Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngành gạch ốp lát

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 30)

1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng

- - Số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển hoạt động cho vay phát triển ngành gạch ốp lát, số lượng

ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm được xác định theo công thức:

Tốc độ tăng dư nợ cho Dư nợ cho vay kỳ này

= x100

vay Dư nợ cho vay kỳ trước

Các chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ mở rộng cho vay phát triển ngành gạch ốp lát tăng. Ngoài ra để đánh giá được tốc độ tăng dư nợ cho vay cần xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ cho vay của cả ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

-Thu nhập từ hoạt động cho vay ngành gạch ốp lát

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay ngành gạch ốp lát là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sự mở rộng cho vay với đối tượng này. Khi lợi nhuận từ cho vay ngành gạch càng cao thì càng chứng tỏ sự mở rộng về cả số lượng và chất lượng của hoạt động này. Chúng ta có thể sử dụng các chi tiêu như:

Lợi nhuận = doanh thu - chi phí

Ngoài ra để đánh giá một cách chính xác mức độ mở rộng cho vay phát triển ngành gạch ốp lát cần đánh giá tỷ trọng đóng góp từ hoạt động cho vay này vào lợi nhuận của cả ngân hàng. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ được vai trò của hoạt động cho vay ngành gạch ốp lát với toàn ngân hàng.

Tỷ trong lợi nhuận cho vay Lợi nhuận cho vay ngành gạch

ngành gạch

Tổng lợi nhuận của ngân hàng

1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn đối với tín dụng xuất nhập khẩu phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng du nợ của một ngân hàng sẽ phán ánh đuợc chất luợng của dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thông qua hiệuquả và rủi ro của việc phát triển quy mô tín dụng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTM thuờng chia nợ quá hạn thành các nhóm sau:

+Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

+Nhóm 3 (Nợ duới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn duới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ đuợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

+Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến duới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn duới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lại lần thứ hai.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày.

Tỷ lệ nợ quá Du nợ quá hạn

; = " ' x 100%

hạn

Tổng du nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp tức là độ an toàn tín dụng tại ngân hàng hiện tại cao và nguợc lại. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ “có vấn đề”, có thể bị mất toàn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng thuơng mại.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả của các khoản nợ quá hạn, có thể là nguy cơ gây mất vốn toàn bộ hoặc một

phần cho ngân hàng trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn.

Như vậy, nếu khoản cho vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh rủi ro không chính xác. Số dư nợ cho vay ra tăng cùng với số tiền cho vay được giải ngân, trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Như vậy tốc độ tăng cho vay tăng nhanh có thể che dấu đi vấn đề nợ quá hạn, không tính đến các chỉ số đánh giá an toàn tín dụng có được sử dụng hay không. Do đó ngân hàng thương mại cần thận trọng khi đánh giá độ an toàn tín dụng bằng việc xác định kỳ hạn như thế nào thì coi là quá hạn.

Bên cạnh đó, cần xem xét tỷ cơ cấu tỷ lệ nợ quá hạn để hiểu sâu hơn nguy cơ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Thông thường, các nhà quản trị ngân hàng thường xem xét cơ cấu nợ quá hạn theo các tiêu chí sau:

+ Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh + Cơ cấu nợ quá hạn theo các nhóm nợ

+ Cơ cấu nợ quá hạn có khả năng thu hồi + Nợ quá hạn theo thời hạn

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ________________x 100% (1.4) Tổng dư nợ

Nợ xấu bao gồm toàn bộ các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ trên càng thấp thì chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao. Thông thường tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 3%.

Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phải gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngân

hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thuơng mại đã gia hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng du nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng du nợ quá hạn. Nhờ có các chỉ tiêu đó mà ngân hàng thuơng mại có thể biết đuợc bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w