Khái quát về kếtoán quản trị

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNVINA SEN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Xem nội dung đầy đủ tại10550256 (Trang 38)

❖ Khái niệm: Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.

Có hai loại thông tin mà kế toán quản trị sẽ cung cấp bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tất cả các thông tin này được gọi chung lại là thông tin quản lý. Thông tin mà kế toán quản trị cung cấp không phải là thông tin tài chính đơn thuần, trước khi cung cấp thông tin thì kế toán quản trị cần biết rõ mục đích của những thông tin đó.

❖ Vai trò của kế toán quản trị với nhà quản trị doanh nghiệp:

Các giám đốc điều hành đều có mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các họat động hàng ngày đều xung quanh vấn đề xử lý thông tin và ra quyết định hiệu quả. Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho các giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định. Quá trình ra quyết định cho công việc điều hành kinh doanh có thể được mô tả qua các bước như sau:

❖ Lập kế hoạch: Các giám đốc doanh nghiệp luôn có kế hoạch kinh doanh rõ ràng vào đầu các năm tài chính và mục tiêu của họ là đưa công ty cán đích doanh

29

thu. Ke hoạch này sẽ gắn liền với mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Khi lên kế hoạch, giám đốc doanh nghiệp cần liên kết tất cả các lực lượng của các bộ phận trong công ty để hướng tới mục tiêu đã xác định.

• Tổ chức điều hành: Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.

• Kiểm soát: Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, các giám đốc điều hành là người phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, họ sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, họ sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.

• Ra quyết định: Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho kế toán, đặc biệt kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản trị doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định.

• Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Mục tiêu là điểm khác nhau căn bản của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nếu như mục tiêu của kế toán tài chính là cung cấp thông tin cho đối tượng bên ngoài tổ chức bao gồm cổ đông, nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, chủ nợ, các cơ quan nhà nước, các nhà phân tích đầu tư chứng khoán, khách hàng thì kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản lý của chính tổ chức đó. Họ có thể là các giám đốc điều hành, giám đốc marketing, giám đốc tài chính vv...

30

Tuy vậy, hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng có nhiều điểm giống nhau bởi vì cả hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức. Hệ thống này bao gồm thủ tục, nhân sự, và hệ thông máy tính để thu thập và lưu trữ các dự liệu tài chính của tổ chức. Một phần của hệ thống kế toán chung này là hệ thống kế toán chi phí ,có nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính. Ví dụ, số liệu về giá thành sản phẩm được nhà quản lý sử dụng để định giá bán sản phẩm, đó là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán quản trị. Tuy vậy, số liệu giá thành cũng được sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, đó lại là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán tài chính.

1.3.2. Ke toán quản trị doanh thu

❖Phân loại doanh thu trong kế toán quản trị

Hoạt động của doanh nghiệp được chia thành các hoạt động:

+ Hoạt động SXKD thông thường: bao gồm hoạt động sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, mua - bán vật tư hàng hóa, thực hiện cung cấp lao dịch vụ và hoạt động đầu tư tài chính

+ Hoạt động khác là những hoạt động thuộc các nghiệp vụ được quan nniệm là phát sinh một cách không thường xuyên phổ biến của doanh nghiệp như thanh lý, nhượng bán TSCĐ , vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật, các khoản nợ khó đòi, ghi nhầm, bỏ sót, gian lận, trốn thuế,..

Tương ứng với các hoạt động nêu trên của doanh nghiệp là các loại doanh thu và thu nhập gồm:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia + Doanh thu kinh doanh bất động sản

+ Thu nhập khác

Căn cứ vào các phương thức bán hàng doanh thu còn được chia thành: + Doanh thu bán hàng thu tiền ngay

31

+ Doanh thu bán hàng trả góp

+ Doanh thu bán hàng đại lý (ký gửi) + Doanh thu chưa thực hiện (nhận trước)

Ngoài ra căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp, doanh thu còn được chia thành doanh thu nội bộ, doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa. Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh thu các doanh nghiệp cần phải tổ chức kế toán chi tiết từng khoản doanh thu đã nêu ở trên.

Việc tổ chức kế toán quản trị doanh thu cần được tiến hành trên các sổ chi tiết, các TK kế toán quản trị:

+ Sổ chi tiết doanh thu được mở riêng cho từng loại hoạt động từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từng nghiệp vụ đầu tư tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu còn phải mở sổ theo dõi chi tiết doanh thu hàng xuất khẩu. Đồng thời nếu hàng hóa bán phải chịu các thuế suất khác nhau thì phải mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu theo từng loại thuế suất

Tùy theo yêu cầu quản trị doanh thu của từng doanh nghiệp mà sổ chi tiết có thể mở theo kết cấu không hoàn toàn nhằm giống nhau. Tuy nhiên, các sổ chi tiết doanh thu phải đảm bảo được các nội dung chính sau:

+ Ngày, tháng ghi sổ

+ Số hiệu và ngày lập chứng từ

+ Tóm tắt nội dung chứng từ ( nghiệp vụ kinh tế phát sinh)

+ TK đối ứng

+ Số lượng, đơn giá, thành tiền của sản phẩm tiêu thụ + Các khoản giảm trừ doanh thu

Các TK kế toán quản trị doanh thu có để được mở để ghi chép theo dõi chi tiết doanh thu là:

TK 5111 : Doanh thu bán hàng hoá. TK 5112 : Doanh thu bán thành phẩm. TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ. TK 5114 : Doanh thu trợ cấp, trợ giá.

Mặt hàng A Mặt hàng B Mặt hàng C Tổng_________ Đơn giá

Số lượng Doanh thu

Quý I Quý II_______ Quý III Tổng_________ Số lượng_____

Đơn giá______ Doanh thu

32

TK 5122 - Doanh thu bán sản phẩm trong nội bộ. TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ trong nội bộ. TK 5151 - Doanh thu tiền lãi

TK 515 - Doanh thu tiền lãi bản quyền TK 5153 - Doanh thu cổ tức

TK 5154 - Lợi nhuận được chia

❖ Dự toán doanh thu

Xây dựng dự toán doanh thu là một việc quan trọng trong việc lập kế hoạch đối với tất cả hoạt động kinh tế. Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong các tổ chức. Trong các doanh nghiệp, dự toán doanh thu là bộ phận dự toán quan trọng trong hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh được lập đầu tiên là cơ sở để xây dựng các dự toán khác.

Dự toán doanh thu trình bày chi tiết việc tiêu thụ sản phẩm trong các kỳ sắp tới cho tất cả các mặt hàng, nhóm hàng và được xem xét là chìa khóa của toàn bộ quá trình lập dự toán vì tất cả các dự toán khác đều phụ thuộc vào dự toán này. Dự toán doanh thu được soạn thảo dựa trên các dự báo về tiêu thụ sản phẩm. Khi dự báo về khả năng tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng như:

- Khối lượng và kết cấu hàng hóa tiêu thụ còn tồn tại của kỳ trước; - Chính sách giá cả kỳ tới của doanh nghiệp;

- Các đơn đặt hàng chưa được thực hiện trong khả năng cung cấp của doanh nghiệp;

- Chính sách tiếp thị, quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm, khuyến mại. - Xu hướng của ngành kinh doanh;

- Các chính sách kinh tế hiện hành;

- Các phương thức tiêu thụ, phương thức, phương tiện đã có của doanh nghiệp với khách hàng của doanh nghiệp;

- Các sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp cùng ngành.

Các nhà dự báo nghiên cứu các số liệu tiêu thụ sản phẩm trong mối liên hệ các nhân tố khác nhau và dự toán doanh thu được lập bằng cách nhân số lượng tiêu thụ dự kiến với giá bán. Trong đó:

33

- Dự toán về số lượng tiêu thụ phải xây dựng chi tiết theo từng nhóm, mặt hàng, cho từng bộ phận kinh doanh.

- Dự toán về đơn giá bán phải được xây dựng chi tiết trong các trường hợp chưa đạt tới điểm hòa vốn, tại điểm hòa vốn, vượt điểm hòa vốn trong điều kiện bình thường và trong trường hợp có những thay đổi về chi phí khả biến, chi phí bất biến, ảnh hưởng của tỷ giá, điều kiện giao hàng, lãi vay ngắn hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự toán doanh thu bán hàng được lập chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm mặt hàng bán ra phải xét trên mối quan hệ chặt chẽ với kết cấu bán hàng để có thể thu được lợi nhuận cao với chi phí bỏ ra thấp nhất. Việc lập dự toán doanh thu phải khoa học, hợp lý, là cơ sở để xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này, lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn, liên kết toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác nhau. Chính vì vậy, dự toán đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Bảng dự toán hàng năm:

+ Về thu nhận, xử lý thông tin

Các thông tin quá khứ là các thông tin đã xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin này được phản ánh trong các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán của thời kỳ trước kỳ báo cáo. Việc thu nhận các thông tin quá khứ có tác dụng trong công tác dự toán, dự báo thông qua công tác thống kê kinh nghiệm và tài liệu lịch sử quan trọng làm căn cứ khi sử dụng phương pháp ngoại suy để tính toán các chỉ tiêu dự báo cho kỳ tương lai.

34

Thông tin quá khứ là thông tin về các giao dịch , các sự kiện đã phát sinh và đã hoàn thành. Đó là thông tin về tình hình phát sinh các khoản doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Nguồn thông tin quá khứ về doanh thu vừa phục vụ cho việc hệ thống hóa, tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính mang tính chất bắt buộc vừa phục vụ cho mục đích kiểm soát, điều hành và quản trị nội bộ doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể thông qua quá trình thu thập của bộ phận kế toán tài chính để có được thông tin quá khứ theo quy trình.

Trong kế toán doanh thu dưới góc độ KTQT có rất nhiều báo cáo. Một trong những báo cáo được doanh nghiệp quan tâm là báo cáo doanh thu theo bộ phận.

Theo yêu cầu của nhà quản trị có nhu cầu thông tin chi tiết cho từng nhóm mặt hàng, khu vực, lĩnh vực.. .kế toán cần thực hiện như sau:

- Chứng từ: Ghi chi tiết cho bộ phận: theo mặt hàng/ nhóm hàng, lĩnh vực, khu vực,

- Tài khoản: Tài khoản chi tiết (theo tiểu mã, mã vụ việc), ví dụ: mã vụ việc là TP Hà Nội hay các tỉnh thành khác để có thể biết được mặt hàng này bán cho những khách hàng khu vực nào.

- Sổ: Theo dõi các sổ chi tiết doanh thu theo mặt hàng/ nhóm hàng, lĩnh vực, khu vực.

1.3.3. Ke toán quản trị chi phí

Chi phí trong doanh nghiệp là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm tạo ra các loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ.

Kế toán quản trị chi phí được coi là công cụ quản lý khoa học và có hiệu quả nhằm kịp thời xử lý và cung cấp thông tin về chi phí đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.

35

Để phục vụ cho mục đích quản trị chi phí tại các doanh nghiệp. Chi phí được chia thành nhiều loại theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng. Sau đây là một số cách phân loại chi phí trong kế toán quản trị:

• Chi phí theo đầu vào của sản xuất, kinh doanh

Nếu nghiên cứu chi phí ở phương diện đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh thì toàn bộ chi phí sản xuất - kinh doanh được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ.

- Chi phí ban đầu:

Chi phí ban đầu là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi phí ban đầu phát sinh trong mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài nên còn được gọi là các chi phí ngoại sinh. Toàn bộ chi phí ban đầu được chia thành các yếu tố chi phí sau:

• Chi phí nguyên liệu, vật liệu. • Chi phí nhân công.

• Chi phí khấu hao tài sản cố định. • Chi phí dịch vụ mua ngoài. • Chi phí bằng tiền.

- Chi phí luân chuyển nội bộ

Chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp, chẳng hạn: Giá trị lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho nhau trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ và cung cấp cho các phân xưởng sản xuất chính; giá trị bán thành phẩm tự chế được sử dụng làm vật liệu trong quá trình chế biến...

Như vậy, chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình SXKD: Sự kết hợp giữa lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Vì vậy, chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí tổng hợp, được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí đơn nhất ban đầu.

36

Việc phân loại chi phí sản xuất - kinh doanh thành chi phí ban đầu theo yếu tố và chi phí luân chuyển nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp.

❖ Chi phí theo khoản mục trên báo cáo tài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí sản phẩm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNVINA SEN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Xem nội dung đầy đủ tại10550256 (Trang 38)