Nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn cũng như hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại. Em được phân công công việc 3 tháng trên chuồng đẻ và 3 tháng dưới chuồng cai sữa vì vậy trong 6 tháng thực tập em đã tham gia vào công tác phòng bệnh cho rất nhiều đàn lợn con. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin, thuốc, hoá dược được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn
STT Bệnh được phòng Số lượng (con) Kết quả An toàn (con) Tỷ lệ (%) 1 Thiếu sắt 1376 1376 100 2 Cầu trùng 1368 1368 100 3 Suyễn 1357 1357 100 4 Circo 1355 1355 100 5 Dịch tả lợn 1354 1354 100
Qua bảng 4.3. cho thấy: trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vắc xin trên đàn lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tiêm sắt cho 1376 con, nhỏ cầu trùng 1368 con, tiêm vắc xin suyễn 1357 con, tiêm vắc xin cicro 1355 con, tiêm vắc xin dịch tả lợn 1354 con. Tỷ lệ an toàn đều đạt 100% số lợn được làm vắc xin.
Ngoài những kiến thức đã học, qua đây em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc xin vào buổi sáng hoặc chiều tối, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can
thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun sát trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh mà vắc xin có thể rơi vãi ra chuồng.