Loại
lợn
Vắc xin và
hoá dược Tuổi lợn
Phòng bệnh và công dụng Cách dùng Liều lượng (ml/con) Lợn con theo mẹ Nova
Amoxcycol 1 ngày Phòng tiêu chảy Uống 0,0005g/con Nova Fe B12,
Nova Amcoli 2 ngày
Bổ sung Fe, B12,
kháng sinh Tiêm bắp 2 Nova
Amoxcicol 3 ngày Phòng tiêu chảy Uống 0,0005g/con
Mycoplasma 7 ngày Suyễn Tiêm bắp 1
Crico 14 ngày Hội chứng còi
cọc Tiêm bắp 2 Nái sinh sản Bio LHC Chửa 10 tuần Dịch tả Tiêm bắp 2 FMD Chửa 12 tuần LMLM Tiêm bắp 2 PRRS Tháng
3,7,11 Tai xanh Tiêm bắp 2
AD Tháng
4,8,12 Dả dại Tiêm bắp 2
3.4.2.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi, quan sát
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày
- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.
- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.
* Kiểm tra thân nhiệt
- Quan sát, cảm nhận bằng tay:
- Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.
- Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. - Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43oC
- Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.
- Dùng bông tẩm cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.
- Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.
- Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.
+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40oC. + Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42oC.
* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.
* Kiểm tra âm đạo
- Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.
+ Trạng thái bình thường: con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.
+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hôi.
* Kiểm tra nước tiểu
+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.
+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái, cán bộ kỹ thuật tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng... Từ đó có các biện pháp điều trị cho lợn nái bị bệnh.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn chết: ∑ số con chết Tỷ lệ chết (%) = x 100 ∑ số con mắc bệnh ∑ số lợn mắc bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh ∑ số con điều trị
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi của Trại, chúng tôi đã tiến hành điều tra qua sổ sách theo dõi đàn lợn trại và trực tiếp điều tra số lượng, chủng loại lợn đang nuôi của trại từ năm 2018 - 2020. Kết quả về tình hình chăn nuôi của trại được trình bày tại bảng 4.1.