2.2.1. Phương pháp phân tích văn bản
Để tìm hiểu về kế toán giảm giá trị khoản cho vay và phải thu theo chuẩn mực kế toán quốc tế mới về công cụ tài chính (IFRS 9) và khả năng áp dụng tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, bước đầu tiên tác giả sử dụng các nguồn tài liệu là các quy định của IASB có liên quan đến kế toán giảm giá trị các khoản cho vay và phải thu mà trọng tâm là: IAS 39 Các công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường (IAS 39 - 2013) và IFRS 9 Công cụ tài chính (IFRS 9 - 2014). Đây là bước quan trọng để có kiến thức nhất định về kế toán giảm giá trị các khoản cho vay và phải thu theo chuẩn mực kế toán quốc tế qua các giai đoạn, tại sao IFRS 9 lại ra đời thay thế cho IAS 39, mô hình tổn thất tín dụng dự kiến trong IFRS 9 được áp dụng như nào. Bên cạnh các văn bản chính thức của chuẩn mực kế toán quốc tế, tác giả cũng tìm hiểu thêm các văn bản hướng dẫn thực hiện của các tổ chức nghề nghiệp uy tín trên thế giới như: KPMG, E&Y, PwC, Deloitte.
Hiện nay, các TCTD ở Việt Nam đều thực hiện phân loại nợ và trích lập DP RRTD theo quy định riêng của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Vì vây, để có thể đánh giá tác động của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 trong kế toán giảm giá trị các khoản cho vay và phải thu tại các NHTM Việt Nam, tác giả cần tìm hiểu các văn bản pháp quy liên quan đến việc phân loại nợ và trích lập DP RRTD tại Việt Nam. Đó là TT 02/2013/TT-NHNN, TT 09/2014/TT-NHNN và các văn bản
35 quy phạm pháp luật có liên quan khác.
2.2.2. Phương pháp điều tra
Tại Việt Nam, tuy một số ngân hàng đã chủ động thực hiện kế toán dự phòng rủi ro tín dụng và phát hành đồng thời hai báo cáo theo chế độ kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng nhìn chung các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn chưa thể áp dụng rộng rãi. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thông tin tài chính bao là động lực để Việt Nam gấp rút chuẩn bị những điều kiện cần thiết nhằm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 trong kế toán dự phòng rủi ro tín dụng.
Có rất nhiều các bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và cả ở Việt Nam về khả năng áp dụng IFRS trong đó có IFRS 9. Có thể kể đến như bài nghiên cứu tác giả Louise Klefvenberg, Viktoria Nordlander trong “IFRS 9 replacing IAS 39 - a study about how the implementation of the ECL Model in IFRS 9 is believed to impact comparability in accounting”, của Tiến sĩ Phan Thị Hồng Đức trong bài báo “Perceptions Towards International Financial Reporting Standards (IFRS): The Case of Vietnam ”, tác giả Nguyễn Thị Tùng Ngân trong luận văn thạc sĩ “Perceptions of accounting professionals towards the prospects of implementing fair value under IFRS in Vietnamese accounting system: A quantitative study of accounting professionals in Vietnam” hay như luận văn tốt nghiệp đại học của tác giả Hoàng Thị Thu Hà “Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS/IFRS và khả năng áp dụng cho các NHTM Việt Nam ”. Các tác giả trên đều có sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra mô tả bảng hỏi để tìm hiểu quan điểm của các chuyên gia kế toán - kiểm toán, những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông qua các bảng hỏi, nhờ đó đưa đến cái nhìn khách quan hơn về vấn đề được đặt ra trong từng bài nghiên cứu. Đây cũng là phương pháp có thể điều tra được trên diện rộng, không giới hạn
36
về mặt địa lý, có thể thu thập ý kiến từ nhiều người trong thời gian ngắn, dễ dàng trong việc tổng hợp kết quả điều tra.
Nhận thấy những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu điều tra mô tả bảng hỏi, tác giả đã quyết định tiến hành khảo sát để tìm hiểu sâu hơn quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán - tài chính ngân hàng về triển vọng áp dụng IFRS 9 vào kế toán dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, cũng như đánh giá những thách thức mà các cơ quan nhà nước và hệ thống NHTM Việt nam phải đối mặt. Các câu hỏi được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:
Phần 1: bao gồm 04 câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4) nhằm đánh giá quy định về việc trích lập DPRR và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại TT 02/2013/TT-NHNN
Phần 2: bao gồ m 05 (từ câu 5 đến câu 9) nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về sự cần thiết và khả năng áp dụng IFRS 9 vào kế toán sự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Phần 3: bao gồm 05 câu hỏi (từ câu 10 đến câu 14)) nhằm đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đưa ra để Việt Nam có thể áp dụng IFRS 9 trong kế toán dự phòng rủi ro tín dụng.
So với các nghiên cứu cùng đề tài của các tác giả đã kể ở trên, bảng hỏi này được xây dựng có khảo sát tình hình trích lập DPRRTD theo chế độ và quy định hiện hành tại Việt Nam, tiến hành khảo sát khi CMKTQT IFRS 9 đã có hiệu lực trên toàn thế giới và được nhiều quốc gia áp dụng thực hiện. Các câu hỏi này được chọn để:
- Đánh giá khái quát tình hình trích lập DPRRTD tại các NHTM trong điều kiện KTXH Việt Nam hiện nay, qua đó thấy được những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng hiện tại.
Nhóm Số lượng Tỷ lệ Gửi diều tra Phản hồi Phản hồi có thể sử dụng Phản hồi không thể sử dụng Phản hồi Phản hồi có thể sử dụng Quản lý chính sách 40 6 5 1 15% 13%
Nghiên cứu - Giảng
dạy 40 9 9 0 23% 23%
37
toán, kiểm toán về khả năng áp dụng của chuẩn mực kế toán quốc tế mới về công cụ tài chính trong điều kiện KTXH Việt Nam để tìm ra phương pháp áp dụng chuẩn mực mới này một cách hiệu quả và phù hợp
Trong mỗi câu hỏi đưa ra, người tham gia sẽ có năm lựa chọn biểu thị mức độ đồng ý hay không đồng ý với các nhận định có sẵn (thang đo 5 điểm Likert). Nội dung chi tiết phiếu khảo sát được trình bày trong phần phụ lục.
2.3. KHÁI QUÁT VỀ MẪU NGHIÊN CỨU
Do hạn chế về thời gian và năng lực, tác giả lựa chọn phương pháp điều tra là gửi bảng hỏi dưới dạng gửi phiếu điều tra trực tiếp trên docs.google.com và phiếu điều tra trực tiếp qua email tới 05 nhóm (mối nhóm 40 phiếu điều tra)
Nhóm Quản lý chính sách được chọn vì họ là những người nghiên cứu, soạn thảo chính sách tầm vĩ mô.
Nhóm Nghiên cứu/giảng dạy được chọn vì họ có kiến thức và nhận thức rõ tầm quan trọng của nghiên cứu.
Nhóm Tài chính - Ngân hàng được chọn vì đây là nguồn nhân lực làm việc trực tiếp trong các TCTD, trực tiếp liên quan đến công tác đánh giá chất lượng tín dụng và trích lập DPRR.
Nhóm Kế toán - Kiểm toán được chọn vì họ áp dụng các chuẩn mực kế toán rộng rãi để cung cấp các dịch vụ có liên quan.
Nhóm Sinh viên được chọn vì đây là nguồn nhân lực tương lai, có nhiều điều kiện được học tập, tìm hiểu các CMKT quốc tế
38
Tài chính - Ngân
hàng 40 33 25 8 83% 63%
Kế toán - Kiểm toán 40 14 11 3 35% 28%
Sinh viên 40 4 2 2 10% 5%
(Nguồn: Kêt quả khảo sát của tác giả)
Tỷ lệ phản hồi cao là của nhóm Nghiên cứu - Giảng dạy, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán cho thấy thành phần tham gia khảo sát chủ yếu là những người làm việc trực tiếp và có hiểu biết nhất định về kế toán giảm giá trị và trích lập DPRRTD.
Theo kết quả khảo sát thông tin cá nhân, số năm kinh nghiệm của những người tham gia khảo sát chủ yếu rơi là từ 1 năm đến dưới 3 năm (17,9%), từ 3 năm đến dưới 5 năm (31,3%), từ 5 năm đến dưới 10 năm (17,9%). Vì vậy, kết quả của cuộc khảo sát này chủ yếu là của những người trẻ, có cơ hội được học hỏi và tiếp cận với CM KTQT sớm.
Tổng hợp phiếu trả lời phỏng vấn từ những người tham gia khảo sát, điểm số “Người trả lời đồng ý” đã được tính toán trên cơ sở hạng 4 (Đồng ý) và hạng 5 (Rất đồng ý) theo thang đo 5 điểm Likert. Tương tự, điểm số “Người trả lời không đồng
39
ý” được tính từ hạng 1 (Rất không đồng ý) và hạng 2 (Không đồng ý). TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 tác giả đã tổng kết một vài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới về khả năng áp dụng và tác động của kế toán giảm giá trị khoản cho vay và phải thu theo IFRS 9 tới các TCTD, từ đó thấy được khoảng trống nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết trong quá trình triển khai áp dụng IFRS 9 tại các TCTD ở Việt Nam. Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, tác giả cũng lựa chọn phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu để thực hiện một cuộc điều tra khảo sát lấy ý kiến của 05 nhóm đối tượng có liên quan đến việc triển khai áp dụng IFRS 9.
40
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP Dự PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
3.1.1. Khái quát về khung pháp lý kế toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành do Bộ tài chính ban hành được hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đánh giá là đã tuân thủ khoản 95% chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại mới chỉ tuân thủ khoảng 50% chuẩn mực kế toán quốc tế. Nguyên nhân là do hoạt động của TCTD là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, đối tượng chủ yếu là các công cụ tài chính nhưng hiện tại VAS vẫn chưa có chuẩn mực kế toán về các công cụ tài chính tương ứng với các chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày, ghi nhận, và đo lường công cụ tài chính mà thay vào đó là quy định về nghiệp vụ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành.
Các văn bản quy định về việc phân loại nợ và trích l ập dự phòng rủi ro, được thể hiện ở các khía cạnh sau: đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phương pháp phân loại nợ và tính tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Nngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN qui định việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2013. Một số điều của TT 02/2013/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung tại TT 09/2014/TT-NHNN, hiệu lực thi hành từ 20/3/2014.
Số lần cơ cấu/ Số ngày quá hạn Dưới 10 ngày Từ 10 đến 90 ngày Từ 91ngày đến 180 ngày Từ 181 ngày đến
360 ngày Trên 360ngày Không cơ cấu lại Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Gia hạn nợ lần đầu Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 41
Nếu như trước đây, NHNN Việt Nam mới chỉ quy định một mức sàn chung mang tính định lượng cho tất cả các TCTD thì từ QĐ 493/2005, các TCTD đủ khả năng và điều kiện được phép chọn một trong 2 phương pháp phân loại nợ: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Quy định chi tiết tại Điều 10, Điều 11 - TT 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung tại TT 09/2014/TT-NHNN.
• Phương pháp định tính
V Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
V Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
V Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.
V Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
V Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
• Phương pháp định lượng: Kết quả phân loại nợ được tổng hợp trong bảng
sau
42
Cơ cấu nợ lần 2 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Cơ cấu nợ từ lần thứ 3 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 công thức sau: n R= ∑Ri 3.1.1.2. Mức trích lập DPRR TD theo TT 02/2013/TT-NHNN a. Mức trích lập DP cụ thể
Trong đó:
- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
- ∑i=1 Ri: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
43
nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i;
Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
* Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
J Nhóm 1: 0%; J Nhóm 2: 5%; J Nhóm 3: 20%; J Nhóm 4: 50%; J Nhóm 5: 100%. b. Mức trích lập DP chung
Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
J Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài.
J Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.
Như vậy, dự phòng RRTD theo chế độ hiện hành của Việt Nam là sử dụng tỷ lệ cố định cho giá trị khoản vay và giá trị tài sản bảo đảm. Phương pháp này dù được đánh giá là đơn giản trong thực hiện nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế về mặt chất lượng thông tin tài chính và chưa theo kịp với trình độ phát triển chung trong
STT Ngân hàng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
CP DP RRTD LNT từ HĐKD sau DP RRTD CP DP RRTD LNT từ HĐK D sau DP RRTD CP DP RRTD LNT từ HĐK D sau DP RRTD 1 BIDV 8,883 7,502 15,647 8,164 18,259 8,918 “2 Vietinbank 4,915 8,313 8,280 8,350 7,692 6,365 ^3 Vietcombank 6,387 8,237 6,188 11,021 7,400 18,016 ~4 MB 1,934 3,711 2,961 5,355 2,741 7,030 44 hoạt động tín dụng của quốc tế.
3.1.2. Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, góp