Đặc điểm cấu tạo

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo,nguyên lý làm việc của hệ thống lái trợ lực điện trên xe toyota corolla altis 2 0 2016 (Trang 50 - 58)

3.1.1 Cụm vô lăng

Hình 33 : Cụm vô lăng

-Chức năng:Vô lăng có chức năng tiếp nhận mô men quay từ người lái rồi truyền cho trục lái.

-Cấu tạo: Vô lăng loại 3 chấu hình tròn bên trong bằng thép và được bọc nhựa bên ngoài.Cấu tạo gồm:

+Mặt vô lăng :Là nơi bố trí công tắc còi và túi khí lái xe +Các đai ốc và mô men xiết

+Ngoài ra còn có các nút điều khiển trên mặt vô lăng. 3.1.2 Cụm trục lái

*Kết cấu trục lái

-Trục lái là thành tố cấu thành hệ thống lái có chức năng chính là truyền mô men lái từ vô lăng tới cơ cấu lái. Một trục lái đơn giản chỉ bao gồm trục lái và các bộ phận bao che trục lái.Trục lái trên Toyota Corolla Altis 2.0 có cấu tạo phức tạp hơn do nó cho phép thay đổi độ nghiêng của vành tay lái hoặc cho phép trục lái chùm ngắn lại khi người lái va đập trong trường hợp xảy ra tai

nạn để hạn chế nguy hiểm đối với người lái.Ngoài ra trụ lái còn là nơi lắp đặt nhiều bộ phận khác như:cần điều khiển hệ thống đèn,cần điều khiển gạt mưa….

Hình 34 : Cơ cấu trục lái

1-Đầu trục nối với vô lăng; 2-Vòng chặn; 3-Ổ bi; 4-Trục trượt; 5-Ống trượt trục

6-Tấm hãm; 7-Vòng bi; 8-Trục chính; 9-Giá đỡ trên trục; 10-Khớp các đăng 11-Trục các đăng; 12-Vòng chặn; 13-Bu lông hãm; 14-Cần khóa

-Trục các đăng là bộ phận nối chuyển tiếp giữa trục lái và cơ cấu lái. Trên trục các đăng có các khớp nối các đăng kiểu chữ thập.

Hình 35 : Trục các đăng

*Một bố bộ phận lắp trên trục lái -Cụm công tắc điều khiển và cáp xoắn

+Điều khiển đèn xi nhan,đèn pha,gạt mưa và nước rửa kính

+Bố trí dưới vô lăng:gồm 2 cần điều khiển giúp người lái điều khiển đèn và gạt mưa khi lái xe.

+Cáp xoắn:Là bộ phận của hệ thống túi khí có chức năng truyền dòng kích nổ của bộ cảm biến túi khí trung tâm đến bộ thổi khí.

Hình 36 : Cụm công tắc

-Cụm khóa điện:Có chức năng khóa lái,bật khóa điện,khởi động động cơ và tắt động cơ.

3.1.3 Thước lái

-Thước lái(hay còn gọi là cơ cấu lái) là sử dụng cơ cấu loại thanh răng bánh răng:

+Cơ cấu lái bánh răng thanh răng-thanh răng được sử dụng phổ biến trên các xe ô tô du lịch, xe tải nhỏ, xe SUV.Nó là cơ cấu đơn giản.Một bánh răng được nối với ống kim loại, một thanh răng được gắn trên ống kim loại. Một thanh nối nối hai dầu mút của thanh răng.

+Bánh răng tròn được nối với trục lái. Khi xoay vành tay lái, bánh răng làm chuyển động thanh răng.Thanh nối ở hai đầu thanh răng được gắn với một cánh tay trên trục xoay.

+Chức năng biến chuyển động quay từ trục lái thành chuyển động ngang của thanh răng từ đó truyền ra các bánh dẫn hướng.

+Nó cung cấp một sự giảm tốc,tăng lực để làm đổi hướng các bánh xe dễ dàng và chính xác hơn.

Hình 37 : Cụm thước lái xe Toyota

Hình 38 : Cấu tạo cụm thước lái

1-Rô tuyn lái ngoài; 2-Đai ốc rô tuyn lái trong; 3-Rô tuyn lái trong; 4-Cao su chắn bụi

-Dẫn động lái

+Dẫn động lái trên Toyota Corolla Altis 2.0 bao gồm tất cả các chi tiết truyền lực từ cơ cấu lái đến ngõng quay của các xe.Bộ phận cơ bản và quan trọng nhất của dẫn động lái là hình thang lái,được tạo bởi cầu trước,đòn kéo ngang,và các cạnh bên.Nó có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe không bị trượt lê khi quay vòng.Do đó làm giảm mài mòn lốp,giảm tổn hao công suất và tăng tính ổn định khi quay vòng.

Hình 39 : Rô tuyn lái ngoài xe Toyota

1 2 3

Hình 40: Kết cấu khớp cầu thanh kéo bên( rô tuyn lái ngoài)

4

5

1-Vòng kẹp; 2-Bạc lót; 3-Khớp cầu; 4-Cao su giảm chấn; 5-Lò xo 3.1.4 Cơ cấu trợ lực lái

-Mô tơ điện trợ lực

+Mô tơ điện trợ lực là mô tơ điện một chiều nam châm vĩnh cửu,gắn trên trục lái.Có nhiệm vụ cung cấp 1 lực hỗ trợ người lái quay vòng.

+Mô tơ điện trợ lực nhận tín hiệu điều khiển của ECU để cung cấp lực hỗ trợ đã được tính toán và cài đặt trước.

1-Vòng bi; 2-Trục vít; 3-Vỏ trục lái; 4-Khớp nối; 5-Rô to; 6-Stato; 7-Trục mô tơ 8-Trục lái chính; 9-Bánh vít

Hình 41 : Cấu tạo mô tơ trợ lực điện

-Cảm biến mô men lái(loại lõi thép xoay)

+Khi lái xe điều khiển vô lăng,mô men lái tác động lên trục sơ cấp của cảm biến mô men thông qua trục lái chính.Người ta bố trí vòng phát hiện một và hai trên trục sơ cấp phía vô lăng và vòng phát hiện thứ ba trên trục thứ cấp.Trục sơ cấp và thứ cấp được nối với nhau bởi một thanh xoắn.

Hình 42 : Cấu tạo cảm biến mô men trục lái:

1-Vòng phát hiên thứ nhất 2-Trục sơ cấp

3-Cuộn dây bù

4-Vòng phát hiện thứ 2 5-Cuộn dây phát hiện 6-Vòng phát hiện thứ 3 7-Trục thứ cấp

-Cảm biến tốc độ ô tô(loại điện từ)

+Cảm biến này được lắp trong hộp số và nhận biết tốc độ quay của hộp trục thứ cấp hộp số.Nó bao gồm một nam châm vĩnh cửu, một cuộn dây và một lõi. Một rô to 4 răng được lắp trên trục thứ cấp của hộp số.

+Khi trục thứ cấp của hộp số quay, khoảng cách giữa lõi của cuộn dây và rô to tăng hay giảm bởi các răng. Số lượng đường sức từ đi qua lõi tăng hay giảm tương ứng, tạo ra một điện áp xoay chiều AC trong cuộn dây. Do tần số điện áp xoay chiều này tỉ lệ với tốc độ của rô to, nó được dùng để nhận biết tốc độ của xe.

-ECU trợ lực lái:Bộ phận điều khiển trung tâm (ECU) có nhiệm vụ cấp tín hiệu từ các cảm biến,xử lý thông tin để điều khiển mô tơ.Thường được lắp ở dưới ốp bảng táp lô.

Hình 43 : Cảm biến tốc độ ô tô loại điện từ

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo,nguyên lý làm việc của hệ thống lái trợ lực điện trên xe toyota corolla altis 2 0 2016 (Trang 50 - 58)