33 Khái niệm sinh viên

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT 45 (Trang 35 - 37)

Theo quy chế công tác học sinh sinh viên trong các trường đào tạo: Sinh viên là những người đang học trong hệ đại học và cao đẳng

Trong cuốn tâm lý học sư phạm của Phạm Minh Hạc: Sinh viên có nguồn gốc tiếng La tinh “Students” là những người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu và khai thác tri thức

Sinh viên là những người đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng (kể cả chính quy và tại chức, cũng như các hệ đào tạo khác (chuyên tu, từ xa) [20]

Trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “ Thuật ngữ này được dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc Đại học Theo chúng tôi, sinh viên là những người trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý, đó là những người ở độ tuổi khoảng 18 – 25 và đang theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học” [19 ,tr860]

Như vậy ta có thể hiểu: Sinh viên là những người ở độ tuổi khoảng từ 18 – 25, là những người trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý, đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học để tìm hiểu và khai thác tri thức

1 3 3 2 Các đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên:

Sinh viên khác với các giai đoạn trước khi vào học ở các trường đại học, do đã có những kiến thức về xã hội, lịch sử, lại chịu tác động rõ nét của dư luận xã hội và môi trường giáo dục đại học, trong đó đề cao khả năng tự đánh giá và biểu thị ý kiến cá nhân, nên có cơ hội để khẳng định và định hình rõ nét hệ thống thái độ và định hướng giá trị, từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng Sự hình thành và điều chỉnh để hoàn thiện các thuộc tính của nhân cách diễn ra với tốc độ nhanh, cường độ mạnh cùng với tác động mạnh mẽ của cảm xúc có sự phân cực rõ ràng Khả năng chịu sự tác động bên ngoài một cách nhanh nhạy có thẩm định và tự điều chỉnh để quá trình hoàn thiện của SV diễn ra liên tục, có tốc độ cao

Với SV, việc hình thành các chuẩn mực giá trị, các đặc điểm nhân cách không bắt nguồn từ sự nhận thức một cách bị động, theo những công thức xác định, mà nó bắt nguồn từ sự nhận thức một cách chủ động, sâu sắc, trên cơ sở có sự đánh giá và kiểm nghiệm một cách nhạy bén và toàn diện Chính điều đó tạo ra sự định

hình bền vững, đồng thời sự hoàn thiện nhân cách được diễn ra nhanh hơn, chất lượng hơn Sự tìm tòi, vươn đến mức thúc đẩy SV muốn thử nghiệm và có những quan điểm mới, tính cách mới và sự khám phá cá nhân Tuy nhiên, khi sự kiểm nghiệm, thử nghiệm đó được thực hiện trên nền của những hiểu biết còn chưa đầy đủ cộng với tính bồng bột và lãng mạn của tuổi trẻ có thể gây ra những hậu quả khôn lường

Sự phát triển xúc cảm – tình cảm của sinh viên

Ở tuổi sinh viên, mọi tình cảm đạo đức cũng thường được gắn liền với những nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức trong nhận thức Do đó sinh viên có khả năng tự phân tích, đánh giá những tình cảm của mình Đó là một điều kiện tốt để tiến hành tu dưỡng đạo đức Sinh viên có nhu cầu muốn hiểu biết, muốn phân tích những tình cảm của mình và tìm cách thể hiện những tình cảm đó Bên cạnh đó, tình cảm trách nhiệm và tình cảm nghĩa vụ cũng phát triển mạnh Một điểm đáng chú ý về tình cảm của sinh viên là sự phát triển tình cảm bạn bè và tình yêu nam nữ, tình bạn giúp đỡ nhau trong học tập, lao động và sinh hoạt Sinh viên cảm thấy vui sướng khi hoàn thành những công việc khó khăn trong học tập và nhiều sinh viên có xu hướng muốn đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu những điều mà mình thích, trăn trở khi công việc không hoàn thành

Nói chung những tình cảm đã nói trên của sinh viên phát triển cao độ, đặc biệt là tình cảm đạo đức và tình cảm trí tuệ

Do đây là lứa tuổi cần được giao lưu, trò chuyện và kết nối với bạn bè, tìm hiểu những người bạn khác giới, tìm hiểu những điều mới mẻ thì MXH đúng là nơi có thể đáp ứng được nhu cầu này cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng Tạo ra một sân chơi bổ ích mà gắn kết được khắp nơi trên thế giới

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT 45 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w