hoạt động trên, trung tâm này đã góp một phần không nhỏ trong việc phát triển nguồn nhân lực cho cơ quan Thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng.
1.3.2 về việc xác định kỳ tính thuế, đơn vị thuế và đối tượng nộpthuế thuế
Qua nghiên cứu chính sách thuế TNCN của các nước ta nhận thấy ở các quốc gia khác nhau thì kỳ tính thuế và đơn vị thuế cũng khác nhau song nhìn chung hầu hết các nước đều xác định kỳ tính thuế theo năm tài chính hoặc năm dương lịch. Đối tượng nộp thuế TNCN cũng được phân chia thành cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Các quốc gia xác định kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú theo năm tài chính và thường là năm dương lịch bao gồm: Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan...Hầu hết các nước đều lựa chọn đơn vị nộp thuế theo từng cá nhân riêng biệt, tuy nhiên ở Pháp việc kê khai nộp thuế được thực hiện với đơn vị thuế là hộ gia đình; Ở Thái Lan đơn vị thuế thường là cặp vợ chồng, theo đó người chồng thường có trách nhiệm kê khai các khoản thu nhập của cả hai vợ chồng và thanh toán tất cả các khoản thuế này. Tuy nhiên nếu muốn thì vợ chồng cũng có thể kê khai và nộp thuế riêng và biểu thuế suất được áp dụng đối với các trường hợp kê khai chung và kê khai riêng là khác nhau. Tương tự như vậy ở Malayxia phụ nữ có gia đình có thể lựa chọn việc kê khai thu nhập chung với chồng hoặc kê riêng rẽ. Sự lựa chọn này cho phép người chồng không đủ để ảnh hưởng hoàn toàn các khoản giảm trừ và trợ cấp theo quy định.
1.3.3 Đối với việc khấu trừ, kê khai, nộp thuế
Hầu hết các quốc gia đều sử dụng một trong hai hình thức thu nộp thuế là khấu trừ tại nguồn và kê khai trực tiếp, cụ thể:
Tại Pháp và Trung quốc, tất cả các đối tượng nộp thuế không thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn đều phải thực hiện kê khai thuế
thu nhập hàng tháng và nộp tất cả các loại thuế có liên quan cho cơ quan thuế địa phương. Tờ khai thuế phải được nộp cho cơ quan thuế trong vòng 7 ngày sau khi hết tháng. Cuối năm các hộ nộp thuế phải kê khai thu nhập trong năm tính thuế vào một tờ khai chung và nộp cho cơ quan thuế trước ngày 28/2 năm sau, trừ các hộ có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh có thể nộp muộn hơn. Các đối tượng nộp thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch. Riêng Trung Quốc số thuế đã nộp ở nước ngoài đối với khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài sẽ được trừ vào số thuế phải nộp, tuy nhiên số thuế được trừ tối đa bằng số thuế phải nộp tính theo Luật Thuế của Trung Quốc tính cho khoản thu nhập nhận được đó.
Tại Malaysia, lao động cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công cũng thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn. Tổ chức, cá nhân phải khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân dựa theo biểu thuế do cơ quan Thuế cung cấp. Các cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công cũng thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn theo theo tỷ lệ 29% trên tổng số tiền lương nhận được.
1.3.4 về công tác kiểm tra, thanh tra thuế
Công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng ở Hà Lan đã đạt được hiệu quả cao nhờ sự thành công của một trung tâm dịch vụ điều tra thuộc cơ quan Thuế và Hải Quan và các chính sách xử phạt nghiêm khắc, công khai. Ngay khi nhận được hồ sơ khai thuế do ĐTNT gửi đến, cơ quan Thuế sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu để phát hiện sai lệch (nếu có) để kịp thời yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Trường hợp ĐTNT không đồng ý với ý kiến đánh giá của cơ quan Thuế, họ có thể làm đơn kiến nghị về vấn đề này và vấn đề này sẽ được chuyển cho một cán bộ thuế khác giải quyết nhằm đảm bảo sự khách quan, trung thực trong công tác thuế.
Bên cạnh hoạt động hiệu quả của trung tâm dịch vụ điều tra trên, công tác kiểm tra thanh tra thuế TNCN ở Hà Lan còn có sự hỗ trợ hiệu quả của
trung tâm xử lý và phát triển các sản phẩm thông qua cơ chế phân tích rủi ro tiềm năng của mình. Đây cũng là một tổ chức dự án của cơ quan Thuế và Hải Quan. Một trong những nhiệm vụ chính của trung tâm này là phân tích các rủi ro tiềm ẩn trong việc đánh thuế và thu nộp thuế. Dựa trên việc phân tích các thông tin, trung tâm sẽ tìm ra các mục có mức độ rủi ro cao nhất để cơ quan Thuế tập trung kiểm tra nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng trốn lậu thuế.
Cùng với sự trợ giúp của hai trung tâm trên thì các chính sách xử phạt nghiêm khắc và công khai cũng là nhân tố quan trọng cải thiện tính tuân thủ của các đối tượng nộp thuế. Chính sách xử phạt ở Hà Lan được chia thành 2 nhóm đối tượng: Nhóm các đối tượng nộp tờ khai thuế chậm và nhóm các đối tượng kê khai thuế không chính xác. Với nhóm thứ nhất, mức xử phạt thay đổi theo năm từ 1 năm đến 5 năm. Mức thấp nhất là 113 euro và cao nhất là 1134 euro cho thời gian 5 năm. Trong khi đó, nhóm thứ 2 có thể xử phạt từ 25% đến 100% số thuế phải nộp. Do mức xử phạt nghiêm, phạt kết hợp với cơ hội bị phát hiện là rất lớn do sự hoạt động hiệu quả của 2 trung tâm nên tính tuân thủ của ĐTNT là rất cao và do đó quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng hiệu quả hơn.
1.3.5 về các hình thức hỗ trợ đối tượng nộp thuế
Trong điều kiện hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng cơ chế đối tượng nộp thuế tự tính, tự kê khai nộp thuế thì công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Nhìn chung, trên thế giới việc hỗ trợ ĐTNT thường có các hình thức sau: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các hình thức phát hành sách, tạp chí về thuế, thành lập ủy ban quảng cáo, tổ chức các trung tâm thuế, thực hiện hệ thống thông tin tài chính, sử dụng băng video, tư vấn qua điện thoại, các hình thức hỗ trợ trực tiếp...
Ở Canada ngoài việc xuất bản các ấn phẩm về thuế họ còn cho ra đời chương trình tư vấn thuế đặc biệt và các chương trình trả lời tự động để trả lời tất cả các câu hỏi qua điện thoại. Ngoài ra các chương trình tự nguyện, các chương trình giao lưu, thảo luận nhằm tăng cường hiểu biết về thuế cho các hộ kinh doanh cũng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
1.3.6 Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam.
Từ việc nghiên cứu về lý luận kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số quốc gia trên thế giới có thể rút ra một số bài học cho công tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, việc kê khai thuế thường được thực hiện theo năm dương lịch với các mẫu tờ khai khác nhau phù hợp với từng loại thu nhập (thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập kinh doanh; thu nhập từ đầu tư vốn...) và phù hợp với từng đối tượng nộp thuế (đối tượng cư trú và không cư trú). Đối với cá nhân cư trú việc kê khai thường được thực hiện theo năm tài chính, thường là năm dương lịch còn cá nhân không cư trú thì việc kê khai thuế được thực hiện ngay khi có phát sinh thu nhập.
Đối với các loại thu nhập có kỳ tính thuế theo năm được kê khai tạm nộp theo tháng hoặc theo quý, hết năm mới thực hiện kê khai quyết đoán. Thời hạn nộp tờ khai quyết đoán thường là sau 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Nước ta năm tài chính được áp dụng là năm dương lịch nên thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế là 30/3.
Thứ hai, về phương thức tổ chức thu. Hầu hết các nước đều áp dụng kết hợp phương pháp khấu trừ tại nguồn và kê khai trực tiếp. Phương thức khấu trừ tại nguồn, kê khai tạm nộp theo tháng sau đó cuối năm quyết toán là một phương thức hợp lý được áp dụng đối với các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh thường xuyên. Phương thức kê khai nộp thuế trực tiếp được áp dụng đối với các khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện dựa trên phương
pháp phân tích rủi ro và có một bộ phận chuyên biệt thực hiện công việc này. Việc thanh tra, kiểm tra thuế trong quản lý thuế TNCN là hết sức quan trọng. Tuy nhiên do đặc thù của sắc thuế này là số lượng đối tượng nộp thuế lớn nên việc tiến hành thanh tra, kiểm tra tất cả các đối tượng là khó có thể thực hiện được. Vì vậy việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra dựa trên phương pháp phân tích rủi ro như Hà Lan là phương pháp đúng đắn và có thể nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra phải đi liền với các biện pháp xử phạt công minh thì quản lý thuế mới đạt hiệu quả nhất.
Thứ tư, tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình kết hợp và việc bố trí cán bộ theo tính chất phức tạp của từng công việc. Một bộ máy quản lý được phân chia theo chức năng sẽ là lựa chọn tốt nhất trong cơ chế đối tượng nộp thuế tự tính,tự khai tự nộp thuế như hiện nay. Tuy nhiên, do đặc thù số lượng đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là rất lớn, nội dung quản lý phức tạp đòi hỏi phải có mức độ chuyên sâu nhất định nên có thể mô hình tổ chức quản lý theo chức năng ở cấp trung ương kết hợp với mô hình quản lý theo sắc thuế ở các cấp quản lý thấp hơn sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho công tác quản lý TNCN ở Việt Nam. Ngoài ra việc bố trí cán bộ theo mức độ phức tạp của công việc tương ứng với mức lương, thường tương xứng cũng là một giải pháp rất hiệu quả trong việc bố trí sắp xếp cán bộ quản lý.
Thứ năm, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần được tăng cường và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.Vì theo luật quản lý thuế hiện hành thì ĐTNT hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc tính thuế và kê khai, nộp thuế của mình nên họ phải hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc thực hiện các chính sách thuế, nhất là chính sách thuế mới như luật thuế TNCN ở Việt Nam.
Thứ sáu, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát thu nhập là hết sức quan trọng và cần thiết. Muốn kiểm soát được tờ khai thuế TNCN cần phải kiểm soát được thu nhập cũng như các khoản miễn, giảm trừ của ĐTNT vì vậy các thông tin từ phía Ngân hàng, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp là hết sức hữu ích. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi ở đây là phải có những quy định mang tính pháp lý bắt buộc trong việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa các bên liên quan. Thực tiễn của Hà Lan trong vấn đề này là một kinh nghiệm rất đáng để tham khảo.
Trên đây là những nhận định cơ bản mang tính chất lý luận về vấn đề thuế TNCN và nội dung quản lý thuế TNCN cũng như những kinh nghiệm quản lý thuế TNCN của các quốc gia trên cơ sở đó đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý thuế TNCN ở nước ta hiện nay trong chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1TỔNG QUAN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THUẾ
Ngày 10/09/1945 Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh theo đó thành lập ra Sở Thuế quan và thuế gián thu (Trực thuộc Bộ tài chính) để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối, thuốc phiện và các Sở thương chính Bắc, Trung, Nam kỳ.
Ngày 15/2/1946, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thành lập ”Nha thuế trực thu Việt Nam” (trực thuộc Bộ Tài chính) với nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị thi hành và kiểm soát tất cả các công việc có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các thứ thuế chính và tạp thuế thuộc loại thuế trực thu trong toàn quốc. Cả hai “Sở thuế” và “Nha thuế” nói trên đều được phát triển theo ngành dọc xuống các kỳ, các tỉnh, huyện, để thực hiện tốt việc thu thuế.
Ngày 14/07/1951, Bộ Tài chính đã thành lập Vụ Thuế nông nghiệp với nhiệm vụ nghiên cứu chính sách thuế nông nghiệp, lập kế hoạch, hướng dẫn theo dõi kiểm tra việc thực hiện chung cả nước. Tiếp đó ngày 7/11/1961 Chính phủ có Nghị định số 197-CP về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính, trong đó Sở Thuế Công Thương Nghiệp được chuyển thành Vụ Thu quốc doanh và Thuế, Vụ Thuế nông nghiệp được chuyển thành Vụ Tài vụ Hợp tác xã và Thuế nông nghiệp. Ngày 20/03/1974 Hội đồng Chính phủ có Nghị định số 61/CP quy định điều lệ và tổ chức hoạt động của Bộ tài chính, trong đó Cục thu quốc doanh và thuế cùng với HTX và thuế nông nghiệp được giải thể để thành lập Cục Thu quốc doanh và Vụ Thuế tập thể - cá thể, ở các tỉnh, thành phố có các Chi cục Thu quốc doanh hoạt động theo sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên. Ngày 18/11/1978 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90-CP sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ
Tài chính theo đó Vụ Thuế tập thể - Cá thể được tách ra thành 2 Vụ thuế mới: Vụ Thuế nông nghiệp và Vụ Thuế công thương nghiệp để có điều kiện chỉ đạo, quản lý thu thuế theo chuyên nghành đạt hiệu quả cao hơn. Ngày 10/11/1980 Chính phủ ban hành Quyết định 120/CP quy định tổ chức ngành thuế Công thương nghiệp thống nhất ở Cơ quan tài chính các cấp từ trung ương đến địa phương (Cục Thuế công thương nghiệp - Chi cục Thuế công thương nghiệp - Phòng Thuế công thương nghiệp - Trạm, Đội Thuế). Trong khi hai ngành thuế trên được tổ chức theo hệ thống dọc, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 49TC/TCCB ngày 31/12/1983 quy định về tổ chức bộ máy thuế nông nghiệp ở Cơ quan tài chính các cấp. Vụ Thuế nông nghiệp thuộc Bộ Tài chính - Ban Thuế nông nghiệp nằm trong Phòng Tài chính - Phòng Thuế nông nghiệp nằm trong Ủy ban nhân dân.
Giai đoạn năm 1986-1990 khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khẳng định xóa bỏ chế độ tập trung bao cấp, quan liêu, xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa mới gồm nhiều thành phần kinh tế. Trước tình hình đó ngày 15/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành các Quyết định số 155/HĐBT và 156/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Bộ Tài chính kiện toàn bộ máy thu quốc doanh và thuế ở cơ quan tài chính các cấp theo hệ thống dọc
+ Ở Trung ương: Cục Thu quốc doanh, Cục Thuế Công Thương nghiệp, Cục Thuế Nông nghiệp thuộc Bộ tài chính
+ Ở Tỉnh hoặc cấp hành chính tương đương: Chi cục hoặc Phòng Thu quốc doanh (bao gồm cả xí nghiệp trung ương và địa phương). Chi cục Thuế Công Thương nghiệp, Chi cục hoặc Phòng Thuế Nông nghiệp (tất cả đều thuộc Sở Tài chính)
+ Ở huyện hoặc cấp hành chính tương đương: Phòng Thuế trực thuộc Ban Tài chính - Thương nghiệp.
Giai đoạn từ năm 1990 đến nay, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (06/1991) đã đặt ra yêu cầu “tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế” đồng thời ”tiếp tục đổi mới và bổ sung