Tại Việt Nam, tuy một số ngân hàng đã chủ động thực hiện kế toán dự phòng rủi ro tín dụng và phát hành đồng thời hai báo cáo theo chế độ kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng nhìn chung các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn chưa thể áp dụng rộng rãi. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thông tin tài chính bao là động lực để Việt Nam gấp rút chuẩn bị những điều kiện cần thiết nhằm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 trong kế toán dự phòng rủi ro tín dụng.
Có rất nhiều các bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và cả ở Việt Nam về khả năng áp dụng IFRS trong đó có IFRS 9. Có thể kể đến như bài nghiên cứu tác giả Louise Klefvenberg, Viktoria Nordlander trong “IFRS 9 replacing IAS 39 - a study about how the implementation of the ECL Model in IFRS 9 is believed to impact comparability in accounting”, của Tiến sĩ Phan Thị Hồng Đức trong bài báo “Perceptions Towards International Financial Reporting Standards (IFRS): The Case of Vietnam ”, tác giả Nguyễn Thị Tùng Ngân trong luận văn thạc sĩ “Perceptions of accounting professionals towards the prospects of implementing fair value under IFRS in Vietnamese accounting system: A quantitative study of accounting professionals in Vietnam” hay như luận văn tốt nghiệp đại học của tác giả Hoàng Thị Thu Hà “Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS/IFRS và khả năng áp dụng cho các NHTM Việt Nam ”. Các tác giả trên đều có sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra mô tả bảng hỏi để tìm hiểu quan điểm của các chuyên gia kế toán - kiểm toán, những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông qua các bảng hỏi, nhờ đó đưa đến cái nhìn khách quan hơn về vấn đề được đặt ra trong từng bài nghiên cứu. Đây cũng là phương pháp có thể điều tra được trên diện rộng, không giới hạn
36
về mặt địa lý, có thể thu thập ý kiến từ nhiều người trong thời gian ngắn, dễ dàng trong việc tổng hợp kết quả điều tra.
Nhận thấy những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu điều tra mô tả bảng hỏi, tác giả đã quyết định tiến hành khảo sát để tìm hiểu sâu hơn quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán - tài chính ngân hàng về triển vọng áp dụng IFRS 9 vào kế toán dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, cũng như đánh giá những thách thức mà các cơ quan nhà nước và hệ thống NHTM Việt nam phải đối mặt. Các câu hỏi được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:
Phần 1: bao gồm 04 câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4) nhằm đánh giá quy định về việc trích lập DPRR và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại TT 02/2013/TT-NHNN
Phần 2: bao gồ m 05 (từ câu 5 đến câu 9) nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về sự cần thiết và khả năng áp dụng IFRS 9 vào kế toán sự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Phần 3: bao gồm 05 câu hỏi (từ câu 10 đến câu 14)) nhằm đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đưa ra để Việt Nam có thể áp dụng IFRS 9 trong kế toán dự phòng rủi ro tín dụng.
So với các nghiên cứu cùng đề tài của các tác giả đã kể ở trên, bảng hỏi này được xây dựng có khảo sát tình hình trích lập DPRRTD theo chế độ và quy định hiện hành tại Việt Nam, tiến hành khảo sát khi CMKTQT IFRS 9 đã có hiệu lực trên toàn thế giới và được nhiều quốc gia áp dụng thực hiện. Các câu hỏi này được chọn để:
- Đánh giá khái quát tình hình trích lập DPRRTD tại các NHTM trong điều kiện KTXH Việt Nam hiện nay, qua đó thấy được những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng hiện tại.
Nhóm Số lượng Tỷ lệ Gửi diều tra Phản hồi Phản hồi có thể sử dụng Phản hồi không thể sử dụng Phản hồi Phản hồi có thể sử dụng Quản lý chính sách 40 6 5 1 15% 13%
Nghiên cứu - Giảng
dạy 40 9 9 0 23% 23%
37
toán, kiểm toán về khả năng áp dụng của chuẩn mực kế toán quốc tế mới về công cụ tài chính trong điều kiện KTXH Việt Nam để tìm ra phương pháp áp dụng chuẩn mực mới này một cách hiệu quả và phù hợp
Trong mỗi câu hỏi đưa ra, người tham gia sẽ có năm lựa chọn biểu thị mức độ đồng ý hay không đồng ý với các nhận định có sẵn (thang đo 5 điểm Likert). Nội dung chi tiết phiếu khảo sát được trình bày trong phần phụ lục.