THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân
Quản lý thuế TNCN là việc tổ chức, điều khiển hoạt động thu thuế TNCN của một quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Công tác quản lý thuế thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước hết nó được coi là cầu nối trong việc đưa chính sách thuế vào thực tiễn cuộc sống, đảm bảo đạt được các mục tiêu dự kiến khi xây dựng chính sách thuế đối với nền kinh tế xã hội. Trong thực tế, các chuyên gia hoạch định chính sách thuế của các nước phát triển đều cho rằng”chính sách thay đổi mà không có sự thay đổi về quản lý tức là chẳng có sự thay đổi nào cả”. Các nhà kinh tế của Ngân hàng thế giới cũng cho rằng “ Những thay đổi trong chính sách thuế cần phải tương ứng với năng lực quản lý”.
Quản lý thuế tốt không đơn giản là thu được số thuế nhiều nhất hay số thu về thuế không phải là thước đo chính xác tính hiệu quả của quản lý thuế mà để xác định mức độ hiệu quả của quản lý thuế người ta thường dùng thước đo được coi là tương đối chính xác đó chính là mức độ về “khoảng cách tuân thủ”. Khoảng cách tuân thủ ở đây được hiểu trên bốn khía cạnh: Sự chênh lệch giữa ĐTNT tiềm năng và ĐTNT đã đăng ký thuế; sự chênh lệch giữa ĐTNT có đăng ký thuế với ĐTNT có đăng ký thuế nhưng không kê khai thuế; sự khác biệt giữa số thuế thu được với số tiềm năng phải nộp theo luật; sự chênh lệch giữa số thuế mà ĐTNT đã kê khai với số thuế mà ĐTNT đã thực nộp. Như vậy, quản lý thuế hiệu quả là giữ cho “khoảng cách tuân thủ” ở mức thấp nhất, có như vậy thì tính công bằng của hệ thống thuế sẽ được cải thiện và nền kinh tế cũng sẽ phát triển ổn định, bền vững hơn.
- Tập trung huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
- Phát huy tốt nhất vai trò tích cực của thuế trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vai trò này chỉ có thể phát huy tốt trong thực tiễn khi có sự tác động tích cực của chủ thể quản lý thu thuế và nộp thuế. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung công việc cụ thể của công tác quản lý
thuế.
- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật thuế cho các tổ chức và dân cư. Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ pháp luật để thực hiện sự tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Do đó, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động của Nhà nước đến nền kinh tế.
Quản lý thuế TNCN là một hoạt động quản lý có nhiều đặc điểm riêng xuất phát từ những đặc điểm riêng có của thuế TNCN, cụ thể như sau:
Thứ nhất: do đây là sắc thuế mang tính trực thu, trực tiếp điều chỉnh trên thu nhập thực nhận được của các cá nhân làm cho họ cảm nhận được một cách rõ ràng gánh nặng thuế mà họ đang là đối tượng bị điều chỉnh. Đặc trưng này làm cho công tác quản lý thuế trở nên hết sức nhạy cảm, việc thực hiện các biện pháp quản lý cũng vì thế mà gây nên các phản ứng khác nhau cho các ĐTNT
Thứ hai: do thuế TNCN có đặc điểm là mang tính lũy tiến so với thu nhập và có tính đến yếu tố gia cảnh cảnh của NNT, trong khi đó việc quản lý hồ sơ gia cảnh của từng cá nhân nộp thuế là một việc làm hết sức khó khăn mà không phải quốc gia nào cũng có thể thực hiện được một cách hiệu quả. Điều đó đã làm cho quá trình quản lý thuế trở nên rất phức tạp, đòi hỏi trình độ quản lý phải cao và bao quát.
Thứ ba: Quản lý thuế TNCN là hoạt động rất phức tạp do có phạm vi điều chỉnh rộng. Số lượng các đối tượng có thu nhập chịu sự điều chỉnh của luật thuế TNCN là rất lớn, mỗi một loại thu nhập lại có cách thức điều chỉnh riêng. Việc kiểm soát các khoản thu nhập chịu thuế lại là vấn đề rất khó khăn. Thêm vào đó là các quy định về đối tượng cư trú và không cư trú cùng với cách thức điều chỉnh khác nhau tương ứng đã làm cho quá trình quản lý thuế trở nên phức tạp, chi phí hành thu cao đòi hỏi phải có sự đầu tư trí lực và thời gian nghiên cứu chuyên sâu mới có thể quản lý tốt sắc thuế này.
Thư tư: Quản lý thuế TNCN gắn chặt với chủ trương phân phối và quản lý thu nhập của Chính phủ trong từng thời kỳ nhất định. Vì mục tiêu cơ bản của quản lý thuế TNCN là nâng cao tính tuân thủ cho các ĐTNT và đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập giữa các ĐTNT.
1.2.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân
1.2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế
Luật Thuế quy định nghĩa vụ khác nhau cho các nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể có nhóm đối tượng có thể phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về các hoạt động chính của mình hoặc các đối tượng khác, nghĩa vụ nộp tờ khai, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ khấu trừ đối với các khoản thanh toán cho đối tượng khác. ĐTNT ở đây đề cập đến là đối tượng có thu nhập trong một kỳ tính thuế nhất định. Tuy nhiên cần phải xác định rõ đơn vị tính thuế, cơ sở phân biệt đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú.
Mỗi quốc gia trên thế giới sử dụng đơn vị tính thuế khác nhau, song chủ yếu là cá nhân, vợ chồng và hộ gia đình.
Nếu áp dụng đơn vị tính thuế là hộ gia đình thì đối tượng cư trú được kê khai nộp thuế theo hộ gia đình bao gồm NNT và người nuôi dưỡng. NNT là các cá nhân độc thân hoặc hộ gia đình chưa có con nhưng có thu nhập, người nuôi dưỡng là các con chưa đến vị thành niên, người tàn tật...Khi tính
thuế theo hộ gia đình phải qui đổi thành từng thành viên trong hộ gia đình thành các suất thuế theo quy định. Trong có vẻ hợp lý tuy nhiên muốn thực hiện phương pháp này thì phải đưa ra định nghĩa cụ thể về gia đình và các gia đình phải có tính ổn định.
Nếu áp dụng đơn vị tính thuế là vợ chồng thì khi đó họ có thể mở tờ khai chung hoặc có quyền lựa chọn nộp tờ khai riêng. Song việc đầu tiên cần thiết phải định nghĩa là khi nào thì một ĐTNT được coi là đã lập gia đình?ví dụ như một trong hai người đã ly hôn với lần kết hôn trước nhưng tính hợp lệ của việc ly hôn chưa chắc chắn hoặc hai người cũng có thể đã cưới, đã ly thân và tự coi không còn kết hôn với nhau nữa nhưng dưới gốc độ pháp luật họ vẫn là vợ chồng. Những trường hợp như thế này sẽ gây khó khăn phức tạp cho công tác quản lý.
Với đơn vị tính thuế là cá nhân trước hết cho phép được trừ các chi phí cho bản thân, chi phí nuôi con, nuôi bố mẹ già, nuôi người tàn tật...Về chi phí nuôi con còn tùy thuộc vào chính sách xã hội của từng nước có thực hiện khuyến khích hay không khuyến khích gia đình nhiều con mà có mức giảm trừ sẽ khác nhau. Trong thực tế, ở nhiều nước quy định này lại bị NNT lợi dụng để kê khai khấu trừ nhiều lần, kê trùng.
Như vậy, sử dụng mỗi đơn vị tính thuế trong quản lý thuế TNCN đều có những ưu nhược điểm riêng. Phương pháp thu thuế dựa vào thu nhập hộ gia đình và vợ chồng tuy đảm bảo hơn về mặt xã hội song quá trình quản lý thuế phức tạp,chi phí hành thu cao nên ít được các nước áp dụng. Còn phương pháp dựa vào thu nhập thực tế của mỗi cá nhân có thể trong một chừng mực nhất định việc khấu trừ theo mức tiêu chuẩn hoặc suất miễn thu tiêu chuẩn khi xác định thu nhập chịu thuế có thể chưa thực sự sát đối với hoàn cảnh gia đình của từng cá nhân cụ thể nhưng phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, đáp ứng nguồn thu kịp thời cho ngân sách và thích hợp với hệ thống thuế thu nhập chuẩn nên nhận được sự ủng hộ rộng rãi.
Hệ thống thuế có phân biệt ĐTNT theo tiêu thức “cư trú” và “không cư trú”. Theo tiêu thức này, các cá nhân cư trú ở một nước phải nộp thuế tại nước đó cho mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơi trên thế giới(không phân biệt thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước). Cá nhân không cư trú chỉ phải nộp thuế trên phần thu nhập phát sinh tại nước đó. Khái niệm cư trú và không cư trú ở các nước khác nhau cũng được quy định khác nhau. Nhiều nước quy định cá nhân cư trú là người định cư tại nước đó và những người đến nước đó không thường xuyên nhưng có tổng số ngày ở tại nước đó vượt quá 183 ngày trong năm dương lịch. Có nước lại đưa ra định nghĩa về cá nhân cư trú là người
mang quốc tịch nước đó hoặc quốc tịch nước ngoài nhưng có nhà ở, nơi ở chính, nơi hành nghề chính hay trung tâm của các quyền lợi kinh tế được đặt tại
quốc gia đó.
1.2.2.2 Quản lý thu nhập của các cá nhân
a. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Có hai cách xác định thu nhập chịu thuế khác nhau đó là: Tổng thu nhập đã nhận và thu nhập đã nhận trừ đi các khoản chi phí để tạo ra thu nhập.
Theo quan điểm đánh thuế trên tổng thu nhập đã nhận thì cách tính đơn giản nhưng thường không đảm bảo được sự công bằng trong chính sách động viên đối với từng cá nhân, từng gia đình.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều khái niệm thu nhập chịu thuế của một đối tượng bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản được trừ của đối tượng đó trong kỳ tính thuế. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ, các khoản giảm trừ khác như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ từ đóng góp từ thiện nhân đạo...
Thu nhập chịu thuế thường được phân loại theo nguồn hình thành và nó bao gồm các loại chủ yếu sau:
- Thu nhập từ kinh doanh (TN từ sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ hoặc từ các hoạt động hành nghề độc lập được cấp giấy chứng phép kinh
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công
- Thu nhập từ đầu tư vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản - Thu nhập trúng thưởng
- Thu nhập từ bản quyền
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại - Thu nhập từ nhận thừa kế
- Thu nhập từ nhận quà tặng
b. Thu nhập không chịu thuế hay thu nhập được miễn thuế Thu nhập được miễn thuế bao gồm các loại sau:
- Thứ nhất, được miễn thuế vì lý do xã hội như: các khoản phúc lợi xã
hội, học bổng, tiền bồi thường...
- Thứ hai được miễn thuế theo quy định của các hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận quốc tế đã được ký giữa các nước.
- Thứ ba được miễn thuế có thể vì lý do chính trị hoặc lý do quản lý như: Thu nhập từ quỹ lương hưu nhằm khuyến khích đóng góp lương hưu, từ nguồn viện trợ nước ngoài.
c. Các khoản được giảm trừ
Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của thuế TNCN là có tính đến gia cảnh của người nộp thuế. ĐTNT có cùng mức thu nhập nhưng có hoàn cảnh khác nhau sẻ phải nộp thuế khác nhau. Các khoản được giảm trừ có thể được thực hiện theo hai cách: Giảm trừ cá nhân và giảm trừ tiêu chuẩn
Giảm trừ cá nhân được thực hiện theo phương pháp kê khai chi phí thực tế phát sinh và phải có chứng cứ chứng minh đó là các khoản chi phí có liên quan đến việc tạo ra thu nhập như: chi phí đi lại, ăn ở, kể cả các khoản đóng
góp bảo hiểm và giảm trừ có tính chất xã hội. Phương pháp này thường được áp dụng tại các nước phát triển có trình độ dân trí cao, hệ thống lưu trữ và kiểm
soát thông tin tốt. Các nước chậm phát triển chủ yếu áp dụng hình th thức giảm
trừ tiêu chuẩn. Đây là hình thức được thực hiện thông qua mức khởi điểm chịu thuế, là mức thu nhập trung bình xã hội đảm bảo trang trải đủ những chi phí cần thiết cả về mặt kinh tế và xã hội theo quan niệm và tập quán của từng nước.
Áp dụng hình thức này tuy không đảm bảo công bằng như giảm trừ cá nhân vì mức chi phí cần thiết được cào bằng giữa các đối tượng nộp thuế nhưng việc tính toán lại đơn giản, tiết kiệm được chi phí hành thu và chi phí chấp hành tuân thủ luật thuế.
1.2.2.3 Kiểm tra, thanh tra thuế Thu nhập cá nhân
Thanh tra kiểm tra là một nội dung ngày càng đóng vài trò quan trọng trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng. Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN là để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các đối tượng nộp thuế có hành vi gian lận, trốn thuế.
Tất cả các hồ sơ gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế có thể được thực hiện dưới hai hình thức: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế (Kiểm tra tại bàn) và kiểm tra tại trụ sở NNT. Việc lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào mức độ phức tạp cũng như yêu cầu của việc phân tích thông tin.
Thanh tra thuế được thực hiện ở mức độ và phạm vi sâu rộng hơn so với kiểm tra. Việc thanh tra thuế TNCN chỉ được tiến hành đối với các trường hợp như: khi NNT có nhiều nguồn thu nhập chịu thuế khác nhau, phạm vi phát sinh các khoản thu nhập rộng không chỉ giới hạn trong một địa phương
thiếu nghĩa vụ thuế, trốn thuế, gian lận thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự); khi có yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN
Hoạt động quản lý thuế TNCN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, mỗi nhân tố có những tác động nhất định, có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực đối với công tác quản lý. Việc xem xét các nhân tố này sẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn những thuận lợi khó khăn mà mình đang đối mặt từ đó có biện pháp quản lý thích hợp. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNCN thành hai nhóm nhân tố là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, là Bộ máy và quy trình quản lý thuế TNCN. Bởi việc quản lý thuế TNCN không chỉ là chức năng nhiệm vụ của một phòng ban, đơn vị riêng lẻ mà nó là sự kết hợp đồng thời của các bộ phận trong quy trình quản lý cũng như cũng như các phòng ban từ trên xuống dưới. Quy trình quản lý thuế hợp lý, chặt chẽ, bộ máy quản lý hoạt động thống nhất, đồng bộ là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện tốt công tác quản lý thuế.
Thứ hai, đó là điều kiện vật chất, kỹ thuật của cơ quan thuế. Hoạt động quản lý thuế gồm rất nhiều các nội dung khác nhau như: Tuyên truyền phổ