Tăng cường các thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIETNAM (Trang 142 - 148)

3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh

3.3.4. Tăng cường các thủ tục phân tích

Để khắc phục hạn chế của các thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục DTBH & CCDV đang được thực hiện tại CPA VIETNAM, kiểm toán viên nên sử dụng mô hình phân tích trong các cuộc kiểm toán mà mình thực hiện. Thủ tục phân tích này thường được thực hiện qua các bước sau:

- Phát triển một mô hình;

- Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ; - Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ;

- Phân tích nguyên nhân chênh lệch; - Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.

Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục phân tích này cũng đòi hỏi nhiều ở sự phán đoán của kiểm toán viên. Vì vậy, việc thực hiện thủ tục phân tích này cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên c ó trình độ và chuyên môn. Khi áp dụng kỹ thuật này, kiểm toán viên cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh: việc phân tích sẽ không c ó ý nghĩa nếu các chỉ tiêu không có mối liên hệ với nhau. Ngoài ra kỹ thuật

này chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu đồng chất về nội dung và phương pháp tính. - Đối với những khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu như doanh thu, kiểm toán

viên không thể chỉ sử dụng kỹ thuật phân t ch đơn thuần mà cần kết hợp với các kỹ thuật khác để tìm được bằng chứng thích hợp.

- Trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cần thận trọng trong phân tích và nên kết hợp với nhiều kỹ thuật khác.

- Đánh giá chênh lệch khi phân tích sẽ sai lầm nếu kiểm toán viên thiếu hiểu biết về những mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất cũng cần được sử dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả hơn. Việc phân tích

không nên chỉ bó buộc trong một năm mà có thể tiến hành so sánh doanh thu từng tháng, từng quý của năm nay với cùng kỳ các năm trước, hoặc so sánh doanh thu và tỷ trọng doanh thu của từng loại doanh thu, từng mặt hàng, dịch vụ cung cấp giữa các kỳ, các năm liên tiếp để xem có biến động bất thường nào không. Việc phân tích tỷ suất cần được coi trọng hơn và bổ sung thêm các tỷ suất cần thiết, không chỉ là dừng lại ở phân tích các tỷ suất tài chính mà có thể kết hợp phân tích với các chỉ tiêu phi tài chính.

Theo Tác giả, bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu mà kiểm toán viên đã thực hiện trong kiểm toán doanh thu của công ty ABC, KTV cũng c ó thể so sánh doanh thu bán hàng giữa các kỳ trong mối quan hệ với giá vốn hàng b án để kiểm tra tính hợp lý của doanh thu và chi phí. Việc so sánh này có thể thực hiện như iểu sau:

Bảng 3.10: So sánh doanh thu bán hàng trong mối quan hệ với giá vốn hàng bán của công ty ABC

Giá vốn hàng bán 326,998,822,34

7 267,124,810,317 59,874,012,030 22.41%

GVHB/DTBH (%) 81

1 T2 37,505,338,706 29,937,141,359 7,568,197,34 7 20.18% T3 31,826,307,953 25,601,238,017 6 6,225,069,93 19.56% T4 15,369,566,822 13,513,086,527 1,856,480,29 5 12.08% T5 24,482,026,203 19,961,952,214 9 4,520,073,98 18.46% T6 78,548,380,689 61,601,135,868 16,947,244,821 21.58% T7 26,535,209,894 20,758,594,865 5,776,615,02 9 21.77% T8 31,213,707,278 23,838,325,619 9 7,375,381,65 23.63% T9 22,807,768,616 18,057,859,622 4,749,908,99 4 20.83% T10 24,990,872,525 19,883,813,939 5,107,058,58 6 20.44% T11 28,290,375,007 25,443,383,532 2,846,991,47 5 10.06% T12 55,404,097,219 45,659,447,296 9,744,649,92 3 17.59% Tổng 399,083,724,869 322,877,647,674 76,206,077,195

Như vậy thông qua việc tính toán trên có thể thấy doanh thu b án hàng tăng lên với mức tăng lớn hơn so với giá vốn hàng b án, điều này thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là rất tốt. Mặt khác qua tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu bán hàng có thể thấy tỷ lệ này giảm đi so với năm trước càng khẳng định cho kết luận trên. Kiểm toán viên có thể tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, theo dự đoán c thể là do giá b án tăng lên trong khi các chi phí đầu vào vẫn không thay đổi, cũng c ó thể doanh nghiệp đã tìm ra phương pháp làm giảm chi phí...

KTV có thể phân tích tiếp một mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu đó là sản phẩm dệt may. Xem xét mối quan hệ doanh thu - giá vốn - lợi nhuận của sản phẩm này, phát hiện ra sự bất thường (nếu có).

Bảng 3.11: So sánh doanh thu bán hàng trong mối quan hệ với giá vốn hàng bán và lợi nhuận của sản phẩm dệt may

Qua bảng phân tích, ta thấy tỷ lệ Lợi nhuận/ Doanh thu tháng 1 và tháng 11 đang thấp bất thường, vì vậy KTV nên tập trung kiểm tra chi tiết. Đồng thời kiểm tra chi tiết doanh thu tương ứng với giá vốn cho từng loại sản phẩm của đơn hàng trong hai tháng này.

Kết luận Chương 3

Trong Chương này, Tác giả đã đưa ra được lý do cần phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục DTBH & CCDV trong kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM nói riêng và các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam nói chung xuất phát từ nhu cầu của việc hội nhập quốc tế cũng như chiến lược phát triển của kiểm toán độc lập Việt Nam.

Chương 3 cũng đưa ra được phương hướng hoàn thiện kiểm toán khoản mục DTBH & CCDV trong kiểm toán BCTC. Trên cơ sở phương hướng đó , Tác giả đã đề xuất được các giải pháp cụ thể liên quan như: phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC; đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu; nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát; chú trọng hơn tới thủ tục phân tích...

116

KẾT LUẬN

Trong các khoản mục trên BCTC, thì khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong những khoản mục nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người sử dụng BCTC. Bỡi lẽ, đây là khoản mục phản ánh hình kinh doanh một của doanh nghiệp. Vì vậy, Báo cáo KQHĐKD giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống BCTC. Do đó, kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực chất là xác định khoản mục này có được trình bày trung thực và hợp lý hay không nhằm giúp cho người sử dụng có một cái nhìn chính xác đối với hoạt động của một doanh nghiệp. Vì vậy, một chương trình kiểm toán hoàn thiện sẽ giúp cho công việc kiểm toán tốt hơn, mang lại kết quả cao trong cuộc kiểm toán và đảm bảo rằng các con số được trình bày trên BCTC nói chung và trong khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp nói riêng là trung thực và h ợp lý.

Bằng việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng của CPA VIETNAM dựa trên cơ sở phương pháp luận kiểm toán được trang bị trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Học viện Ngân hàng, Tác giả xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại CPA VIETNAM.

Mặc dù đã cố gắng hết sức, song, do tính chất phong phú, đa dạng trong công tác kiểm toán gắn với những biến động của hoạt động thực tiễn, đồng thời, sự nhận thức và kinh nghiệm của Tác giả còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý cùng những người quan tâm.

Một lần nữa, Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Bính và các đồng nghiệp trong Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM đã tận tình giúp đỡ Tác giả hoàn thành Luận văn này.

1. Alvin A. Arens và James K.Loebbecke (2000), Kiểm toán, NXB thống kê. 2. AFA Research & Education (2013), Tài liệu KTV chuyên nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn b ản pháp luật về kiểm toán Việt Nam, NXB tài chính, Hà Nội.

4.Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 179/2012/TT-BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp. 5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định về Chế độ kế

toán doanh nghiệp.

6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ban hành về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

7. Bộ Tài chính, Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính.

8. Cục Xúc tiến Thương Mại (2015), Nhập khẩu bông niên vụ 2014/15.

9. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2015), Báo cáo nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam 2015.

10. Học viện tài chính (2009), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính.

11. Học viện tài chính (2011), Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính, NXB Tài chính.

12. Học viện tài chính (2012), Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính - các thông tin tài chính khác, NXB Tài chính.

13. Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Kế toán tài chính (phần 1, 2 và 3), NXB Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

14. Ngô Đức Long (2002), "Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Thương mại, Hà Nội. 15. Tạp chí Kế toán - Kiểm toán.

16. Bùi Thị Thủy (2013), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường

toán báo cáo tài chính của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu Tiếng Anh

18. Conceptual Gramework for financial reporting (2013), IASB Khuôn mẫu lý thuyết kế toán về Báo cáo tài chính.

19. Gay & Simnett (2003), Auditing and Assurance Service. 20. IFAC,IAASB, International Accounting, Standard. 21. IFAC,IAASB, International Standard on Auditing.

Website

22. Http://www.kiemtoannn.gov.vn (Trang tin điện tử của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam)

23. Http://www.luatvietnam.vn (Trang tin điện tử về Luật Việt Nam) 24. Http://www.mof.gov.vn (Trang tin điện tử của Bộ Tài chính)

25. Http://www.thanhtra.gov.vn (Trang tin điện tử của Thanh tra Chính phủ) 26. Http://www.gso.gov.vn (Trang tin điện tử của Tổng cục Thống kê) 27. Http://www.vaa.vn (Trang tin điện tử của Hội Kế toán Việt Nam)

28. Http://www.vacpa.org.vn (Trang tin điện tử của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIETNAM (Trang 142 - 148)