STT Bệnh được phòng Số lượng (con) Kết quả An toàn (con) Tỷ lệ (%) 1 Thiếu sắt 1376 1376 100 2 Cầu trùng 1368 1368 100 3 Suyễn 1357 1357 100 4 Circo 1355 1355 100 5 Dịch tả lợn 1354 1354 100
Qua bảng 4.3. cho thấy: trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vắc xin trên đàn lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tiêm sắt cho 1376 con, nhỏ cầu trùng 1368 con, tiêm vắc xin suyễn 1357 con, tiêm vắc xin cicro 1355 con, tiêm vắc xin dịch tả lợn 1354 con. Tỷ lệ an toàn đều đạt 100% số lợn được làm vắc xin.
Ngoài những kiến thức đã học, qua đây em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc xin vào buổi sáng hoặc chiều tối, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can
thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun sát trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh mà vắc xin có thể rơi vãi ra chuồng.
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và đàn lợn con
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Kết quả chúng em đã chẩn đoán được các bệnh sau trên lợn:
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái
* Nguyên nhân:
- Tử cung bị tổn thương trong lúc phối. - Tổn thương khi can thiệp do khó đẻ. - Do sót nhau.
- Nhiễm một số loại vi khuẩn: Streptococcus; Staphylococcus, Pseudomonas...
* Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt cao từ 40oC - 42oC, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.
* Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. * Phòng bệnh:
- Thực hiện tốt công tác phối giống (vệ sinh dụng cụ, phối đúng kĩ thuật, nhẹ nhàng...)
- Hạn chế dùng tay móc lợn trong quá trình đẻ.
- Trong trường hợp cần thiết phải sát trùng tay thật kĩ trước và sau khi can thiệp. - Tiêm oxytocin với liều 2ml/con khi lợn đẻ đc 3 - 5 ngày đầu tiên. * Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị
+ Vetrimoxin LA 10% 1ml/1kg TT. + Oxytoxin: 2 - 3ml/con/1 lần tiêm. + Vitamin B1: 5ml/30kgTT.
+ Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Pendistrep thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục.
Bệnh viêm vú
* Nguyên nhân:
- Stress do nhiệt độ môi trường nóng.
-Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn,
mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú.
-Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E. coli, Streptococus, Staphylococus, Klebsiella…
-Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm sây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú.
-Chỉ cho lợn con bú một hàng vú, hàng còn lại căng quá nên viêm. Do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá hay thức ăn khó tiêu cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.
* Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.
Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5oC - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Vú cứng, nóng, sản lượng sữa giảm hoặc mất sữa, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.
Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.
Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.
* Phòng bệnh:
- Tiêm ocytocin với liều 2ml/con (ngày 2 lần) khi phát hiện nái bị viêm vú. * Điều trị:
- Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.
- Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor 100 1ml/10kg TT. Toàn thân: - Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày.
- Tiêm Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày. - Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
Bệnh phân trắng lợn con
* Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng rất đa dạng. Do trực khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…). Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E.coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối ruột non và suốt ruột già. Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi.
* Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.
* Phòng bệnh: - Cách ly lợn bệnh.
- Cúp cấp chất điện giải, tăng cường chất đề kháng. - Đảm bảo nhiệt độ môi trường đủ ấm cho lợn con. - Vệ sinh sạch sẽ máng ăn và chuồng trại.
* Điều trị:
Bệnh phân trắng lợn con có nhiều loại thuốc điều trị nhưng tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:
- Tiêm Spectinomycine 5%: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần. - Tiêm Enrofloxacine 10%: 1ml/40kg TT. Tiêm bắp ngày/lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
Hội chứng hô hấp ở lợn con do Streptococcus gây ra
* Nguyên nhân
- Do bấm răng, cắt rốn, thiến không tốt. - Vệ sinh dụng cụ không tốt.
- Lợn mẹ thiếu sữa. * Triệu chứng:
- Xù lông, lạnh, run, nằm tụm lại. - Mắt sưng, bơi chèo, co giật. - Viêm: rốn, khớp, nướu răng, đuôi. - Có biểu hiện hô hấp.
* Hậu quả:
- Viêm phổi, viêm não sau cai sữa. - Nhiễm một số bệnh kế phát khác. * Phòng bệnh:
- Sát trùng vết cắt thật kĩ.
- Tiêm Amox sau khi thiến với liều 0,5ml/con. - Khi cai sữa nên tiêm Amox với liều 1ml/con. * Điều trị
- Tiêm Tiamulin 10% 1ml/1kg TT - Tiêm Bromhexin 10% 1ml/1kg TT Điều trị 3 - 5 ngày
Bệnh viêm phổi trên lợn do Haemophilus parasuis gây ra.
Bệnh sảy ra trên lợn từ 4 - 14 tuần tuổi. Tỷ lệ bệnh có thể đến 100% đối với những trại (+) với PRRS.
* Nguyên nhân:
* Triệu chứng:
- Lợn sốt cao từ 40 - 41oC, bỏ ăn, thở nhanh, ho ngắn 2 - 3 cái, còi cọc. - Viêm khớp, đi lại khó khăn, liệt.
- Viêm: bao tim, phúc mạc và màng phổi, có thể chết đột ngột. - Cần chủ động phòng bệnh PRRS khi lợn con còn theo mẹ. * Phòng bệnh:
- Cần chủ động phòng bệnh PRRS khi lợn con theo mẹ. - Úm lợn kỹ khi mới thả (vào trại thịt).
- Trộn CTC 15% premix với liều 400 ppm (2 - 3 kg/tấn T.Ă) cho lợn ăn liên tục 1 - 2 tuần đầu.
* Điều trị:
- Điều trị chỉ có hiệu quả khi phát hiện bệnh sớm. - Tiêm vắc xin PRRS cho lợn nái và lợn con. - Có thể sử dụng kháng sinh để điều trị: + Ampisure 1ml/ 10 kg TT.
+ Vetrimoxin LA 1ml/10kg TT. Điều trị 3 - 5 ngày liên tiếp.
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, do có sự thay đổi luân phiên công việc nên trong 6 tháng em đã tham gia theo dõi, chẩn đoán đối với 126 lợn nái và hơn 1374 lợn con. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.4.