KHÁI QUÁT VỀ MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN GIẢM GIÁ TRỊ KHOẢN CHO VAYVÀ PHẢI THU THEO CHUAN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ MỚIVỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (IFRS 9) VÀ KHẢ NANG ÁP DỤNGTẠI CÁC TÔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM (Trang 49 - 99)

Do hạn chế về thời gian và năng lực, tác giả lựa chọn phương pháp điều tra là gửi bảng hỏi dưới dạng gửi phiếu điều tra trực tiếp trên docs.google.com và phiếu điều tra trực tiếp qua email tới 05 nhóm (mối nhóm 40 phiếu điều tra)

Nhóm Quản lý chính sách được chọn vì họ là những người nghiên cứu, soạn thảo chính sách tầm vĩ mô.

Nhóm Nghiên cứu/giảng dạy được chọn vì họ có kiến thức và nhận thức rõ tầm quan trọng của nghiên cứu.

Nhóm Tài chính - Ngân hàng được chọn vì đây là nguồn nhân lực làm việc trực tiếp trong các TCTD, trực tiếp liên quan đến công tác đánh giá chất lượng tín dụng và trích lập DPRR.

Nhóm Kế toán - Kiểm toán được chọn vì họ áp dụng các chuẩn mực kế toán rộng rãi để cung cấp các dịch vụ có liên quan.

Nhóm Sinh viên được chọn vì đây là nguồn nhân lực tương lai, có nhiều điều kiện được học tập, tìm hiểu các CMKT quốc tế

38

Tài chính - Ngân

hàng 40 33 25 8 83% 63%

Kế toán - Kiểm toán 40 14 11 3 35% 28%

Sinh viên 40 4 2 2 10% 5%

(Nguồn: Kêt quả khảo sát của tác giả)

Tỷ lệ phản hồi cao là của nhóm Nghiên cứu - Giảng dạy, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán cho thấy thành phần tham gia khảo sát chủ yếu là những người làm việc trực tiếp và có hiểu biết nhất định về kế toán giảm giá trị và trích lập DPRRTD.

Theo kết quả khảo sát thông tin cá nhân, số năm kinh nghiệm của những người tham gia khảo sát chủ yếu rơi là từ 1 năm đến dưới 3 năm (17,9%), từ 3 năm đến dưới 5 năm (31,3%), từ 5 năm đến dưới 10 năm (17,9%). Vì vậy, kết quả của cuộc khảo sát này chủ yếu là của những người trẻ, có cơ hội được học hỏi và tiếp cận với CM KTQT sớm.

Tổng hợp phiếu trả lời phỏng vấn từ những người tham gia khảo sát, điểm số “Người trả lời đồng ý” đã được tính toán trên cơ sở hạng 4 (Đồng ý) và hạng 5 (Rất đồng ý) theo thang đo 5 điểm Likert. Tương tự, điểm số “Người trả lời không đồng

39

ý” được tính từ hạng 1 (Rất không đồng ý) và hạng 2 (Không đồng ý). TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã tổng kết một vài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới về khả năng áp dụng và tác động của kế toán giảm giá trị khoản cho vay và phải thu theo IFRS 9 tới các TCTD, từ đó thấy được khoảng trống nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết trong quá trình triển khai áp dụng IFRS 9 tại các TCTD ở Việt Nam. Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, tác giả cũng lựa chọn phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu để thực hiện một cuộc điều tra khảo sát lấy ý kiến của 05 nhóm đối tượng có liên quan đến việc triển khai áp dụng IFRS 9.

40

CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP Dự PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

3.1.1. Khái quát về khung pháp lý kế toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành do Bộ tài chính ban hành được hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đánh giá là đã tuân thủ khoản 95% chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại mới chỉ tuân thủ khoảng 50% chuẩn mực kế toán quốc tế. Nguyên nhân là do hoạt động của TCTD là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, đối tượng chủ yếu là các công cụ tài chính nhưng hiện tại VAS vẫn chưa có chuẩn mực kế toán về các công cụ tài chính tương ứng với các chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày, ghi nhận, và đo lường công cụ tài chính mà thay vào đó là quy định về nghiệp vụ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành.

Các văn bản quy định về việc phân loại nợ và trích l ập dự phòng rủi ro, được thể hiện ở các khía cạnh sau: đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phương pháp phân loại nợ và tính tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Nngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN qui định việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2013. Một số điều của TT 02/2013/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung tại TT 09/2014/TT-NHNN, hiệu lực thi hành từ 20/3/2014.

Số lần cơ cấu/ Số ngày quá hạn Dưới 10 ngày Từ 10 đến 90 ngày Từ 91ngày đến 180 ngày Từ 181 ngày đến

360 ngày Trên 360ngày Không cơ cấu lại Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Gia hạn nợ lần đầu Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 41

Nếu như trước đây, NHNN Việt Nam mới chỉ quy định một mức sàn chung mang tính định lượng cho tất cả các TCTD thì từ QĐ 493/2005, các TCTD đủ khả năng và điều kiện được phép chọn một trong 2 phương pháp phân loại nợ: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Quy định chi tiết tại Điều 10, Điều 11 - TT 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung tại TT 09/2014/TT-NHNN.

• Phương pháp định tính

V Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

V Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

V Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.

V Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

V Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

• Phương pháp định lượng: Kết quả phân loại nợ được tổng hợp trong bảng

sau

42

Cơ cấu nợ lần 2 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Cơ cấu nợ từ lần thứ 3 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 công thức sau: n R= ∑Ri 3.1.1.2. Mức trích lập DPRR TD theo TT 02/2013/TT-NHNN a. Mức trích lập DP cụ thể

Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

- ∑i=1 Ri: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

43

nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r

Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

* Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

J Nhóm 1: 0%; J Nhóm 2: 5%; J Nhóm 3: 20%; J Nhóm 4: 50%; J Nhóm 5: 100%. b. Mức trích lập DP chung

Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:

J Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài.

J Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.

Như vậy, dự phòng RRTD theo chế độ hiện hành của Việt Nam là sử dụng tỷ lệ cố định cho giá trị khoản vay và giá trị tài sản bảo đảm. Phương pháp này dù được đánh giá là đơn giản trong thực hiện nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế về mặt chất lượng thông tin tài chính và chưa theo kịp với trình độ phát triển chung trong

STT Ngân hàng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

CP DP RRTD LNT từ HĐKD sau DP RRTD CP DP RRTD LNT từ HĐK D sau DP RRTD CP DP RRTD LNT từ HĐK D sau DP RRTD 1 BIDV 8,883 7,502 15,647 8,164 18,259 8,918 “2 Vietinbank 4,915 8,313 8,280 8,350 7,692 6,365 ^3 Vietcombank 6,387 8,237 6,188 11,021 7,400 18,016 ~4 MB 1,934 3,711 2,961 5,355 2,741 7,030 44 hoạt động tín dụng của quốc tế.

3.1.2. Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, góp phần tạo nguồn thu nhập chính cho ngân hàng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và ngành Ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Theo Ngân hàng Nhà nước , năm 2018, tín dụng tăng 14% thấp hơn nhiều so với mục tiêu 17% đặt ra hồi đầu năm. Đây là mức tăng trưởng tín dụng bất ngờ, thấp hơn so với các năm trước đó (năm 2015 là 17,29%; năm 2016 là 18,71%, năm 2017 là 18.17%), được coi là kỷ lục trong điều hành của NHNN trong mấy chục năm gần đây. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tín dụng tăng 7,33%. Mức tăng này xấp xỉ mức tăng của năm 2018. NHNN thực hiện kiểm soát tăng trưởng tín dụng rất quyết liệt, có mục tiêu dài hạn, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi vì, TTTD quá nhanh dễ dẫn đến không kiểm soát được chất lượng tín dụng và gây ra một số hệ lụy cho hệ thống ngân hàng như nợ xấu tăng cao, lợi nhuận sụt giảm, khả năng thanh toán giảm. Rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt khi đặt mục tiêu TTTD là rủi ro tín dụng (RRTD), do đó trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để bù đắp những tổn thất mà RRTD gây ra.

45

Bảng 3.2. CPDPRR TD và lợi nhuận thuần của 10 NHTM giai đoạn 2016-2018

VPBANK 2,165 3,403 2,780 5,627 3,732 7,934 ~6 Sacombank 665 97 716 1,484 1,342 2,067 ~7 Techcombank 3,660 3,434 3,602 7,057 1844 9,855 ~8 ACB 1,207 1,601 2,466 2,606 901 6,353 “9 VIB 606 698 350 1,405 653 2,763 10 OCB 329 484 256 1,019 944 2,203 TỔNG CỘNG 30,751 37,480 43,246 52,088 45,508 71,504

(Nguồn: BCTC riêng lẻ các NHTMgiai đoạn 2016-2018)

Thống kê từ BCTC riêng lẻ của 10 NHTM, giai đoạn 2016 - 2018, CP DP RRTD, LN thuần sau khi trích lập DP RRTD tăng về số tuyệt đối qua các năm. Năm 2018, CP DPRR TD của 10 NHTM khảo sát ở mức 45.508 tỷ đồng, tăng 5,23% so với năm 2017 (43.246 tỷ đồng). Xét về tỷ trọng, CP DPRR TD chiếm 38,89% lợi nhuận thuần từ HĐKD của các ngân hàng. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng lợi nhuận làm ra, các ngân hàng phải chi khoảng 39 đồng để trích lập dự phòng rủi ro. Mặc dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn bào mòn hơn 1/3 lợi nhuận thuần của

Năm VAS IAS/IFRS Chênh lệch 46

10 NHTM được kháo sát năm 2018, nhưng xét về tổng thể thì tỷ trọng của loại chi phí này so với LN thuần có xu hướng giảm (năm 2017 là 45,36%, năm 2016 là 45,07%, năm 2015 là 47,65%).

Tuy CP DPRRTD là khoản ăn mòn lợi nhuận của các ngân hàng nhưng dòng tiền của ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi đây là chi phí không chi bằng tiền mặt của ngân hàng và chỉ đơn thuần được tạo lập bởi một nghiệp vụ kế toán. Mặt khác, khoản chi phí này là bắt buộc theo quy định của các ngân hàng nhằm xử lý nợ xấu. Khi ngân hàng xử lý bằng cách thu hồi một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hoàn nhập vào dự phòng hoặc hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Trích lập dự phòng là một tấm “đệm” để phòng ngừa rủi ro và là công cụ hữu hiệu để xử lý khi xảy ra nợ xấu.

Nói như vậy không có nghĩa các ngân hàng sẽ tăng trích lập dự phòng vì thông thường tổ chức kinh doanh nào cũng mong muốn được báo cáo kết quả kinh doanh tích cực thể hiện qua con số lợi nhuận cao. Lợi nhuận khả quan sẽ mang đến niềm tin của cổ đông, kỳ vọng vào cổ phiếu của nhà đầu tư. Với cổ đông, đặc biệt là nhóm đầu tư ngắn hạn, trích lập dự phòng rủi ro là một "gánh nặng", vì trích càng nhiều, lợi nhuận ngân hàng càng "teo tóp" làm ảnh hưởng đến việc chia cổ tức. Cùng với đó, lợi nhuận trên báo cáo suy giảm thì trong ngắn hạn, sức hấp dẫn của cổ phiếu của các ngân hàng đó cũng sẽ giảm theo.

Vì vậy, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc thận trọng khi tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo kết quả kinh doanh, đảm bảo lợi ích các bên liên quan và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chế độ kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về DP RRTD làm mức trích DP RRTD thấp hơn mức cần thiết nếu tính theo IAS/IFRS. Để minh hoạ, tác giả đã thu thập số liệu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có công bố báo cáo tài chính theo IAS/IFRS trên website chính thức vpbank.com.vn.

47

Bảng 3.3. CP DPRR cho vay KH theo VAS và IAS/IFRS

giai đoạn 2014 - 2017 tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Tuyệt đối Tương đối 2014 1,123,140 1,821,573 698,433 62.2% 2015 1,741,774 3,762,180 2,020,406 116.0% 2016 2,089,962 6,644,199 4,554,237 217.9% 2017 3,147,404 8,287,606 5,140,202 163.3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của VP Bank)

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Kết quả khảo sát về thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo TT 02/2013/TT-NHNN tại các tổ chức tín dụng Việt Nam

Khi được hỏi về việc các NHTM tại Việt Nam có tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của TT 02/2013/TT-NHNN về trích lập DPRR TD hay không, có đến 65 câu trả lời có thể sử dụng được. Trong đó, có 38 phản hồi đồng ý (chiếm 58,46%) và 02 phản hồi không đồng ý (chiếm 3%). Kết quả này cũng cho thấy nhận định của phần lớn người tham gia trả lời là các NHTM đang thực hiện trích lập DPRR TD theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với thực tế được thể hiện trên chỉ tiêu DPRRTD của các NHTM trên BCTC. Với câu hỏi trích lập DPRRTD theo TT 02 đánh giá đúng mức độ rủi ro trong hoạt động của NHTM, có 37 phản hồi đồng ý (chiếm 56.92%) và 5 phản hồi không đồng ý (chiếm 7.7%). Có thể thấy, ở một góc độ nào đó, TT 02/2013/TT-NHNN được nhận định là phù hợp để đánh giá RRTD trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam.

Lựa chọn Phản hồi đồng ý (lựa chọn mức 4 và 5) % Phản hồi không đồng ý (lựa chọn mức 1 và 2)

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN GIẢM GIÁ TRỊ KHOẢN CHO VAYVÀ PHẢI THU THEO CHUAN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ MỚIVỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (IFRS 9) VÀ KHẢ NANG ÁP DỤNGTẠI CÁC TÔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM (Trang 49 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w