Nguyên lý làm việc của hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo,nguyên lý làm việc của hệ thống lái trợ lực điện trên xe toyota corolla altis 2 0 2016 (Trang 58 - 72)

Altis 2.0 2016

Hình 44 : Bố trí hệ thống lái trợ lực điện

1-Cơ cấu lái; 2-Mô tơ điện; 3-Hộp số truyền; 4-Cảm biến mô men trục lái; 5-Cảm biến tốc độ ô tô; 6-ECU; 7-Các đường điện

-Nguyên lý làm việc

+Khi người lái quay vành tay lái thì lực quay vòng sẽ được truyền xuống trục lái chính.

+Trục lái quay,mô men lái thanh xoắn bị xoắn tạo ra độ lệch pha giữa vòng phát hiện thứ 3 và thứ 2.Dựa trên độ lệch pha này một tín hiệu tỉ lệ với mô men được đưa tới ECU.

+Đồng thời cảm biến tốc độ ô tô cũng gửi tín hiệu đến ECU trợ lực lái.Tùy thuộc vào từng tốc độ ô tô mà cần lực hỗ trợ khác nhau.

+ECU nhận thông tin từ các cảm biến,xử lý thông tin đã nhận.Từ đó đưa ra tín hiệu điều khiển tới mô tơ điện.Tín hiệu điều khiển là cường độ dòng điện cung cấp cho mô tơ điện.

+Mô tơ điện được điều khiển lực hỗ trợ bằng ECU,mô tơ hỗ trợ 1 lực quay vòng trục lái thông qua hộp số truyền.

+Trục lái được nối và truyền mô men tới trục lái trung gian.Trục lái trung gian có các khớp các đăng để đảm bảo mô men quay thay đổi vị trí trục lái,vành tay lái.

+Trục lái trung gian truyền mô men đến cơ cấu lái.Ở cơ cấu lái chuyển động quay của bánh răng được biến đổi thành chuyển động ngang của thanh răng. +Chuyển động ngang của thanh răng sẽ được dẫn đến các bánh xe dẫn hướng nhờ dẫn động lái.Bánh dẫn hướng sẽ quay sang hướng mong muốn của người lái với lực hỗ trợ được ECU tính toán và điều khiển mô tơ.

CHƯƠNG 4: Quy trình chẩn đoán hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016

4.1 Một số hư hỏng của hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016

-Độ rơ vành tay lái tăng +Các rô tuyn bị mòn

+Bánh răng thanh răng bị mòn

+Bu lông bắt vỏ của cơ cấu bị mòn

-Lực trên vành tay lái gia tăng hay không đều

+Điều chỉnh không đúng sự ăn khớp của bánh răng thanh răng +Mô tơ trợ lực gặp vấn đề

-ECU điều trợ lực lái gặp vấn đề +Các cảm biến bị hỏng

+Bị đứt dây điện

-Vành tay lái bị rung, lắc

+Áp suất lốp không đều, bánh xe không cân xứng, bị đảo +Sai lệch độ chụm

+Các khớp cầu trong cơ cấu lái bị rơ -Xe có xu hướng chuyển động lệch

+Độ nghiêng tới hoặc nghiêng ngang của bánh xe dẫn hướng không cân bằng(do mòn không đều), dầm cầu bị lệch

-Tay lái bị rung nhanh và và mạnh +Thanh giảm chấn bị hỏng

+Khe hở tự do của dẫn động lái quá nhỏ -Vành tay lái không trả về vị trí cân bằng +Sai góc đặt bánh xe

4.2 Quy trình chẩn đoán xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016 Triệu chứng

-Xe bị nhao lái

-Hiệu quả khi đánh lái download by : skknchat@gmail.com

bên khác nhau -Chuyển động lái không thay đổi theo vận tốc -Không có độ rơ hoặc độ rơ quá lớn

4.3 Bảo dưỡng hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016 *Bảo dưỡng hệ thống lái là việc làm cần làm thường xuyên và đúng tiêu chuẩn.Có các cấp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống lái như sau

-Kiểm tra bảo dưỡng hằng ngày:Người lái xe có thể thực hiện kiểm tra bằng cách đánh lái khi khởi động hoặc không khởi động.Cảm nhận hệ thống lái bị rơ,bị nhao lái,trợ lực lái không đủ hoặc nặng tay lái trong quá trình lái

xe.Kiểm tra và bổ sung áp suất lốp.

-Kiểm tra cơ cấu lái và dẫn động lái:Là công việc dành cho các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa thực hiện

+Kiểm tra cao su chắn bụi,nểu hở thay thế ngay.

+Kiểm tra rô ruyn lái ngoài và trong.Nếu bị rơ,hư thỏng cần thay thế. +Kiểm tra áp suất lốp.Bổ sung nếu thiếu.

+Kiểm tra cân bằng động bốn lốp.

+Cân chỉnh độ chụm bằng hệ thống chuyên dụng. -Kiểm tra hệ thống trợ lực

+Kiểm tra các cảm biến của hệ thống lái.Nếu hư hỏng thì thay thế. +Kiểm tra ECU trợ lực.

+Kiểm tra mô tơ trợ lực.

+Kiểm tra các giắc nối điện và đường dây điện.

*Để tháo hệ thống lái ra kiểm tra bảo dưỡng cũng như thay thế ta cần thực hiện đúng theo các bước tháo lắp và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để thao.Sau đây là các bước tháo lắp các bộ phận chính của hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota Altis 2.0 2016.

Hình 45 : Cẩm nang Toyota

vực bước -Tháo nắp che 2 bên phía dưới vô lăng Tháo cụm -Tháo trục mặt vô lái lăng

cụm vô lăng -Tháo cụm công tắc xi nhan có cáp xoắn download by : skknchat@gmail.com

tấm cách âm -Tháo cụm trục lái download by : skknchat@gmail.com

cụm trục lái trung gian -Tháo cụm thước lái

Tháo -Tháođầu

cơ thanh cấu nối(rô lái tuyn lái ngoài) -Tháo cao su chắn bụi

*Lưu ý khi tháo lắp hệ thống lái

-Khi gặp trục trặc hay có cảm giác lái không bình thường thì người lái không nên tự ý sửa chữa hay tháo lắp mà phải mang vào cơ sở sửa chữa để các kỹ

thuật viên và thợ sửa chữa có kĩ năng và có đầy đủ dụng cụ máy móc kiểm tra và sửa chữa.

-Tháo hay thay thế cụm vô lăng,trục lái,trục lái trung gian và dẫn động lái cần đánh dấu vị trí ban đầu để khi lắp đặt lại hệ thống lái hoạt động bình thường. -Tháo lắp hệ thống lái cần thực hiện chính xác và đảm bảo tính chắc

chắn.Kiểm tra và siết các bu lông,đai ốc.

KẾT LUẬN

Sau thời gian làm đồ án với về tài “Nghiên cứu, khảo sát hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016 đến nay đồ án của em đã hoàn thành với các mục:

Chương 1:Tổng quan hệ thống lái trên ô tô

Chương 2:Giới thiệu về hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016

Chương 3: Phân tích đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016

Chương 4: Quy trình chuẩn đoán hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức căn bản của em đã được nâng cao hơn. Em đã hiểu hơn về hệ thống lái nói chung và hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016 nói riêng. Biết được các kết cấu mới và nhiều điểm mới mẻ từ thực tế.Em cũng học được nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái nói chung, hệ thống lái trợ lực điện trên xe Toyota Corolla Altis 2.0 2016 nói riêng, khái quát được các kiến thức chuyên ngành.

Để hoàn thành được đồ án này, em xin chân thành cảm ơn toàn các thầy trong khoa Công nghệ kỹ thuật Ô tô trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở tới kiến thức chuyên ngành. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy Đinh Xuân Thành đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn nên đồ án không tránh khỏi sai sót. Em rất mong các thấy góp ý để đồ án em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1 ] Nguyễn Tiến Hán, Giáo trình thực hành kỹ thuật viên gầm ô tô, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2017.

[2 ] Nguyễn Nước, Lý thuyết ô tô, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.

[3 ] Lê Văn Anh, Giáo trình kĩ thuật sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2015.

[4 ] Lê Hồng Quân, giáo trình Thí nghiệm gầm ô tô, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2015.

[5]Nguyễn Khắc Trai, Kỹ thuật chuẩn đoán ô tô, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2007

[6 ] Nguyễn Khắc Trai, Kết cấu ô tô, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội [7 ] TS Hoàng Đình Long , Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009

[8 ] Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành, Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô, Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng

[9 ]toyota.com.vn

[10] oto-hui.com

[11] ebookbkmt.com [12 ] toyota.com.vn

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo,nguyên lý làm việc của hệ thống lái trợ lực điện trên xe toyota corolla altis 2 0 2016 (Trang 58 - 72)