PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4. Công tác vệ sinh, phòng bệnh tại trang trại
4.4.1. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn
Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng đều phải đi qua phòng sát trùng, tắm sạch sẽ và thay quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng là vệ sinh chuồng, cào phân để tránh lợn nái nằm đè lên phân.
+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét – áp dụng với chuồng lợn con theo mẹ)
+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước. Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại
STT Công việc Đơn vị tính Số
lượng
Kết quả hoàn thành
(%) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lượt/ngày 2 100
2 Phun khử trùng định kỳ xung
quanh trang trại Ngày/tuần 2 100
3 Quét và rắc vôi đường đi Ngày/tuần 7 100
4 Tắm khử trùng Lượt/ngày 1 100
Qua bảng 4.4. cho thấy:
Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại, quét và rắc vôi đường đi, phun sát trùng trong chuồng, đã hoàn thành 95 - 100% công việc được giao.
Hàng ngày, trước khi vào chuồng lợn, công nhân và sinh viên phải tuân thủ nghiêm túc việc tắm khử trùng, thay quần áo bảo hộ lao động. Sau đó tiến hành thu gom phân lợn vào bao, vận chuyển phân đến nơi quy định để xử lý.
Công việc vệ sinh, khử trùng của trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại, sau khi quét dọn vệ sinh chuồng và hành lang lối ra vào thì thực hiện việc rắc vôi xung quanh đường đi, phun thuốc sát trùng.
Qua 6 tháng thực tập tại cơ sở, ngoài những kết quả đạt được về mặt kỹ thuật, em nhận thấy bản thân em đã thay đổi tư duy và nhận thức về nghề. Trong tình hình chăn nuôi như hiện nay, việc thực hiện nghiêm túc quy trình chăn nuôi là rất cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc thực hiện này đạt chất lượng hay không còn phụ thuộc vào thái độ, ý thức của người thực hiện. Nếu trang trại có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhưng coi nhẹ yếu tố phòng bệnh, đặc biệt là phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại thì hiệu quả chăn nuôi sẽ không cao. Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, ngoài các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại thì vệ sinh là yếu tố quan trọng có thể đưa lên hàng đầu nhằm phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả. Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi.
4.4.2. Công tác phòng bệnh cho lợn bằng vắc xin * Công tác tiêm phòng vắc xin * Công tác tiêm phòng vắc xin
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Phải chú ý đến sức khỏe đàn lợn khi tiêm, vì hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của động vật, chính là đáp ứng miễn dịch của vật nuôi.
Định kỳ tiêm phòng cho đàn lợn bằng vắc xin theo quy định, lịch trình tiêm phòng đầy đủ, tiêm đúng liều lượng và đúng cách. Phòng bệnh bằng vắc xin là phương pháp đơn giản và thông dụng nhất, có hiệu quả cao trong công tác phòng bệnh.. Tại trại chỉ tiêm phòng cho lợn khi đang trong tình trạng khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
* Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ bằng vắc xin bằng vắc xin Loại lợn Phòng bệnh Tên vắc xin Đường đưa thuốc Số lợn trực tiếp thực hiện (con) Kết quả Lợn con theo mẹ
Thiếu máu Dextran-B12 Tiêm bắp 117 An toàn Cầu trùng Toltrazuril Cho uống 529 An toàn Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 153 An toàn Lợn nái Giả dại Begonia Tiêm bắp 10 An toàn
Đối với lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Em đã tiêm Fe - Dextran - B12 10% là 117 con và cho uống cầu trùng được 529 con lợn con.
Lợn con được tiêm vắc xin dịch tả lợn và em đã tiêm được 153 con. Đối với lợn nái trại tiêm vắc xin giả dại, em đã trực tiếp tiêm được 10 con. Số lợn mà em được trực tiếp làm vắc xin trong thời gian thực tập đạt kết quả an toàn sau khi làm vắc xin phòng bệnh.
số kinh nghiệm cho bản thân như sau: Vắc xin phải được bảo quản trong tủ lạnh, sau khi lấy vắc xin trong tủ lạnh ra phải được bảo quản trong thùng giữ lạnh. Khi tiến hành tiêm vắc xin lợn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh và sát trùng cẩn thận. Số lượng kim tiêm phải được chuẩn bị đầy đủ, 1 kim cho 1 con nái. Dụng cụ tiêm phải được đựng trong khay sạch để tránh bị nhiễm bẩn. Tiêm vắc xin cho lợn phải đòi hỏi đúng kỹ thuật, kỹ thuật chính xác, để không làm ảnh hưởng đến lợn cũng như tăng khả năng miễn dịch cho lợn trong quá trình tiêm.