- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn chết: ∑ số con chết Tỷ lệ chết (%) = x 100 ∑ số con mắc bệnh ∑ số lợn mắc bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh ∑ số con điều trị
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi của Trại, chúng tôi đã tiến hành điều tra qua sổ sách theo dõi đàn lợn trại và trực tiếp điều tra số lượng, chủng loại lợn đang nuôi của trại từ năm 2018 - 2020. Kết quả về tình hình chăn nuôi của trại được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2018 - 2020
STT Loại Lợn Số lượng (con)
2018 2019 11/2020
1 Lợn đực giống 21 19 25
2 Lợn hậu bị 162 362 379
3 Lợn nái sinh sản 1.123 1.058 983
4 Lợn con 32.565 32.362 18.260
Qua bảng 4.1 cho thấy, số lượng lợn nái và lợn con chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn lợn, đặc biệt là số lượng lợn hậu bị có xu hướng tăng dần từ 162 con (năm 2018) lên tới 379 con (tháng 11/2020), trong khi đó số lợn nái sinh sản lại giảm từ năm 2018 - 11/2020 là 140 con. Như vậy chúng ta thấy số lượng lợn hậu bị tăng, lợn nái sinh sản lại giảm do lượng lợn nái già trong trại nhiều lên đang loại thải ra khỏi trại và tăng số lượng nái trẻ vào trong trại và cũng do trại cũng hoạt động lâu năm lên cơ sở chuồng trại cũng xuống cấp.
Riêng số lợn con lại giảm qua các năm, 2018 số lợn con là 32.565 con so với 11/2020 là 18.260con, giảm 14.305 con qua đó cho thấy số lợn đẻ ra ngày càng giảm. Cùng với sự giảm về số nái sinh sản thì số lợn đực cũng giảm từ năm 2018 là 21 con tới năm 2019 còn 19 con nhưng đến 11/2020 tăng lên 25 con để thích nghi cùng với số lượng nái trẻ vào thêm trong trại
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở thực tập sở thực tập
Số lượng lợn nái đẻ và lợn con em trực tiếp chăm sóc trong thời gian thực tập ở trại được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái đẻ và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại
Loại nái Tháng
Nái chửa (con)
Nái đẻ, nuôi con (con) Lợn con (con) 6/2020 50 50 595 7/2020 47 47 580 8/2020 55 55 640 9/2020 49 49 594 10/2020 60 60 652 11/2020 55 55 620 Tổng 316 316 3681
Qua bảng 4.2 cho thấy: Trong khoảng thời gian 6 tháng thực tập em đã được tận tay chăm sóc 316 lợn nái chửa. Qua đó em đã học hỏi được một số kinh nghiệm về chăm sóc lợn nái, giúp cho lợn nái khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt để tăng năng suất.
Số lượng lợn nái tăng giảm đều có sự khác biệt theo từng tháng.
Em cũng được chăm sóc lợn nái đẻ, được tận tay đỡ đẻ cho 316 con trong quá trình thực tập, qua đây cũng giúp em hiểu biết thêm về cách chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ, biết được kỹ thuật đỡ đẻ và kỹ thuật chăm sóc cho đàn lợn.
Qua đó, giúp em nâng cao kiến thức tay nghề hơn, có thể tự tin hơn khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa.
4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái
Tình hình sinh sản của lợn nái được theo dõi qua số con lợn nái trực tiếp chăm sóc, không phải tính trên toàn bộ trang trại được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại
Tháng Số nái đẻ Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp
(con) Tỷ lệ (%) 6/2019 50 50 100 0 0 7/2020 47 46 97,87 1 2,13 8/2020 55 55 100 0 0 9/2020 49 47 95,92 2 4,08 10/2020 60 59 98,33 1 1,67 11/2020 55 54 98,18 1 1,82 Tổng 316 311 98,42 5 1,58
Kết quả bảng 4.4 cho thấy, số lượng lợn nái đẻ khó phải can thiệp không quá cao, chiếm 1,58%. Các nguyên nhân lợn bị đẻ khó là lợn mẹ rặn đẻ yếu, âm hộ hẹp do phối giống lần đầu cho lợn nái hậu bị ban đầu có thể trạng và tuổi con nhỏ, lợn con quá to hoặc nằm không đúng tư thế gây khó sinh.
4.4. Công tác vệ sinh, phòng bệnh tại trang trại
4.4.1. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn
Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng đều phải đi qua phòng sát trùng, tắm sạch sẽ và thay quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng là vệ sinh chuồng, cào phân để tránh lợn nái nằm đè lên phân.
+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét – áp dụng với chuồng lợn con theo mẹ)
+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước. Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại
STT Công việc Đơn vị tính Số
lượng
Kết quả hoàn thành
(%) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lượt/ngày 2 100
2 Phun khử trùng định kỳ xung
quanh trang trại Ngày/tuần 2 100
3 Quét và rắc vôi đường đi Ngày/tuần 7 100
4 Tắm khử trùng Lượt/ngày 1 100
Qua bảng 4.4. cho thấy:
Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại, quét và rắc vôi đường đi, phun sát trùng trong chuồng, đã hoàn thành 95 - 100% công việc được giao.
Hàng ngày, trước khi vào chuồng lợn, công nhân và sinh viên phải tuân thủ nghiêm túc việc tắm khử trùng, thay quần áo bảo hộ lao động. Sau đó tiến hành thu gom phân lợn vào bao, vận chuyển phân đến nơi quy định để xử lý.
Công việc vệ sinh, khử trùng của trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại, sau khi quét dọn vệ sinh chuồng và hành lang lối ra vào thì thực hiện việc rắc vôi xung quanh đường đi, phun thuốc sát trùng.
Qua 6 tháng thực tập tại cơ sở, ngoài những kết quả đạt được về mặt kỹ thuật, em nhận thấy bản thân em đã thay đổi tư duy và nhận thức về nghề. Trong tình hình chăn nuôi như hiện nay, việc thực hiện nghiêm túc quy trình chăn nuôi là rất cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc thực hiện này đạt chất lượng hay không còn phụ thuộc vào thái độ, ý thức của người thực hiện. Nếu trang trại có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhưng coi nhẹ yếu tố phòng bệnh, đặc biệt là phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại thì hiệu quả chăn nuôi sẽ không cao. Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, ngoài các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại thì vệ sinh là yếu tố quan trọng có thể đưa lên hàng đầu nhằm phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả. Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi.
4.4.2. Công tác phòng bệnh cho lợn bằng vắc xin * Công tác tiêm phòng vắc xin * Công tác tiêm phòng vắc xin
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Phải chú ý đến sức khỏe đàn lợn khi tiêm, vì hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của động vật, chính là đáp ứng miễn dịch của vật nuôi.
Định kỳ tiêm phòng cho đàn lợn bằng vắc xin theo quy định, lịch trình tiêm phòng đầy đủ, tiêm đúng liều lượng và đúng cách. Phòng bệnh bằng vắc xin là phương pháp đơn giản và thông dụng nhất, có hiệu quả cao trong công tác phòng bệnh.. Tại trại chỉ tiêm phòng cho lợn khi đang trong tình trạng khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
* Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ bằng vắc xin Loại lợn Phòng bệnh Tên vắc xin Đường đưa thuốc Số lợn trực tiếp thực hiện (con) Kết quả Lợn con theo mẹ
Thiếu máu Dextran-B12 Tiêm bắp 117 An toàn Cầu trùng Toltrazuril Cho uống 529 An toàn Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 153 An toàn Lợn nái Giả dại Begonia Tiêm bắp 10 An toàn
Đối với lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Em đã tiêm Fe - Dextran - B12 10% là 117 con và cho uống cầu trùng được 529 con lợn con.
Lợn con được tiêm vắc xin dịch tả lợn và em đã tiêm được 153 con. Đối với lợn nái trại tiêm vắc xin giả dại, em đã trực tiếp tiêm được 10 con. Số lợn mà em được trực tiếp làm vắc xin trong thời gian thực tập đạt kết quả an toàn sau khi làm vắc xin phòng bệnh.
số kinh nghiệm cho bản thân như sau: Vắc xin phải được bảo quản trong tủ lạnh, sau khi lấy vắc xin trong tủ lạnh ra phải được bảo quản trong thùng giữ lạnh. Khi tiến hành tiêm vắc xin lợn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh và sát trùng cẩn thận. Số lượng kim tiêm phải được chuẩn bị đầy đủ, 1 kim cho 1 con nái. Dụng cụ tiêm phải được đựng trong khay sạch để tránh bị nhiễm bẩn. Tiêm vắc xin cho lợn phải đòi hỏi đúng kỹ thuật, kỹ thuật chính xác, để không làm ảnh hưởng đến lợn cũng như tăng khả năng miễn dịch cho lợn trong quá trình tiêm.
4.5. Công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại mẹ tại trang trại
4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái
-Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái tại trại trong thời gian em thực tập được thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh ở đàn lợn nái
STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Số lợn chết và loại (con) Tỷ lệ chết và loại (%) 1 Viêm tử cung 316 20 6,33 2 0,95 2 Viêm vú 316 6 1,90 0 0
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: số lợn mắc bệnh viêm tử cung là 6,33% số lợn mắc bệnh viêm vú là 1,90%. Qua kết quả trên cho thấy lợn của trại mắc bệnh viêm tử cung cao hơn sơ với viêm vú.
Theo em, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái cao phần lớn là do công tác hộ lý lợn trong quá trình trước và sau khi đẻ không tốt. Quá trình can thiệt để lấy thai ra ngoài chưa đúng kỹ thuật sẽ làm cho lợn nái mắc
bệnh Viêm tử cung tăng lên. Tỷ lệ mắc sẽ tăng lên khi trong khẩu phần ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc dễ xây xước, nhiễm khuẩn.
Đối với bệnh viêm vú xảy ra tại trại không nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vệ sinh chuồng trại không tốt lợn nái nằm trên nền chuồng vi khuẩn xâm nhập vào vú và gây bệnh. Trong quá trình mài nanh cho lợn con, nếu như không làm tốt cũng là nguyên nhân làm cho lợn mẹ bị xây xước bầu vú do lợn con bú mẹ. Do lợn mẹ bị tắc ứ sữa lại trong vú, nái sinh xong bị bệnh gây sốt (viêm tử cung, tụ huyết trùng, thương hàn mãn…) hoặc là có các viêm nhiễm (viêm khớp, viêm phổi có mủ, viêm móng…).
Do đó. để giảm thiểu các bệnh sinh sản cho đàn lợn, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái cần lưu ý và nâng cao ý thức của công nhân trong việc vệ sinh chuồng nuôi và vệ sinh bầu vú cho lợn nái trước và sau khi đẻ, nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn nái. Như vậy sẽ giảm được tỷ lệ mặc bệnh đồng thời lợn con sẽ khỏe mạnh, không bị bội nhiễm bệnh từ các nguyên nhân do lợn mẹ.
4.5.2. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con theo mẹ
Bảng 4.7 Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con theo mẹ tại trại Chỉ tiêu
Tên bệnh
Số lượng lợn con theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%)
Hội chứng tiêu chảy 3681 505 13,72
Hội chứng đường hô hấp 3681 252 6,84
Qua bảng 4.7 cho thấy rằng tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy là 13,72% và viêm phổi chiếm 6,11%. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy cao hơn các bệnh khác là do điều kiện thời tiết thay đổi, số lợn con đẻ ra nhiều công nhân ít, do vậy việc chăm sóc lợn con cũng chưa được thường xuyên.
4.6. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái tại trại và lợn con theo mẹ tại trang trại
4.6.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại
Bảng 4.8. Kết quả điều trị cho đàn lợn nái tại trại
Tên
bệnh Tên thuốc Liều lượng Cách dùng
Số lợn được điều trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung
Thuốc tím 1/1000 Pha loãng với nước
để rửa
20 18 90
Oxytocine 2ml/con Tiêm 2 lần, cách
nhau 4 tiếng
Analgin 1ml/10kgTT Tiêm bắp 1 lần/ ngày
Bimoxyl LA 20ml/con/ ngày Tiêm bắp
3-5 ngày liên tục Viêm
vú
Analgin 1ml/10kgTT Tiêm bắp 1 lần/ngày
6 6 100
Pendistrep L.A 1ml/10kgTT Tiêm bắp hoặc tiêm
dưới da 2 lần/ngày
Qua bảng 4.8 ta thấy: sử dụng thuốc bimoxyl LA kết hợp với thuốc tím, oxytocine, analgin, điều trị bệnh viêm tử cung cho 20 lợn nái, có 18 con khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 90%.
Sử dụng thuốc pendistrep LA kết hợp với analgin để điều trị cho 6 lợn nái, có 6 lợn khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 100%.
Qua phác đồ trên cho thấy thuốc sử dụng thuốc bimoxyl LA và pendistrep LA để điều trị bệnh viêm tử cung và viêm vú cho lợn nái đạt hiệu quả từ 90-100%.
4.6.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ tại trang trại
Bảng 4.9. Kết quả điều trị cho đàn lợn con theo mẹ mắc bệnh
Tên bệnh Tên thuốc Liều lượng Cách dùng Số lợn được điều trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Hội chứng
tiêu chảy Nor 100
1ml/10 kg TT Tiêm bắp 1 lần/ngày 505 479 94,49 Hội chứng đường hô hấp Hitamox LA 1ml/10 kg TT Tiêm bắp 1 lần/ngày 252 241 95,63
Qua bảng 4.9 cho thấy:
Đối với bệnh tiêu chảy của lợn con dùng thuốc nor 100, với liều 1ml/10 kg TT. Kết quả điều trị 505 con khỏi 479 con đạt 94,49%.