Mục đích nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT 45 (Trang 46)

Tổng quan về những nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước về mạng xã hội và nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến vấn đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo trong việc nghiên cứu các vấn đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Từ nghiên cứu lý luận xác định quan điểm chủ đạo trong việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên FPT, thực trạng sử dụng, mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên, và một số yếu tố tác động đến mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học FPT trong thực tiễn

2 1 2 Nội dung nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp và đánh giá những nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến nhu cầu, mạng xã hội, nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Xác định các khái niệm công cụ như nhu cầu, mạng xã hội, nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

- Xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn

2 1 3 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những vấn đề phương pháp luận có liên quan đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên của các tác giả trong và ngoài nước đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí cũng như các

2 2 NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

2 2 1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Tập đoàn FPT (The Financing and Promoting Technology Corp) thành lập ngày 13/09/1988, hiện là tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông số 1 của Việt nam Tập đoàn FPT hiện nay bao gồm 83 công ty thành viên và các đơn vị trực thuộc hoạt động trong tất cả các lĩnh vực CNTT và TT với gần 10,000 cán bộ và chuyên gia Đặc biệt trong số đó có 6 công ty đặt tại các thị trường lớn nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Úc, Singapore và Malaysia Năm 2008, bất chấp khủng hoảng tài chính, toàn tập đoàn đã đạt doanh số hơn 1 tỷ USD, trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam đạt ngưỡng này Trong 3 năm tới, số nhân viên của FPT sẽ tăng thêm 10,000 người và doanh số sẽ vượt trên 2 tỷ USD FPT hiện là đối tác của hơn 200 tập đoàn công nghệ lớn nhất trên toàn cầu

Đặc biệt trong chuyến tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ năm 2007, TGĐ Trương Gia Bình và đoàn đại biểu FPT đã đạt được một bước ngoặt trong quan hệ đối tác chiến lược với Microsoft Điều đó cho phép các lập trình viên của FPT được tham gia viết các phần mềm cốt lõi của Microsoft cũng như có được sự hỗ trợ của Microsoft trong việc xây dựng Đại học FPT trở thành “Ngôi trường của thế kỷ 21”

Ngay từ năm 1999, nhận thấy nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của việc phát triển Tập đoàn và ngành công nghiệp CNTT, FPT đã phối hợp với tập đoàn đào tạo CNTT hàng đầu thế giới Aptech Ấn độ triển khai hệ thống các trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech và Mỹ thuật đa phương tiện Arena tại Việt nam Qua 10 năm hoạt động, hệ thống hiện đã có gần 40 trung tâm trên toàn quốc và đã đào tạo cho ngành CNTT của Việt nam trên 20,000 chuyên gia phần mềm và mỹ thuật đa phương tiện

Ngày 08/09/2006, Chính phủ đã có Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg cho phép chính thức thành lập Trường Đại học Tư thục FPT

Sứ mệnh của Trường Đại học FPT là xây dựng mô hình của một trường Đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc

sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần đưa giáo dục Việt nam lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới

Mục tiêu trước mắt của Trường Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành CNTT, quản trị kinh doanh và các nhóm ngành khác có liên quan cho tập đoàn FPT cũng như cho các tập đoàn CNTT toàn cầu tại khắp nơi trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam

Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp CNTT, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu - triển khai và các công nghệ hiện đại nhất Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất tại tập đoàn FPT và các doanh nghiệp hàng đầu khác

Trường Đại học FPT đã hoàn thiện cơ sở vật chất của mình tại trụ sở chính thức nằm tại Khu Công Nghệ Cao Hoà Lạc, Km 28 Đại lộ Thăng Long, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội cũng như cơ sở đào tạo tại khu Công viên phần mềm Quang Trung, thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo hàng nghìn sinh viên Trường đã có kế hoạch triển khai xây dựng quần thể đại học hiện đại với đầy đủ các tiện nghi trên một diện tích trên 30 héc ta tại khu công nghệ cao Hòa Lạc Trường cũng dự kiến sẽ có các Phân hiệu tại các thành phố lớn trên cả nước trong vòng 3-5 năm tới

Sinh viên của trường được tiếp xúc và làm việc với các trang thiết bị đào tạo hiện đại nhất, có điều kiện học ngoại ngữ trong môi trường quốc tế, thực hành trên máy tính và các thiết bị công nghệ hiện đại nhất, học trong môi trường có điều hòa, hệ thống mạng không dây kết nối Internet 24/24, được tiếp xúc với thư viện hiện đại và cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế

Với mục tiêu đào tạo những chuyên gia không chỉ có trình độ chuyên môn xuất sắc mà còn có phẩm chất chuyên nghiệp, phát triển cá nhân một cách toàn

và nền kinh tế, chuơng trình đào tạo của trường ĐH FPT được xây dựng với triết lý lấy sinh viên làm trung tâm, dựa trên 5 khối kiến thức và được chia làm 4 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn dự bị học tiếng Anh tập trung nếu chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ; Giai đoạn học các môn chuyên ngành cơ bản; Giai đoạn thực tập doanh nghiệp On-the-job-training; và Giai đoạn học các môn chuyên ngành sâu

2 2 2 Vài nét về khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể được nghiên cứu là 300 sinh viên khối ngành kinh tế của Đại học FPT Khách thể được phân bổ cụ thể như sau:

Bảng 2 1 Mẫu nghiên cứu

Giới tính Nam Nữ Tổng 300 144 156 Chuyên ngành

Tài chính ngân hàng Quản trị kinh doanh

189 111

Năm học Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

30 29 59 182

Khách thể nghiên cứu chủ yếu học năm thứ 4, do trường ĐH FPT đã xây dựng xong cơ sở tại Láng Hòa Lạc, thuộc Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội Những sinh viên mới nhập học sẽ được chuyển lên học tại cơ sở đó, còn lại một số ít sinh viên rải rác của các năm và sinh viên năm thứ 4 là sinh viên năm cuối sẽ học tại cơ sở Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủ yếu trên nhóm khách thể này

Trường Đại học FPT là một trường đặc thù về công nghệ thông tin, cũng là trường hàng đầu của Việt Nam về công nghệ và truyền thông Khi sinh viên học tại đây được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho học tập một cách tối đa Mỗi sinh viên vào trường thì cần chuẩn bị cho mình máy tính cá nhân, phục vụ cho việc học tập và thi cử Không giống như các trường Đại học khác, sinh viên đi học tại trường phải sử dụng máy tính là chính để làm bài, tìm hiểu bài tập trên mạng, tìm hiểu các case study, trao đổi với thầy cô qua email

Với sinh viên Đại học FPT, với phương pháp học hiện đại, với đội ngũ giảng viên có trình độ cao về học vấn, giáo trình quốc tế đã đòi hỏi sinh viên phải có tính chủ động và sáng tạo cao trong học tập, thầy cô không chỉ cho những bài tập đơn

thuần và truyền thống, bên cạnh đó thầy cô còn gợi mở cho sinh viên tìm tòi những cách thức học mới để tiếp thu, lĩnh hội kiến thức được nhiều hơn ví dụ như cho sinh viên làm bài tập theo nhóm, bán hàng trên mạng xã hội, tạo các group học nhóm trên mạng xã hội

Sinh viên FPT có những đặc điểm riêng khác so với những trường khác, sinh viên FPT luôn tự chủ động trong việc học của minh Khi giảng viên giao bài tập cá nhân hay bài tập nhóm, dưới mọi hình thức thì sinh viên phải hoàn thành được bài tập đó đúng thời hạn và đúng theo phương pháp mà thầy cô hướng dẫn Chính vì vậy mà mạng xã hội đã trở thành công cụ đắc lực cho sinh viên FPT, phát huy được hết tính sáng tạo, nhanh nhẹn năng động của minh

Sinh viên và giảng viên FPT đều coi mạng xã hội là một kênh truyền tin hết sức hiệu quả, mỗi sinh viên và giảng viên đều có một trang mạng xã hội chung là facebook, ngoài kênh email là kênh thông tin chính thống do nhà trường cung cấp cho mỗi sinh viên một account để trao đổi thông tin giữa nhà trường và sinh viên thì mạng xã hội luôn luôn đứng ở vị trí thứ 2 Mạng xã hội đã khiến sinh viên với sinh viên, sinh viên với thầy cô cán bộ ở trường gần gũi với nhau hơn, có thể biết được tâm tư nguyện vọng của sinh viên Sinh viên có thể đưa lịch học, lịch thi, bài tập lên mạng xã hội để tìm hiểu cùng bạn bè cũng như trao đổi với thầy cô

Như vậy có thể thấy, đối với sinh viên FPT đã coi mạng xã hội như một kênh để trao đổi học tập, hỏi bài, làm bài tập và cũng là một nơi giải trí hết sức phong phú và đa dạng

2 2 3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nước trên cơ sở những công trình đã được công bố trên các sách báo và tạp chí khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề liên quan đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Quá trình điều tra bằng bảng hỏi gồm 03 giai đoạn: Giai đoạn thiết kế bảng hỏi, giai đoạn điều tra thử, giai đoạn điều tra chính thức

a. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi:

Mục đích: Thu thập thông tin nghiên cứu để hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi

Khách thể được thu thập thông tin: 300 sinh viên trường Đại học FPT

Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 02 nguồn thông tin Nguồn thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Nguồn thứ hai là khảo sát thăm dò sinh viên đang học tập tại trường Đại học FPT Tổng hợp thông tin từ 02 nguồn trên, chúng tôi xây dựng 01 bảng hỏi dành cho sinh viên

Bảng hỏi dành cho sinh viên gồm 02 phần: + Phần 1: Tìm hiểu thực trạng:

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên để đáp ứng những nhu cầu học tập và giải trí, mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐH FPT

+ Phần 2: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên, thời gian sử dụng mạng xã hội và những lợi ích cũng như những bất cập khi sử dụng mạng xã hội của sinh viên, một số thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu

b Giai đoạn điều tra thử:

- Mục đích: Xác định mức độ rõ ràng của các câu hỏi, mức độ thu thập thông tin ý nghĩa và độ tin cậy của bảng hỏi và chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi

- Khách thể điều tra thử: 30 sinh viên

- Hình thức điều tra thử: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn

- Cách thức xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập từ khảo sát thử được xử lý bằng chương trình SPSS, phiên bản 16 0

+ Điều tra bằng bảng hỏi dành cho sinh viên:

- Mục đích: Khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên, thực trạng mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH FPT

- Nguyên tắc điều tra:

Sinh viên tham gia điều tra trả lời độc lập, theo suy nghĩ của bản thân

Bảng hỏi được phát cho sinh viên tại các lớp học và thu về ngay sau khi phiếu điều tra được trả lời tại các lớp học

- Phương pháp phỏng vấn

+ Mục đích phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

+ Khách thể phỏng vấn: 15 sinh viên của trường đại học trong diện nghiên cứu + Nội dung phỏng vấn: Thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học FPT Những yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đó

- Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu theo chương trình SPSS phiên bản 16 0 nhằm đánh giá tần suất, điểm trung bình chung, và hệ số tương quan

Thang đánh giá: Cách tính toán điểm số của các phần trong bảng hỏi như sau:

Ở mức độ sử dụng: Hiếm khi: 1 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Thường xuyên: 3 điểm

Ở mức độ nhu cầu:Thấp: 1 điểm; Bình thường: 2 điểm; Cao: 3 điểm

Ở mức độ lợi ích và bất cập: Không có: 1 điểm ; Ít: 2 điểm ; Nhiều: 3 điểm

Như vậy, ở mức độ sử dụng và mức độ nhu cầu, mức độ của những lợi ích và bất cập khi sử dụng mạng xã hội có điểm tối đa là 3 và tối thiểu là 1 Với thang điểm trên, cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo như sau: Chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 3, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 3 mức độ của thang đo Điểm chênh lệch của mỗi mức độ xấp xỉ 0 67

- ĐTB từ 1 00 < 1 67: Mức độ thấp

- ĐTB từ 1 67 < 2 34: Mức độ trung bình - ĐTB từ 2 34 – 3 00: Mức độ cao

Tiểu kết chương 2:

Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện theo một quy trình có cấu trúc chặt chẽ và có sự kết hợp của nhiều phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

Các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị cao về mặt khoa học Đây là sơ sở để có thể nhận thức được những kết quả nghiên cứu một cách khách quan và

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT 45 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w