân càng nhỏ thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng có hiệu

quả. Ý nghĩa tương tự đối với chi phí ngoài lãi của ngân hàng. Tuy nhiên, để huy động

tốt thì ngân hàng cần cân bằng giữa việc giảm thiểu một số các chi phí ngoài lãi

(chi phí

quản lý) và tăng ở mức hợp lý chi phí trả lãi.

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

21

của mỗi ngân hàng vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, làm ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng.

Khi quyết định mở rộng kinh doanh, tăng cường quy mô tài sản có hiệu quả ngân hàng xác định chi phí biên của nguồn vốn làm căn cứ lựa chọn cơ cấu cần huy động thêm.

Có ba lý do buộc các ngân hàng phải quan tâm đến việc xác định chi phí huy động vốn:

Một là, ngân hàng bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm cho mình một tổ hợp các

loại

vốn khác nhau trên thị trường với mức chi phí thấp nhất. Việc giả thiết coi tất cả các

yếu tố khác như nhau thì ngân hàng nào có mức chi phí huy động vốn thấp nhất mà không phải chấp nhận rủi ro cao hơn thì ngân hàng đó sẽ có mức thuận lợi cao hơn. Việc tính toán chính xác một cách tương đối chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản để xác định mức lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từ các tài sản sinh lời của mình, căn cứ vào chi phí, ngân hàng định giá cho mỗi sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng cho khách hàng.

Hai là, việc xác định chi phí huy động vốn sẽ giúp cho ngân hàng chủ động

trong kinh doanh, giảm được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng.

Chi phí là tất cả những khoản mà ngân hàng phải chi ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, chi phí có tính quyết định trong hoạt động kinh doanh, chi phí thấp sẽ mang lại thuận lợi cao hơn.

Ba là, chi phí huy động vốn là tất cả khoản tiền mà ngân hàng phải bỏ ra để

có được quyền sử dụng khoản vốn đó. Chi phí huy động càng cao có nghĩa là lãi suất huy động càng lớn, càng khuyến khích người gửi tiền vào nhưng nếu chi phí huy động quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng luôn tìm cách để đạt được mục tiêu huy động càng nhiều vốn với chi phí thấp. Nếu tăng cường nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc quyết định đầu ra của nguồn vốn và việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng. Chính

của chi phí này luôn được các ngân hàng quan tâm, là một việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn.

Đánh giá qua chỉ tiêu lai suất huy động bình quân , lai suất huy động từng nguồn và chênh lệch lai suất đầu ra, đầu vào.

Việc đo lường chi phí phát sinh trong quá trình tạo vốn là việc làm hết sức quan

trọng đối với ngân hàng vì nó cho phép ngân hàng có thể tìm kiếm được những nguồn

vốn thấp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong điều kiện khác không thay

đổi, các ngân hàng thường cố gắng tìm kiếm huy động và sử dụng những nguồn vốn

mang lại thu nhập cao cho ngân hàng sau khi trừ mọi chi phí.

Hơn nữa, việc đo lường chi phí huy động vốn sẽ giúp cho ngân hàng có cơ sở xác định mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng, từ đó tối đa hóa lợi nhuận thu được.

Một số phương pháp được sử dụng để xác định mức chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w