6. Kết cấu của đề tài
2.3. HIỆU QUẢ CỦA THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
CHỨNG KHOÁN
2.3.1. Mối liên hệ giữa thông tin và biến động thị trường
Dữ liệu thu thập là biểu đồ chỉ số giá chứng khoán vnindex của các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
^VNINDEX 2007
Hình 2.1: Diễn biến giá chứng khoán năm 2007
Đầu năm 2007, thị trường tiếp tục đà tăng của năm 2006 và đạt đỉnh vào ngày 12/3/2007 khi index ở mốc 1170,67 điểm. Sau đó thị trường có nhiều biến động mà các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu từ phía thông tin là do năm 2007, các tổ chức đầu tư, các quỹ đầu tư bắt đầu hoạt động mạnh tại VN, chủ yếu là vốn của các quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn với chiến lược đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, cuối năm 2007, thị trường bắt đầu có dấu hiệu suy yếu từ giữa tháng 10 trở đi do tình hình kinh tế thế giới bắt đầu gặp khó khăn, có dấu hiệu của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một thông tin quan trọng tác động đến thị trường đó là chỉ thị 03 của ngân hàng nhà nước quy định về giảm tỷ lệ cho vay lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Điều này đã bắt đầu làm cho thị trường thay đổi theo chiều hướng xấu hơn.
Hình 2.2: Diễn biến giá chứng khoán năm 2008
Khởi đầu năm 2008 VN-Index đã đón nhiều thông tin bất lợi từ chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm khống chế lạm phát đang ởmức cao hai con số.Với các biện pháp mạnh nhằm kiềm chế lạm phát, NHNN đã rút tiền mặt khỏi lưu thông, khiến các NHTM thiếu tiền mặt buộc phảiđẩy lãi suất huy động vốn lên cao. 16/01/2008: Quyết định187/2008/QD-NHNN tăng 1%tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cácloại tiền gửi tại các ngân hàngthương mại. Quyết định có hiệu lực kể từ đầu tháng 2/2008. 10/02/2008: NHNN thông báo các NHTM bắt buộc phải muavào 20.3 nghìn tỷ đồng tín phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm với lãi suất 7.8%. Ngày 17/03 Các NHTMCP đã hoàn thành việc mua khối lượng tín phiếu bắt buộc trên. 26/02/2008: NHNN đã yêu cầu các NHTMCP đưa lãi suất huy động VND về mức trần 12%. Thị trường tiền tệ chứng kiến cuộc đua lãi suất huy động tiền đồng của các NHTMCP
Thị trường cổ phiếu lúc này vẫn đang theo xu hướng xuống giá, lãi suất cao khiến các nhà đầu tư rời bỏ thị trường, gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an toàn.Ngày 25/03 VN-Index đóng cửa tại 496.64 điểm, chính thức phá đáy 500. Điều này đã khiến cho UBCKNN quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá CP và CCQ tại HOSE từ +-5% xuống +-1%, tại HASTC từ +-10% xuống +-2%. Việc thu hẹp biên độ giao dịch bắt đầu thực hiện từ ngày 27/03/2008. Vì VN-Index đã rớt liên tục từ 1,100 điểm còn 496 điểm (giảm hơn 50%), nên UBCKNN quyết định giảm biên độ dao động đã khiến nhà đầu tư bớt hoảng loạn bán ra. Thay vào đó là tâm lý đầu cơ mua vào. Ngày 03/04 UBCKNN quyết định cho điều chỉnh biên độ giao dịch lên +- 2% tại HOSE và +-3% tại Hastc sau khi thị trường đã có những dấu hiệu ổn định. Do nền kinh tế vĩ mô vần còn quá xấu, nên xu hướng tăng ngắn hạn đã sớm chấm dứt vào ngày 9/4/2008, VN-Index tăng liên tục 11 phiên đạt 552 điểm (tăng 11% so với đáy 496 điểm). Thị trường quay trở lại xu hướng giảm giá dài hạn. Thêm một tin xấu vào kỳ nghỉ lễ, ngày 2/5 Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor (S&P) hạ triển vọng định mức tín nhiệm của Việt Nam từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực”. Ngoài các tin xấu đến dồn dập, thị trường cổ phiếu còn đón nhận một lượng hàng bán ra bất chấp mọi giá trong thời điểm này, đó là lượng hàng giải chấp từ các hợp đồng Repo của các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại. Các yếu tố trên kết hợp lại đã kéo VN-Index tụt dộc không phanh vượt qua mốc 400 điểm một cách dễ dàng và chạm đáy 367 điểm vào ngày 11/06/2008. Như vậy có thể thấy liên tiếp các thông tin xấu cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến niềm tin của nhà đầu tư và làm cho thị trường liên tục giảm.
Hình 2.3: Diễn biến giá chứng khoán năm 2009
Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của TTCK. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập: phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư (NĐT) đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008. Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520
cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu
Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày 22-10, TTCK vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm. Sở dĩ thị trường tăng mạnh đợt này là do công cụ đòn bẩy tài chính của các công ty chứng khoán đã kích thích giao dịch mạnh. Tuy nhiên, trước bối cảnh của tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời với sự bất ổn trên thị trường ngoại hối, sự tiềm ẩn của lạm phát tăng cao khiến chỉnh phủ và NHNN bắt đầu cảnh báo và áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ nên thị trường nhanh chóng phản ứng lại và không còn dấu hiệu tích cực như trước nữa.
Tiếp tục đà giảm cuối năm 2009, đầu năm 2010 thị trường vẫn tiếp tục giảm do ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát. Đồng thời áp lực tăng cung trên thị trường rất lớn khi một loạt các doanh nghiệp ồ ạt niêm yết ( 168 doanh nghiệp, tăng 37%) . Một trong những nguyên nhân gây ra sự sóng gió của TTCK Việt Nam 2010 không thể không nói đến Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của Tổ chức tín dụng và Nghị định số 141 ngày 22/11/2006 quy định việc tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng của các ngân hàng thương mại nhỏ đến cuối năm 2010. Áp lực tăng vốn trong một thờigian ngắn đã làm biến động mạnh thị trường lãi suất, với lãi suất huy
động và cho vay không ngừng tăng cao, vượt quá khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp. Chính những tác động vĩ mô đó đã làm cho thị trường ngày càng xấu đi.
Tuy nhiên, đến cuối năm, thị trường bắt đầu bứt phá và tăng mạnh mẽ. Nguyên nhân chủ yếu là do có dòng tiền mới được đẩy vào thị trường từ các tài khoản lớn trong nước. Bên cạnh đó, dòng vốn chốt lời từ các thị trường vàng, ngoại tệ, dòng vốn từ thị trường nước ngoài như Thái Lan, Indonexia... đã quay trở lại Việt Nam.
Năm 2011 là một năm đáng buồn với thị trường chứng khoán Việt Nam với rất nhiều các thông tin bất lợi cho thị trường. Lam phát tăng cao là nguyên nhân chính tác động xấu đến thị trường chứng khoán năm nay, khiến giá trị của hai chỉ số chính và các cổ phiếu lao dốc không phanh. Mức tăng của chỉ số CPI mạnh nhất là vào tháng 4/2011 với mức tăng 3,32%, đẩy CPI cả năm 2011 tăng 18,58%. Dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được ban hành trong năm 2010, nay còn thắt chặt hơn khi lạm phát tăng cao khiến lãi xuất vay vốn trong năm có lúc lên tới 22-25%, cùng với việc Ngân hàng Nhà nước có chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng, và đến 30/6 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay lĩnh vực đầu tư chứng khoán) so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/11 tối đa là 16%. Đây là những nguyên nhân khiến dòng tiền chảy vào thị trường ngày càng eo hẹp, thanh khoản chứng khoán luôn ở mức thấp.
Như vậy thông qua việc thống kê và phân tích sự biến động của VN- Index do sự biến động của các thông tin vĩ mô đã cho thấy tầm ảnh hưởng rất quan trọng của thông tin đến sự biến động của giá chứng khoán. Thôn g tin là yếu tố cơ bản để nhà đầu tư quyết định và từ đó tác động đến thị trường.
2.3.2. Phương pháp điều tra mẫu đánh giá ảnh hưởng của thông tin đến
quyết định đầu tư
Số phiếu phát ra: 350 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ: 200 phiếu, tương ứng với kết quả trả lời của 200 nhà đầu tư.
Câu 1: Quý vị cho rằng những hiểu biết về các thông tin được công bố nói chung: (theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó 5 là mức tốt nhất)
a. Không đọc hiểu được - mức 1 c. Đọc hiểu và phân tích được -mức 3 e. Đọc hiểu và phân tích rất tốt -mức 5 b.Đọc hiểu được - mức 2 d. Đọc hiểu & pt tốt -mức 4 f. Khác... Mức 1, 15, 8% Khác, 30, 15% Mức 5,12, 6% Mức 4,29, 15% Mức 2, 54, 27% Mức 3 , 60, 29%
Hình 2.6: Đồ thị biểu diễn khả năng hiểu biết thông tin của nhà đầu tư
• Nhận xét:
• Đa số nhà đầu tư chọn mức 3 và 4, tức là có khả năng hiểu, phân tích được và phân tích tốt các thông tin được công bố nói chung.
• Chỉ một số ít nhà đầu tư không đọc hiểu được và không phân tích tốt các thông tin được cung cấp.
Câu 2: số vốn khách hàng đầu tư □ Khác; 48; 24% □ Trên 500 tr 15; 8% □ Dưới 10 tr; 12; 6% □ 100 đến 500 tr; 55; 28% □ 10 đến dưới 100 tr; 70; 34%
Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn số vốn khách hàng đầu tư
Nhận xét:
• Số vốn nhà đầu tư trên 10tr và dưới 500 tr là lớn, chiếm tỷ lệ 89,28%
• Số lượng nhà đầu tư dưới 10tr là ít, chiếm tỷ lệ 6%
Qua đó thấy rằng lượng khách hàng thực sự đầu tư trên thị trường là lớn. Nếu thị trường phát triển cùng với những việc cung cấp thông tin tốt thì khách hàng chắc chắn sẽ giao dịch.
Câu 3: Tần xuất đặt lệnh của khách hàng
Qua khảo sát 200 người thì số người đặt lệnh hàng ngày và hàng tuần chiếm tỷ lệ cao, tổng lên tới 120 người. Các tần suất khác không đáng kể. Như vậy có thể nói các nhà đầu tư được khảo sát thường đặt lệnh giao dịch, và họ là những nhà đầu tư cá nhân.
khác; 21; 11% Không thường xuyên; 9; 5% Hàng quý; 15; 8% Hàng tháng; 35 17% Hàng ngày; 75; 37% Hàng tuần; 45; 22%
Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn tần suất đặt lệnh của khách hàng
Câu 4: Mục đích đầu tư chứng khoán
câu 4: mục đích đầu tư ck
mục đích
Hình 2.9: Đồ thị biểu diễn mục đích đầu tư chứng khoán
Có thể nói đại đa số nhà đầu tư tham gia chứng khoán với mục đích chờ tăng giá để bán. Điều này cũng cho thấy rằng các thông tin tức thời, hay thông tin của các công ty niêm yết có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của
khách hàng, vì họ thường xuyên mong muốn nắm bắt thông tin, tìm thời cơ giá cao để bán và ngược lại.
Một bộ phận không nhỏ, chiếm tỷ lệ 25% (45 người ) tham gia khảo sát cho rằng tham gia chứng khoán vì tò mò. Có thể do khách hàng tham gia khảo sát đa số là thanh niên trẻ, muốn tìm hiểu thêm. Nhưng cũng có thể thấy rằng, việc cung cấp thông tin càng trở nên quan trọng đối với các khách hàng mới tham gia thị trường này vì mọi thông tin đều như là mới đối với họ và họ luôn muốn tìm hiểu cặn kẽ và phân tích thông tin. Do vậy cung cấp thông tin tốt và chính xác sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Câu 5: Loại cung cấp thông tin mà nhà đầu tư quan tâm
câu 5: thông tin nhà đầu tư quan tâm
_ Khác, 10, Thông tin 5% của các doanh nghiệp niêm yết, 55, 28% Thông tin thị trường , 135, 67%
Hình 2.10: Đồ thị biểu diễn thông tin quan tâm của nhà đầu tư
Thông tin thị trường được nhà đầu tư quan tâm đáng kể ( chiếm 67%), còn các thông tin của doanh nghiệp niêm yết chiếm 28%. Như vậy có thể thấy xu hướng đầu tư của khách hàng là coi trọng các thông tin cơ bản, thông tin chung của toàn thị trường hơn là các tin đặc biệt của từng doanh nghiệp. Sở dĩ có chuyện như vậy có thể do đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam, khi mà tâm lý bầy đàn còn rất nhiều, thị trường biến động đôi khi không theo
giá trị thực của các doanh nghiệp niêm yết, không phản ánh đúng thực sực các doanh nghiệp mà nó biến động nhiều theo tâm lý bầy đàn của khách hàng và theo các thông tin chung, tức thời.
Câu 6: Mức độ quan tâm BCTC
Khi khảo sát cụ thể một loại thông tin cơ bản được cung cấp bởi các doanh nghiệp niêm yết, đó là BCTC
Cách đánh giá:
Diểm = tổng các nhà đầu tư tại I mức * hệ số Với : mức 1 là hệ số 1
Mức 2 là hệ số 2 Mức 3 là hệ số 3 Mức 4 là hệ số 4 Mức 5 là hệ số 5
Qua khảo sát ta thấy báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được nhà đầu tư quan tâm nhất, với 956 điểm, chiếm tỷ lệ 31%. Tiếp đến là BCĐKT chiếm 27%, thuyết minh báo cáo tài chính và BC lưu chuyển tiền tệ
Nhìn chung các nhà đầu tư nhìn nhận các BCTC trên có mức độ quan trọng tương đối như nhau
Một số nhà đầu tư chọn ý kiến khác cho rằng họ quan tâm hơn đến kế hoạch định hướng phát triển của công ty, thông ty về trả cổ tức, phát hành cổ phiếu và các phương án sử dụng vốn huy động từ công chúng.
câu 6:mức độ quan tâm BCTC thuyết minh BCTC 621 21% BCĐKT Khác
BC lưu chuyển tiền' tệ 563
19% BCKQHĐKD
956 31%
Hình 2.11: Đồ thị biểu hiện mức độ quan tâm BCTC
Câu 7: Nguồn thông tin để ra quyết định đầu tư.
Đại đa số ý kiến cho rằng dựa vào các phân tích, nhận định của các công ty chứng khoán hoặc tham khảo thêm các phân tích đó, một số ít tự phân tích. Số còn lại tìm các nguồn khác như dựa vào thông tin của bạn bè hoặc tìm kiếm tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng qua khảo sát ta cũng thấy được tầm quan trọng của thông tin của các công ty chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như quyết định của nhà đầu tư.
Câu 8: Mức độ ảnh hưởng của thông tin
Rõ ràng rằng thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư. Việc nắm bắt và tìm kiếm thông tin là vấn đề cơ bản cho quyết định của nhà đầu tư.
câu 8:mức độ ảnh hưởng của thông tin
a/h hoàn toàn 37% κh≡c κh°n≡iaahh 9% 5% 8% a/h tương đối 18% a/h đáng kể