Đặc điểm của huy độngtiền gửi dân cư đối với các Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0898 huy động tiền gửi dân cư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện văn giang hưng yên II (FILE WORD) (Trang 28 - 29)

1.2.1. Khái niệm huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại

Huy động tiền gửi dân cư là hoạt động mà các NHTM rất quan tâm, chú trọng khai thác nguồn vốn này bằng rất nhiều các hình thức huy động khác nhau, do đó, rất khó để có thể tìm ra một định nghĩa bao quát hết được tất cả các mảng nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư.

Do vậy, tác giả đưa ra khái niệm về huy động tiền gửi dân cư: “Huy động tiền gửi dân cư là hoạt động ngân hàng thu hút các khoản tiền chưa sử dụng của dân cư bằng nhiều hình thức khác nhau với cam kết nắm giữ an toàn và hoàn trả đủ gốc, lãi đúng theo thỏa thuận”.

1.2.2. Đặc điểm của huy động tiền gửi dân cư đối với các Ngân hàngthương mại thương mại

Thứ nhất, huy động tiền gửi dân cư có tính thanh khoản cao. Với số lượng khách hàng dân cư là rất lớn đòi hỏi ngân hàng luôn luôn sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu thanh toán khi khách hàng có nhu cầu, cả khi đó là khoản tiền gửi chưa đến hạn thanh toán. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

Thứ hai, nguồn vốn huy động từ dân cư có tỷ trọng lớn trong tổng

nguồn vốn huy động của NHTM và đây thường là mục tiêu mà các NH đặt ra trong kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của ngân hàng mình.

Mặc dù số tiền gửi của một cá nhân nhỏ hơn nhiều so với đối tượng khác như các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,...nhưng số lượng cá nhân gửi

tiền trong toàn xã hội lại là rất lớn. Do đó nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM.

Tiền gửi thanh toán của đại bộ phận dân cư mục đích là để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc sản xuất kinh doanh nên nó được luân chuyển liên tục không cố định, không vì mục tiêu sinh lời. Do đó những khoản tiền này được duy trì trong thời gian ngắn.

Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư của NHTM là các khoản tiền gửi tiết kiệm CKH. Các khách hàng thường có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn dưới 12 tháng để có thể vừa hưởng lãi suất vừa có thể linh hoạt rút tiền khi có nhu cầu cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn lãi suất mà NH chi trả. . Đồng thời, gửi kỳ hạn ngắn cũng là yếu tố giúp khách hàng có thể linh hoạt điều chỉnh kỳ hạn gửi khi lãi suất ngân hàng có biến động. Do vậy, người dân thường lựa chọn gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn.

Thứ tư, nguồn vốn huy động từ dân cư có tính ổn định hơn so với

nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế khác

Dân cư gửi tiền vào NHTM phần lớn là dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm với lãi suất và thời hạn được xác định khi gửi tiền. Khi có nhu cầu đột suất, người dân có thể tất toán trước hạn nhưng phần lớn khách hàng gửi tiền cho đến khi đáo hạn để lấy lãi hoặc gia hạn. Do đó, kỳ hạn gửi thực tế của các khoản tiền gửi dân cư thường dài hơn kỳ hạn ghi trên sổ tiết kiệm (hay còn gọi là kỳ hạn danh nghĩa). Ngược lại, phần lớn tiền gửi của tổ chức kinh tế được duy trì trên tài khoản thanh toán, chỉ chiếm phần nhỏ và kỳ hạn thường ngắn do nhu cầu về thanh toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng khách hàng này liên tục và chủ yếu. Do đó vốn huy động từ dân cư ổn định hơn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.

Một phần của tài liệu 0898 huy động tiền gửi dân cư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện văn giang hưng yên II (FILE WORD) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w