II. Chính sách giá:
1. Tầm quan trọng của chính sách giá trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp:
tránh tình trạng doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng.
Trong xây dựng, chính sách sản phẩm đóng vai trò chủ yếu vì tầm quan trọng của các đặc tính kỹ thuật và hiệu năng của sản phẩm xây dựng đối với người mua, sự thay đổi hình dáng kiến trúc, yêu cầu sử dụng của công trình là do bên A kí kết hợp đồng với bên thiết kế. Vấn đề quan trọng là kỹ thuật, công nghệ xây dựng để đảm bảo chất lượng công trình theo như thiết kế. Các doanh nghiệp xây dựng luôn cần quan tâm tới sự phát triển của khoa học công nghệ, vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất để có thểđạt được nhu cầu của chủ đầu tư.
II. Chính sách giá:
1. Tầm quan trọng của chính sách giá trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp: nghiệp:
Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm của các đơn vị sản xuất kinh doanh là việc quy định mức giá bán hay có thể là những mức giá bán cho từng đối tượng cụ thể.
Chính sách giá là một trong các chính sách bộ phận của chiến lược Marketing và nó có vị trí quan trọng trong việc liên kết giữa các bộ phận khác. Đồng thời nó có vai trò ảnh hưởng thúc đẩy hoặc kìm hãm tác dụng của các chính sách Marketing của doanh nghiệp.
Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp định một chính sách giá hợp lý hay giá bán ra phù hợp với giá trị của sản phẩm thì hàng hoá sẽ được người tiêu dùng chấp nhận. Nếu doanh nghiệp đưa ra một chính sách giá không hợp lý hay giá bán ra quá cao hoặc quá thấp so với giá trị của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ không mua nó.
Điều này có nghĩa là chính sách giá có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu chiến lược chung cũng như mục tiêu chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
Hơn nữa giá cả có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố quan trọng trong quá trình quyết định sản xuất và cung ứng sản phẩm tiếp cho thị trường nữa hay không? đã cần thay thế sản phẩm mới hay chưa? Trong xây dựng thì nó quyết định doanh nghiệp sẽ bỏ thầu với giá bao nhiêu để vừa chiếm lĩnh thị trường, vừa có cơ sở để tích luỹ cho doanh nghiệp. Giá cả là yếu tố quyết định đến khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra(giá cả hợp lý thì bán được nhiều và ngược lại) nên nó có ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Đối với người mua thì giá cả có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Đối với họ thì giá cả phản ánh tổng hợp đặc trưng sản phẩm mà họ cảm nhận trực tiếp được.
Ngày nay, sự cạnh tranh về giá đang chuyển về cạnh tranh chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng... song cạnh tranh về giá vẫn diễn ra gay gắt. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cạnh tranh giá bỏ thầu diễn ra gay gắt, nó thể hiện sự cạnh tranh, lợi ích kinh tế và vị trí độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với doanh nghiệp xây dựng thì chính sách giá có những điểm khác so với ngành khác: việc lập giá, cơ cấu giá được tính riêng cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khu vực, phải cạnh tranhvói nhiều doanh nghiệp khác thông qua đấu thầu. Để thắng thầu thì doanh nghiệp phải có chính sách giá hợp lý: chp phí thấp nhất, đảm bảo chất lượng, mỹ quan, thời gian thi công ngắn nhất...