10. Bố cục luận án
3.2.5. Biện pháp 5: Đánh giá kết quả hình thành các kĩ năng quan sát và sử dụng VLTN trong
VLTN trong HĐCG
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
trình, hiệu quả hoạt động của mình và của bạn trong nhóm lớp, rút ra những kinh nghiệm QS trong các hoạt động tiếp theo.
- Giúp trẻ củng cố các KNQS: Xác định mục đích QS; tiến hành các phương thức QS, mô tả, sử dụng kết quả QS trong hoạt động tạo hình; xem xét và đánh giá hiệu quả QS của mình
- Dựa trên kết quả đánh giá KNQS, GVMN có thể xác định được mức độ thành công trong hướng dẫn, phát triển KNQS cho trẻ, từ đó cùng trẻ phát hiện ra những gì cần kịp thời điều chỉnh và những cách thức điều chỉnh phương thức QS để có thể thành công hơn trong HĐCG.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Bước 1: Khuyến khích trẻ tự xem xét, đánh giá kết quả QS và sử dụng VLTN trong tổ chức hoạt động chắp ghép
Việc hình thành ở trẻ KN và thói quen tự xem xét, đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG của mình và của bạn sẽ tạo cho trẻ cơ hội kiểm chứng lại mức độ phát triển KNQS của bản thân, từ đó trẻ điều chỉnh những hành động, những cách tiếp cận, QS đối tượng phù hợp hơn và vận dụng kết quả QS vào quá trình điều chỉnh hoạt động sử dụng VLTN sáng tạo các sản phẩm chắp ghép một cách hiệu quả nhất.
Việc hướng dẫn trẻ xem xét, đánh giá hiệu quả QS và sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG được diễn ra trong nhiều công đoạn của quá trình trẻ tham gia HĐCG:
+ Từ thời điểm trẻ tiếp xúc ban đầu với VLTN, thu thập thông tin về đặc điểm của các loại VLTN, suy nghĩ liên hệ với đề tài chắp ghép và đối tượng miêu tả để xác định mục đích QS.
+ Trong quá trình trẻ tiến hành các thao tác QS để tìm kiếm thông tin về những đặc điểm chung và đặc điểm thẩm mĩ của VLTN, liên tưởng nội dung miêu tả để hình thành ý tưởng sáng tạo trong HĐCG và suy tính phương thức thể hiện ý tưởng tạo hình đó.
+ Trong quá trình khai thác thông tin, hiểu biết, cảm xúc, biểu tượng đã tích lũy về VLTN và thực hành sử dụng các VLTN vào thể hiện mô hình chắp ghép theo ý tưởng, dự định tạo hình đã chọn.
+ Trong các hoạt động trưng bày và thưởng thức nghệ thuật và ứng dụng sản phẩm HĐCG từ VLTN vào các hình thức vui chơi, học tập ở trường mầm non, cùng nhau nhận xét, đánh giá thẩm mĩ các sản phẩm chắp ghép, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm QS và nhận ra những thành công của quá trình QS.
*/ Khuyến khích trẻ tự đánh giá
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã bắt đầu tự ý thức và đánh giá những hoạt động của bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, để quá trình tự đánh giá bản thân của trẻ phát triển theo hướng tích cực rất cần đến sự quan tâm và hướng dẫn của người lớn. Ban đầu, việc đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của bản thân trẻ phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài, nghĩa là trẻ chưa tự QS, nhận xét và đánh giá bản thân mà phần lớn phụ thuộc vào những lời nhận xét và đánh giá và sự hướng dẫn của người lớn.
- Trước khi tổ chức cho trẻ tự xem xét, đánh giá kết quả QS để sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG, GV và trẻ cần thống nhất rõ: mục đích, yêu cầu của từng hình
thức tổ chức HĐCG, những loại VLTN có thể sử dụng, đây là những căn cứ để trẻ có thể đánh giá bản thân.
- Khi tổ chức cho trẻ tập tự xem xét, đánh giá kết quả quan sát VLTN và hiệu quả sử dụng trong sáng tạo các sản phẩm chắp ghép của mình, trước tiên GV cần động viên trẻ nói về những cảm nhận, mô tả, chia sẻ lại kết quả hoạt động QS trẻ đã thực hiện trong quá trình tổ chức HĐCG, sau đó giúp trẻ so sánh sản phẩm chắp ghép với mục tiêu, nhiệm vụ chắp ghép bằng VLTN mà GV đề ra, khuyến khích trẻ mạnh dạn trình bày những nhận xét của mình về những kết quả QS đã thu được và chỉ ra những thiếu sót cần chỉnh sửa trong từng hoạt động. Giáo viên cùng các bạn trong lớp nên lắng nghe, tôn trọng những chia sẻ của trẻ, gợi mở bằng lời nói thân thiện giúp trẻ chú ý những nội dung cần QS để đánh giá được cụ thể, chi tiết.
Kết quả tự đánh giá hoạt động QS của mình giúp trẻ biết cách kiểm tra hiệu quả những việc mình đã làm được từ đó cảm nhận được khả năng và giá trị của bản thân đồng thời cũng tạo cho trẻ thói quen thường xuyên xem xét để điều chỉnh hoạt động tốt hơn.
Để tránh làm tổn thương trẻ, khiến chúng mất tự tin, GV cần thể hiện thái độ ân cần, thân thiện, vui vẻ trong quá trình nhận xét, khuyến khích, động viên trẻ, tế nhị giúp trẻ nhận ra những gì mình đã làm được và chưa làm được. Không nên chê bai, có những nhận xét gay gắt làm trẻ thất vọng, xấu hổ trước bạn bè. GV luôn là người lắng nghe, thấu hiểu trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ, tạo cho trẻ niềm tin là những kết quả QS mà trẻ đang chia sẻ luôn có giá trị với cô và các bạn trong lớp.
*/ Khuyến khích trẻ đánh giá lẫn nhau
Khuyến khích trẻ tương tác tích cực trong các quá trình tạo hình sẽ hỗ trợ hình thành ở trẻ thói quen cùng nhau QS, xem xét, đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG. Việc ngắm nghía, thưởng thức sản phẩm HĐCG và học hỏi lẫn nhau giúp trẻ xác định được chất lượng và kết quả hoạt động sử dụng VLTN trong quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép của các bạn trong nhóm-lớp, qua đó cũng rèn luyện KNQS cho trẻ. Quá trình nhận xét đánh giá này sẽ giúp trẻ một lần nữa QS và đánh giá lại kết quả HĐCG của mình, biết so sánh sản phẩm chắp ghép từ VLTN của mình với sản phẩm của bạn, từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc sử dụng VLTN sáng tạo sản phẩm chắp ghép của mình đạt hiệu quả hơn nữa.
Giáo viên cần gợi ý cho trẻ tập QS, nhận xét từ những sản phẩm đơn giản của các bài tập chắp ghép theo mẫu rồi dần đến các nhóm sản phẩm tạo hình của các bài tập chắp ghép theo các đề tài để tập đánh giá bài của từng bạn cụ thể rồi đấn bài tập của các nhóm bạn.
GV cần giúp trẻ trao đổi để xác định được nguyên nhân dẫn tới kết quả QS và sử dụng VLTN mà bạn đã đạt được, đồng thời có thể đưa ra những góp ý, chỉ dẫn cho bạn cách khắc phục những hạn chế để điều chỉnh cách thức QS và khai thác kết quả QS đó vào quá trình sáng tạo sản phẩm chắp ghép từ VLTN. GV nên sử dụng các tình huống, các trò chơi kết hợp đưa ra những câu hỏi định hướng giúp trẻ xác định nội dung đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG của bạn.
Ví dụ: Đặt vấn đề:“Các con có thể giúp cô lựa chọn sản phẩm chắp ghép nào đẹp nhất
không? Vì sao con lựa chọn sản phẩm đó”, “Theo con, bạn nên đã chọn đúng VLTN để tạo hình chưa? Bạn nên sử dụng VLTN đó như nào để…?”, “Bạn đã biết cách lựa chọn VLTN
phù hợp với sản phẩm chắp ghép chưa?”, “Muốn lựa chọn VLTN phù hợp với sản phẩm chắp ghép đó bạn phải làm gì?”, “Bạn đã QS và phát hiện ra những đặc điểm nào của VLTN … có phù hợp với ý tưởng chắp ghép? Những phát hiện của bạn đã chính xác chưa?”....
Giáo viên trực tiếp tham gia vào tất cả các hoạt động QS, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của trẻ, luôn chăm chú lắng nghe, thể hiện sự đồng tình, tin tưởng vào kết quả QS và đánh giá của trẻ. GV là người định hướng, điều chỉnh và nhắc nhở những hành động của trẻ theo đúng hướng. Sự tham gia của GV vào quá trình QS và đánh giá sẽ giúp trẻ cảm thấy được quan tâm, được công nhận.
Cuối các hoạt động QS và đánh giá, GV nên nhận xét đánh giá chung về kết quả QS, về hiệu quả tiến hành các phương thức QS mà trẻ đã áp dụng, mối liên hệ giữa kết quả QS với sự thành công trong sử dụng VLTN để sáng tạo trong HĐCG. Bằng những ngôn từ thân thiện, lời nói vui vẻ, GV chỉ ra những thiếu sót và nhấn mạnh những thành tích mà trẻ đã đạt được trong quá trình QS cũng như sử dụng VLTN trong HĐCG. Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng cũng như những lời khích lệ của GV chính là nguồn động lực tạo cho trẻ sự tự tin, tăng tính tích cực chủ động của trẻ và tăng cảm hứng cho quá trình nhận thức.
Bước 2: Giáo viên thường xuyên đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN
Giáo viên thường xuyên đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN để có thể điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm phát triển KNQS cho trẻ.
Khi đánh mức độ phát triển KNQS của trẻ cần phối hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin như: phỏng vấn, trao đổi với GV và trẻ, QS các hành động, thao tác của trẻ trong các hoạt động, các tình huống …Phân tích các thông tin từ những kết quả thu được từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Để đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ, đầu tiên GV phải xác định mục tiêu và những yêu cầu mà trẻ ở độ tuổi này cần đạt về sự phát triển KNQS. Việc đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ cần được thực hiện theo một số bước như sau:
- Thu thập thông tin về mức độ phát triển KNQS và mức độ hiểu biết của trẻ về những đối tượng mà trẻ QS;
- Dựa trên tiêu chí xác định mức độ phát triển và phân loại;
- So sánh mức độ phát triển KNQS hiện tại của trẻ với mức độ trước đó;
- So sánh KNQS hiện tại của trẻ với mục tiêu, yêu cầu về sự phát triển KNQS cần đạt ở trẻ.
Có nhiều cách để tiếp cận lấy thông tin để xác định mức độ phát triển KNQS của trẻ:
- Cách thứ nhất: GV thu thập thông tin về biểu hiện KNQS qua các bài tập đo
nghiệm được xây dựng cho việc đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ, kết hợp đàm thoại trực tiếp cùng trẻ, đặt ra các câu hỏi nhằm xác định mức độ hiểu biết của trẻ về đối tượng QS và cách thức trẻ tiến hành QS các loại VLTN. GV tiến hành đo mức độ phát triển KNQS và đàm thoại riêng với từng trẻ một cách khách quan, chọn địa điểm và không gian quen thuộc để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn.
- Cách thứ hai: Tiến hành QS, theo dõi và đánh giá thường xuyên quá trình thực
quá trình hoạt động của trẻ cần kết hợp với kết quả xem xét, phân tích những sản phẩm chắp ghép từ VLTN của trẻ. Khi đánh giá chất lượng hoạt động QS của trẻ cần trả lời được những câu hỏi như sau:
+ Khi xác định nhiệm vụ QS trẻ có chủ động không? Trẻ có tìm ra các thao tác, hành động khảo sát tiếp cận đối tượng QS (VLTN và các đối tượng miêu tả trong HĐCG) hay cần có sự định hướng của GV?
+ Trẻ thực hiện hành động tri giác khảo sát đối tượng (cầm lên, sờ mó, xoay trở mọi phía, ngắm nhìn, sờ mó) có tỉ mỉ và phù hợp không?
+ Các phương thức sử dụng để QS đối tượng có phù hợp, nhanh và chính xác không? + Những hành động, thao tác tri giác đối tượng QS có ổn định, bền vững không? Chất lượng thông tin về đối tượng QS có chính xác không?
+ Trẻ có biết vận dụng vốn kinh nghiệm và kiến thức (Hệ thống chuẩn cảm giác mà trẻ đã có) của mình vào quá trình QS không?
+ Trẻ có khả năng đánh giá kiểm tra kết quả QS của mình không?
+ Trẻ có khả năng tự phát hiện ra những thiếu sót và lỗi QS hay cần sự giúp đỡ của GV? + Trẻ phát hiện các thông tin về đối tượng QS có chính xác không? Trẻ có khai thác được tối đa các đặc điểm (dấu hiệu) của VLTN trong quá trình tạo hình (sử dụng hình dáng, màu sắc, kết cấu bề mặt, kích thước, cấu trúc, chất liệu,…) của đối tượng QS không?
+ Xem xét kết quả QS: trẻ hoàn thành nhiệm vụ QS ở mức độ nào? + Trẻ có hứng thú và tích cực khi thực hiện nhiệm vụ QS hay không? + Trẻ có hay bị phân tán khỏi mục tiêu và nhiệm vụ khi QS không?
+ Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ có ảnh hưởng như thế nào trong việc tìm kiếm VLTN phù hợp với HĐCG?
+ Trẻ có nhận ra những thiếu sót hay thành công của mình, của bạn trong quá trình QS và sử dụng VLTN cho HĐCG hay không‖?....
Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ và kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG
*/ Thu thập thông tin về nội dung cần đánh giá
- Tổng hợp những thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau: những ghi chép các nhận xét của trẻ, kết quả QS trẻ, kết quả phân tích sản phẩm tạo hình của trẻ. Các dữ liệu được lưu giữ trong túi hồ sơ của từng trẻ. Khi ghi chép GV nên sử dụng phiếu đánh giá từng cá nhân, từng nhóm trẻ riêng biệt dựa vào mục đích đánh giá.
GV có thể thu thập thông tin về KNQS của trẻ, nên phối hợp những cách thức đánh giá, thu thập những thông tin về kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG và mức độ phát triển KNQS của trẻ qua những hoạt động khác trong sinh hoạt hàng ngày như: hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động tham quan, hoạt động lao động, HĐCG tại gia đình (Trao đổi với phụ huynh).
*/ Phân tích thông tin đã thu thập được và ra quyết định đánh giá
Quá trình phân tích thông tin đã thu thập được chính là quá trình đối chiếu biểu hiện mức độ phát triển KNQS của trẻ với các tiêu chí đã xác định ban đầu: Tính đầy đủ khi thực hiện các hành động tri giác đối tượng; Tính chính xác khi thực hiện các hành động tri giác đối tượng; Tính linh hoạt khi thực hiện các hành động tri giác đối tượng; Chất lượng và hiệu quả QS.
Để sự đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ trong HĐCG sử dụng VLTN được khách quan, cần luôn chú ý đến các đặc điểm cá nhân, các kiểu nhận thức và phong cách hoạt động học tập (learning styles) mang tính các biệt của từng trẻ.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
- Hoạt động đánh giá kết quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG và mức độ phát triển KNQS của trẻ phải diễn ra thường xuyên liên tục trong quá trình sử dụng VLTN sáng tạo các sản phẩm chắp ghép của trẻ. Khi đánh giá, GV phải luôn chú ý đến tính khách quan và sự công bằng, giúp trẻ nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mình, những gì đã làm được và những gì còn thiếu sót, chưa hoàn thiện, cần chỉnh sửa mà vẫn duy trì được hứng thú của trẻ cho những hoạt động sau.
- Khi tiến hành hoạt động đánh giá, GV cần tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng, thân thiện giữa GV với trẻ, giữa các trẻ với nhau, giúp trẻ thêm tự tin và mạnh dạn, dễ dàng chia sẻ thông tin một cách cởi mở.