3. PHÂN TÍCH HÀNH VI
3.2.2. Trong giai đoạn điều tra xét xử
Vào ngày 25/06/2019, TAND quận 4, TP HCM đưa vụ án "dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" ra xét xử đối với ông Nguyễn Hữu Linh. Buổi sáng hôm đó, có rất nhiều người đến tòa từ sáng sớm để theo dõi đưa tin . Trong số những người có mặt, ngoài phóng viên báo chí, còn có cả những người hiếu kỳ. Để có được hình ảnh của bị cáo Linh, nhiều người đã cố gắng "săn" khi ông ta đến tòa. “Có lẽ vì không muốn hình ảnh của mình xuất hiện trên báo và mạng xã
hội nên khi đến cổng tòa, ông Linh đã chạy thật nhanh lên cầu thang bộ, sau đó chui vào nhà vệ sinh để tránh sự săn đuổi” 54
. Cụ thể trên mạng xã hội có một clip quay lại cảnh ông Linh bỏỏ̉ chạy, phía sau là một người nhiều người đã cố gắng “săn” khi ông ta đến tòa. Có người còn đứng chờ sẵn nơi bị cáo đi qua để có thể chụp cận mặt. Hành động của mọi người lúc đó hoàn toàn không phù hợp, không đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi lẽ, trường hợp bị cáo Linh có bị tòa kết án về hành vi "dâm ô với người dưới 16 tuổi" thì cũng không thể "truy cùng, đuổi tận" như thế. Theo pháp luật dân sự hiện nay, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình; không ai được phép đăng tải, phát tán hình ảnh của cá nhân khi không được sự đồng ý của họ. Quyền đó còn được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 20 và khoản 1 điều 21 trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Đối với các cơ quan báo chí cũng chỉ được đăng ảnh của bị can, bị cáo tại các phiên
52 Nguyễn Trà, ‘Dân Galaxy 9 mặc áo đồng phục lên án hành vi sàm sỡ bé gái’, Dân trí, (08/04/2019), <https://bit.ly/3wY5akJ >, truy cập ngày 13/04/2021 53 Nguyễn Trà, tldd
54 Kim Phượng, ‘Có cần phải "truy cùng, đuổi tận" ông Nguyễn Hữu Linh?’, Người lao động, (TP.HCM, 25/06/2019), < https://bit.ly/3gi47pP >, truy cập ngày 17/04/2021
36
tòa xét xử. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, một người chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Cụ thể được quy định trong khoản 1 điều 31 Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Quy định này có thể hiểu là, “khi cáo buộc một người phạm tội hình sự, nghĩa vụ chứng minh có tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng người bị cáo buộc là có tội được coi là vô tội cho đến khi chứng minh một cách rõ ràng (không còn nghi ngờ) rằng họ có tội và việc chứng minh có tội phải được thực hiện theo trình tự luật định. So với Điều 72 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) và khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, nội dung điều này của Hiến pháp năm 2013 đã rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn bằng
việc chỉ rõ hai dấu hiệu cơ bản”55
. Do đó, về nguyên tắc, đến giờ này ông Linh vẫn chưa bị xác định là có tội, cộng đồng mạng không thể vì bất cứ lý do để nhân danh công lý, nhân danh đám đông đăng tải hình ảnh, kết tội ông ta khi chưa bị tòa kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Việc kết án là quyền của tòa án chứ không phải của đám đông và mạng xã hội.
Đến với một vấn đề khác, trong những ngày bị cơ quan chức năng triệu tập để điều tra nghi vấn sàm sỡ bé gái trong thang máy, người dân sống gần khu vực nhà riêng của bị cáo Nguyễn Hữu Linh ở quận Hải Châu cho biết nhà của bị cáo bị bôi bẩn. Thậm chí nhiều người còn tìm đến trước nhà ông chụp ảnh
“check in” rồi đăng lên mạng xã hội, kèm những lời bình luận chế giễu ông56
. Cụ thể, “trong đêm ngày 4/4 rạng sáng ngày 5/4, đối tượng lạ được cho là phẫn nộ quá khích đã ném chất bẩn, xịt sơn lên tường nhà ông Linh tại số 30 Lê Lợi (TP Đà Nẵng). Thời điểm phát hiện, trước nhà ông Linh có chất bẩn và trên cảnh
cổng sắt màu trắng có dòng chữ "Ấ DÂM" được xịt bằng sơn đen”57
. Nhiều người dân tạo đề can "Thành phố đáng sống (Đà Nẵng) phải hốt sạch ấu dâm"
cùng hình ảnh ông này, dán trên các xe ô tô, nhà hàng, khu dân cư, chung cư 58
. Hành động này của mọi người hoàn toàn không đúng được nêu rõ trong hai luận điểm. Thứ nhất, những người thân trong gia đình bị cáo đều không liên quan, do đó bất cứ cá nhân, tổ chức nào gây ra các tổn hại về vật chất, tinh thần đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Thứ hai, bị cáo Nguyễn Hữu Linh có hành xử sai trái như thế nào thì chúng ta không phải là cơ quan có thẩm quyền để phán xét hay hành động những việc trên. Nếu có những hành vi quá khích vì sự tức giận mà làm hư hỏỏ̉ng tài sản hoặc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của những người thuộc gia đình ông Linh thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ngoài ra tài sản bị cố ý hủy hoại, làm hư hỏỏ̉ng trên 2 triệu đồng còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015. “Mỗi người có những ứng xử, phản ứng chống lại cái xấu là điều đáng mừng, nhưng cần có cách ứng xử đúng theo hạn mức pháp luật cho phép, nếu không chính các phản ứng quá khích lại gây hại cho người khác và gây hại cho chính mình”, theo Luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư Thành phố Đà Nẵng) đã nói trong buổi trao đổi với báo Tuổi trẻ. Mở rộng vấn đề ra thì những người dân này còn vi phạm đến khoản 1 điều 20 Hiến pháp 2013, được quy định cụ thể: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏỏ̉e, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏỏ̉e, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”và khoản 2 điều 22 “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.