Vụ án dâm ô trong thang máy của bị cáo Nguyễn Hữu Linh đã đi đến hồi kết với Bản án 1 năm 6 tháng tù giam. Nhưng phía sau đó, nhiều vấn đề nhức nhối đã và đang đặt ra trong lĩnh vực tư pháp nói riêng và trong xã hội nói chung bởi vụ án dâm ô này chỉ là một phần rất nhỏ trong bề nổi của tảng băng chìm. Và chắc hẳn, tảng băng ấy sẽ ngày càng lớn hơn nữa nếu bản thân nạn nhân và gia đình cứ giữ im lặng, cơ quan chức năng không đi đến tận cùng trên con đường kiếm tìm công lý và dư luận xã hội có những thái độ thờ ơ, miệt thị đối với người bị hại. Với tư cách là những sinh viên luật, trước vấn đề này chúng tôi xin đưa ra những quan điểm, bình luận của mình như sau:
Về phía gia đình nạn nhân, trong vụ việc này, ngay từ ban đầu họ không muốn làm lớn chuyện vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của con em mình, vì thế họ “quyết định hòa giải và đề nghị không cung cấp thông tin ra bên ngoài”63. Có thể thấy, tâm lý chung của nạn nhân và gia đình là sợ những lời bàn tán, đàm tiếu từ dư luận xã hội ảnh hưởng đến tinh thần, danh dự mà khước từ quyền lợi hợp pháp của mình, cụ thể được quy định trong khoản 1 điều 30 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Nhưng khi nhìn lại, chính hành động tưởng chừng như bảo vệ cho con em mình lại tiếp tay cho cái ác. Bởi suy cho cùng, người bị tổn thương nặng nề nhất cả về thể chất lẫn tinh thần ở đây vẫn là đứa trẻ. Giả định: Nếu em bé không đem sự việc kể lại với gia đình cũng như nếu gia đình nạn nhân và ông Linh tự hòa giải thành công, không đưa sự việc ra pháp luật thì những tổn thương ấy sẽ còn mãi về sau. Vì tránh né những áp lực hôm nay mà những ám ảnh đeo đuổi em đến suốt cuộc đời. Hành động ấy hôm nay là dâm ô nhưng vì không bị lên án, tố cáo nên ngày mai sẽ là cưỡng dâm, là hiếp dâm. Nạn nhân hôm nay là con em của gia đình này, ngày mai sẽ là con em của nhiều gia đình khác.
Còn nhớ vụ án về cái chết của bé Lê Thị Nhật Linh làm dư luận cả trong và ngoài nước rúng động, xót xa đến tột cùng năm 201764. Chính tội ác xâm hại tình dục đã cướp đi mạng sống của một đứa trẻ lên 9 con nhiều ước mơ và khát vọng phía trước. Tuy nhiên, cái giá mà thủ phạm phải trả là án tù chung thân. Suốt 4 năm ròng rã, gia đình em không một phút giây nào ngơi nghỉ trên con đường tìm lại công lý cho con gái mình, đấu tranh để thủ phạm lãnh mức án cao nhất. Đầu 63 Quốc Thắng, tldd
64 Tóm tắt vụ án về bé Lê Thị Nhật Linh: Sáng 24/03/2017, tại thành phố Matsudo, tỉnh Chiba, Nhật Bản, bé Nhật Linh, học sinh lớp 3 bị mất tích khi đang đi bộ tới trường . Sau 2 ngày tìm kiếm, thi thể em
được phát hiện ở một con mương gần đó. Thủ phạm giết hại bé gái người Việt được xác nhận là Yasumasa Shibuya, 46 tuổi, hội trưởng phụ huynh tại trường tiểu học của bé Linh. Theo cáo trạng, Shibuya đã bắt cóc bé Linh lên xe hơi của mình khi thấy em trên đường. Sau đó, hắn đã tấn công tình dục nạn nhân, siết cổ rồi bỏ thi thể gần rãnh nước. Ngày 28/11/2017, phiên tòa sơ thẩm xét xử Yasumasa Shibuya đã được diễn ra tại tòa án tỉnh Chiba. Kẻ thủ ác nhận án tù chung thân. Ngày 26/9/2020, phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng vẫn chưa đưa ra được kết luận.Vào sáng ngày 23/3/2021, toà án cấp cao Tokyo đã đưa ra kết luận chính thức sau xét xử phúc thẩm Yasumasa Shibuya. Theo đó, Thẩm phán tuyên bố giữ nguyên quyết định tại toà sơ thẩm là tù không thời hạn và bác kháng cáo của cả bên công tố và bên bào chữa. Lý do tòa quyết định giữ y án chung thân, không tăng nặng lên tử hình là vì "không phù hợp luật pháp" và "không hợp lý khi phiên sơ thẩm đã không đưa ra bản án tử hình".
năm 2018, mỗi sáng, anh Lê Anh Hào, cha bé Nhật Linh, ngày nào cũng đứng tại các ga tàu điện ngầm, điểm đông người xin chữ ký để gửi lên tòa án Nhật Bản yêu cầu trừng phạt nghiêm khắc kẻ sát hại bé. Mẹ bé, chị Nguyễn Thị Nguyên, thì lên mạng xã hội kêu gọi, vận động mọi người góp chữ ký.65
Phải chăng, khi đối diện với hậu quả thương tâm nhất, người ta mới nhận ra quyền con người quan trọng đến nhường nào? Qua hành động trên của gia đình nạn nhân, có thể thấy nhận thức về pháp luật của một bộ phận những người dân chưa đầy đủ. Họ chưa hiểu, biết và nắm rõ được các quyền cơ bản của một con người, việc này dẫn đến sự thờ ơ thậm chí là xem nhẹ đối với những quyền Hiến định thuộc nhóm quyền dân sự cơ bản trong Hiến pháp 2013. Khi bản thân những người bị hại không xem trọng quyền lợi của chính mình thì kì thực một hệ thống pháp luật có tiên tiến và văn minh cách mấy cũng không thể bảo vệ họ.
Về phía thủ phạm, một lần nữa xin được nhấn mạnh lại, Nguyễn Hữu Linh là luật sư đoàn luật sư Đà Nẵng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó viện trưởng VKS Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông Linh cũng từng là Trưởng ban "Vì sự tiến bộ Phụ nữ", VKS Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông Linh - một người biết luật, hiểu luật đã từng dành cả sự nghiệp của mình đi tìm công lý cho người khác lại có thể thản nhiên bao biện cho hành vi thiếu đạo đức của mình là “Có ôm hôn bé gái 2 lần vì thấy dễ thương chứ không có ý định xâm hại”66 đã khiến dư luận thêm bất bình. Sau quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, ông Linh y án 1 năm 6 tháng tù giam cho tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Một năm sau đó, dư luận một lần nữa rúng động bởi vụ án Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn - Đinh Bằng My dâm ô hàng loạt nam sinh ở Phú Thọ67. Trước lúc bị bắt, ông khẳng định trên VTV rằng: “Ở trường nội trú, các thầy cô luôn coi học sinh như con em của mình, nên không bao giờ có chuyện đó xảy ra". Thế nhưng khi sự thật được phơi bày, cả dư luận không khỏi kinh hãi trước hành vi vô đạo đức của hắn: Lấy lý do hỏi thăm tình hình học tập, gia đình hoặc nhắc nhở các học sinh vi phạm kỷ luật, Đinh Bằng My đã gọi chín nam học sinh đều học từ lớp 7, lớp 8 và lớp 9 lên phòng làm việc của mình để thực hiện hành vi xâm hại tình dục. Sau mỗi lần thực hiện hành vi dâm ô với các học sinh, Đinh Bằng My thường cho các cháu ăn bánh, kẹo, hoa quả hoặc cho tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng và dặn các cháu không được nói chuyện với bất kỳ ai. Sau quá trình điều tra xét xử, TAND tuyên phạt bị cáo Đinh Bằng My 3 năm 6 tháng tù đối với tội danh “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”; 4 năm 6 tháng tù đối với tội “Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là 8 năm tù.68 Cả hai vụ án này, ta nhận thấy một điểm chung: Thủ phạm trong hai vụ án này, người làm trong ngành tố tụng, người làm trong ngành giáo dục - đều là những người có học thức, có địa vị trong xã hội, mà đau lòng hơn cả, họ chính là những người được nhà nước, xã hội phân công trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm và tệ nạn bên ngoài. Đây chính là hồi chuông cảnh báo cho sự suy đồi nghiêm trọng về mặt đạo đức của một bộ phận có hiểu biết, có địa vị đến mức coi thường pháp luật. Chúng đã lợi dụng địa vị, quyền lực và sự tín nhiệm mà xã hội trao cho để thực hiện hành vi phạm tội, làm xói mòn niềm tin của người dân đối với xã hội. Trước những sự việc nhức nhối như thế, công cụ pháp luật cần được cơ quan công quyền vận dụng, xử trí một cách nhanh chóng và nghiêm minh. Đồng thời, pháp luật cũng cần có những quy định về tăng nặng hình phạt, áp dụng mức án kịch khung với kẻ biết luật mà phạm luật, nghiêm trị để răn đe.
65 Thúy Hằng, ‘Bé Nhật Linh bị sát hại: Nghẹn ngào tấm bằng tốt nghiệp trao sau 3 năm’, Báo Tuổi trẻ, (07/04,2020), <https://bit.ly/2Qg9T0S>, truy cập ngày 19/04/2021 66 Quốc Thắng, ‘Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố vì dâm ô bé gái trong thang máy’, Báo VN Express, (21/04/2019), <https://bit.ly/3tSPoG9>, truy cập ngày 19/4/2021
67 Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, bị cáo Đinh Bằng My, sinh năm 1961, ở thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, là Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú
huyện Thanh Sơn từ ngày 1-7-2014. Từ cuối năm 2016 đến tháng 12-2018, lấy lý do hỏi thăm tình hình học tập, gia đình hoặc nhắc nhở các học sinh vi phạm kỷ luật, Đinh Bằng My đã gọi chín nam học sinh đều học từ lớp 7, lớp 8 và lớp 9 lên phòng làm việc của mình, tại khu điều hành của trường để thực hiện hành vi xâm hại tình dục. Tại cơ quan điều tra, Đinh Bằng My đã khai nhận toàn bộ hành vi xâm phạm tình dục đối với chín nam sinh, có nam sinh bị My xâm hại đến sáu lần. Đinh Bằng My cũng khai nhận, bản thân có vấn đề về sinh lý, nên rất thích sờ, nắn dương vật của các học sinh nam. Bản thân Đinh Bằng My nhận thức được rằng hành vi này là vi phạm pháp luật, nhưng vì nhu cầu của bản thân nên đã có những hành vi như trên. Và sau mỗi lần thực hiện hành vi dâm ô với các học sinh, Đinh Bằng My thường cho các cháu ăn bánh, kẹo, hoa quả hoặc cho tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng và dặn các cháu không được nói chuyện với bất kỳ ai. Đinh Bằng My bị cơ quan chức năng bắt tạm giam từ ngày 15-12-2018 đến 31-5-2019 và được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thanh Sơn thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Đến ngày 19-8-2019, Đinh Bằng My bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ bắt tạm giam.Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tuyên án Đinh Bằng My với tổng mức hình phạt là 8 năm tù về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi"
Quay trở lại vụ án của Nguyễn Hữu Linh, cũng như qua phân tích chi tiết về những tình tiết trong vụ án phía trên. Có thể nhận thấy, hệ thống pháp luật mà đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự còn nhiều lỗ hổng và thiếu sót như: việc đưa ra những khái niệm mơ hồ, giới hạn các hành vi phạm tội không giúp cho điều luật trở nên rõ ràng hơn mà ngược lại còn tạo ra nhiều lỗ hổng để các đối tượng lợi dụng, khiến cho các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong xét xử. Đồng thời, thái độ ban đầu của các cơ quan chức năng vẫn còn xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của vụ việc, thiếu kịp thời, linh hoạt trong điều tra xét xử vụ án . Tuy nhiên, sau khi được vụ việc này được được tuyên án thì đây có thể được xem như một “án lệ”. Theo ông Dương Ngọc Hải, Phó trưởng ban Nội chính Thành ủy Tp.HCM đánh giá: “Vụ án Nguyễn Hữu Linh sẽ là vụ mà các cơ quan tố tụng tích lũy được kinh nghiệm để xử lý, giải quyết các vụ án khác”69. Để kịp thời phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên và triển khai thực hiện các quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) đã khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết các vụ án liên quan đến xâm hại tình dục hoặc có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng, cụ thể là Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 20/9/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Việc ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết các tội phạm này. Qua đó, TANDTC đã nhận được những đánh giá, phản hồi tích cực trong hệ thống Tòa án, các cơ quan tố tụng, cơ quan, tổ chức khác và dư luận xã hội.70 Bởi lẽ, sớm tìm ra được chân tướng sự thật cũng như giành lại được công bằng cho người bị hại, đặc biệt là trẻ em chính là điều mà cả nạn nhân và công luận luôn mong mỏi, qua đó góp phần xoa dịu được phần nào những nỗi đau, những bức xúc, sợ hãi mà họ phải gánh chịu.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kết quả khả quan đã đạt được, thì vụ án này cũng đặt ra một vấn đề đáng lưu tâm cho cả chính quyền cũng như toàn xã hội: Trong khi tại Việt Nam có đến Trong khi đó, theo Luật Trẻ em 2016, tại Việt Nam đang có tới... 17 cơ quan, tổ chức, nhóm tổ chức có chức năng bảo vệ và chăm sóc, hỗ trợ trẻ em ở các cấp độ khác nhau, gồm tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Quốc hội, các bộ Lao động - thương binh và xã hội, Tư pháp, Công an, Y tế, Giáo dục đào tạo, Văn hóa - thể thao và du lịch, Thông tin truyền thông, UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam...71Trong hệ thống pháp luật, những quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em không chỉ được quy định trong Hiến pháp mà còn trong các Bộ luật, luật và nhiều văn bản dưới luật khác nhưng lại để vấn nạn này xảy ra một cách ngày càng phổ biến, rộng rãi với tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn thì câu hỏi đặt ra là: “Phải chăng con số 17 cơ quan, tổ chức là quá ít để bảo vệ trẻ em của đất nước này?” hay nguyên nhân nằm ở “Các tổ chức này đã phối hợp hoạt động một cách sát xao, sâu rộng chưa hay vẫn chỉ là những bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, những lời kêu gọi suông và mạnh ai nấy làm?” Ở đây, với tư cách là những sinh viên luật, những người thượng tôn và bảo vệ cho công lý, chúng tôi một lần nữa khẳng định: Trẻ em – đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ, chăm sóc đã được quy định rõ trong Khoản 1, điều 37, Hiến pháp Việt Nam 2013. Vì vậy, các em cần nhận được sự quan tâm và bảo vệ sát sao hàng đầu từ các cơ quan chức năng cũng như toàn thể xã hội. Bằng công cụ pháp luật, chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc, thực tế hơn nữa để dự liệu được những tình huống có thể xảy ra, góp phần lấp các lỗ hổng của pháp luật. Qua đó, với những tội danh liên quan đến xâm hại trẻ em, chúng tôi đồng tình với đề nghị của nhiều chuyên gia pháp luật: “Cần bổ