rất lớn đến ĐTNT thì hệ thống văn bản pháp quy càng đòi hỏi phải chặt chẽ và hoàn chỉnh.
Thứ ba, là điều kiện kinh tế, môi trường pháp lý của mỗi nước. Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý thuế TNCN. Như đã biết, thuế TNCN tính trực tiếp vào thu nhập của mỗi cá nhân. Ở các nước phát triển thu nhập bình quân đầu người cao nên thuế TNCN chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân sống trong điều kiện đầy đủ, mức sống cao sẽ có khả năng đóng thuế TNCN cao hơn. Điểm đặc biệt quan trọng là ở các nước phát triển, với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý cao, lượng tiền mặt dùng trong lưu thông rất nhỏ. Hầu như mọi cá nhân đều có tài khoản ở Ngân hàng, Việc thanh toán chủ yếu được thực hiện thông qua Ngân hàng vì vậy nên mọi khoản thu chi của cá nhân đều được quản lý dễ dàng. Việc tính thuế TNCN trở nên dễ dàng hơn, công tác quản lý thu thuế cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Môi trường pháp lý của mỗi quốc gia cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Một quốc gia có môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của người dân cũng như tính cưỡng chế của thuế cao không có khe hở để các đối tượng có thể trốn thuế. Ngược lại, nếu thiếu hụt một trong các quy định về quản lý cũng như các biện pháp cưỡng chế thuế sẽ làm giảm đáng kể tính tuân thủ của các ĐTNT và do đó sẽ làm cho công tác quản lý thuế đạt hiệu quả không cao.
1.3. KHẢO SÁT KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ QUẢN LÝTHUẾ THUẾ
TNCN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.3.1 Về Tổ chức bộ máy quản lý
Để quản lý thuế hiệu quả trước hết phải có một mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế phù hợp và hoạt động hiệu quả. Có thể thấy mô hình bộ máy
quản lý ở Hà Lan là một trong những mô hình tổ chức hiệu quả và có thể áp dụng ở Việt Nam.
Ở Hà Lan bộ máy quản lý vừa được tổ chức theo mô hình chức năng vừa được thực hiện theo sắc thuế. Cụ thể mô hình chức năng được thể hiện ở cấp trung ương còn ở địa phương việc phân chia công việc lại được thực hiện theo sắc thuế. Việc thực hiện mô hình quản lý đan xen, kết hợp này đã có tác động tích cực đối với công tác quản lý thuế như: nâng cao tính hiệu quả, cải thiện khả năng kiểm tra, kiểm soát và tăng tính hiệu lực trong hoạt động của cơ quan thuế. Cụ thể, việc phân chia thành các bộ phận như quản lý kê khai và kế toán thuế; kiểm tra, thanh tra thuế và quản lý thu nợ. ở cấp trung ương sẽ làm tăng khả năng kiểm tra,kiểm soát của cơ quan thuế. Trong khi đó ở cấp vùng, cấp địa phương cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế lại được phân chia theo sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân... Cách phân chia như vậy có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Thuế do các chuyên gia trong từng lĩnh vực có kiến thức chuyên sâu sẽ dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả hơn. Ngoài ra việc bố trí cán bộ trong từng đơn vị cũng có những điểm khác biệt. Đội ngũ cán bộ thuế ở Hà Lan sẽ được phân loại thành các mức từ B đến I, trong đó B là mức thấp nhất với nhiệm vụ đơn giản và có tính giới hạn nhất định, còn I là các chuyên gia cao cấp nhất, chịu trách nhiệm giải quyết tất cả các vấn đề phức tạp, theo đó mức lương của họ cũng được trả ở mức cao nhất.
Ngoài ra ở Hà Lan còn có một trung tâm trao đổi và phát triển nguồn nhân lực chuyên đào tạo, cung cấp thông tin cho các cán bộ thuế trong cả nước. Trung tâm có nhiệm vụ cơ bản là cung cấp các thông tin chính xác cho các cán bộ thuế để họ có thể sử dụng trong công việc một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra trung tâm còn tổ chức các khóa học đào tạo các kiến thức về nhiều
lĩnh vực nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức nói chung và