Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 81)

7. Kết cấu luận án

2.2.2. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM

2.2.2.1 Mô hình phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM

Tác giả phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của ngân hàng thương mại dựa trên mô hình hồi quy dữ liệu bảng như sau:

Riskit= β0+ β1OWNit+ β2CONTROLit + θi+δt +εit

Trong đó:

Riskit: Biến phụ thuộc đo lường rủi ro của NHTM, được đo lường thông qua chỉ số Z điều chỉnh, độ lệch chuẩn ROA, độ lệch chuẩn ROE.

OWNit: Biến độc lập cấu trúc sở hữu đo lường thông qua tỷ lệ sở hữu theo các tiêu chí, bao gồm sở hữu nhà nước (SO), sở hữu nước ngoài (FO), sở hữu nhà đầu tư trong nước (DO) và sở hữu tập trung (CO).

CONTROLit: Các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng bao gồm quy mô của ngân hàng (SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EQU), tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), hiệu quả hoạt động (EFF), tỷ lệ thanh khoản (LIQ).

θi: ảnh hưởng cố định của ngân hàng

δt: ảnh hưởng cố định năm

εit: sai số ước tính của mô hình

Định nghĩa các biến được trình bày cụ thể ở Mục 2.3. Mô hình hồi quy cũng bao gồm ảnh hưởng cố định của NH (θi) nhằm kiểm soát tác động chi phối của mỗi ngân hàng và ảnh hưởng cố định năm (δt) nhằm kiểm soát tác động chi phối của

thời gian (cụ thể ảnh hưởng của mỗi năm lên mẫu) lên tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của ngân hàng thương mại.

2.2.2.2. Mô hình phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của ngân hàng thương mại.

Riskit = β0+ β1OWNit + β2CGit + β3OWNit*CGit + β4CONTROLit + θi + δt +εit

Trong đó:

Riskit: Biến phụ thuộc đo lường rủi ro của NHTM, được đo lường thông qua chỉ số Z điều chỉnh, độ lệch chuẩn của ROA, độ lệch chuẩn của ROE

OWNit: Biến độc lập cấu trúc sở hữu đo lường thông qua tỷ lệ sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước (SO), sở hữu nước ngoài (FO), sở hữu nhà đầu tư trong nước (DO) và sở hữu tập trung (CO).

CGit: Biến quản trị công ty bao gồm số thành viên độc lập trong HĐQT (INDB), quy mô HĐQT (BOARD) và số thành viên nữ trong HĐQT (FEM).

CONTROLit: Các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng bao gồm quy mô của ngân hàng (SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EQU), tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), hiệu quả hoạt động (EFF), tỷ lệ thanh khoản (LIQ).

θi: hiệu ứng cố định của ngân hàng

δt: hiệu ứng cố định năm

εit: sai số ước tính của mô hình

Định nghĩa các biến được trình bày cụ thể ở Mục 2.3. Mô hình hồi quy cũng bao gồm hiệu ứng cố định của NH (θi) nhằm kiểm soát tác động chi phối của mỗi ngân hàng và hiệu ứng cố định năm (δt) nhằm kiểm soát tác động chi phối của thời

gian (cụ thể ảnh hưởng của mỗi năm lên mẫu) lên tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của ngân hàng thương mại.

2.3. Đo lƣờng các biến nghiên cứu

2.3.1. Biến phụ thuộc

2.3.1.1. Khả năng sinh lời (Profit)

Cho đến nay, có rất nhiều công trình lý thuyết và thực nghiệm đề cập đến các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đối với NHTM, các chỉ tiêu thường được sử dụng là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập phi lãi ròng cận biên (NNM), tỷ lệ thu nhập hoạt động ròng cận biên, lợi nhuận ròng cận biên trước những giao dịch đặc biệt (NRST)…. Tuy nhiên do sự hạn chế về dữ

liệu tác giả tập trung vào 2 chỉ tiêu cơ bản sau: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thể hiện tương quan giữa mức sinh lời của công ty so với tài sản. Nó thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản, cũng là thể hiện khả năng của nhà quản trị trong việc sử dụng các nguồn vốn để đầu tư sinh lời. Thông qua ROA, nhà đầu tư sẽ thấy được công ty kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE là chỉ tiêu mọi nhà đầu tư đều quan tâm vì ROE cho biết một đồng vốn của nhà đầu tư bỏ ra kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mặc dù không được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm như ROA, ROE cũng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của NHTM. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng đồng vốn của cổ đông càng hiệu quả.

2.3.1.2. Rủi ro (Risk)

Có nhiều cách khác nhau để đo lường rủi ro tổng thể của một ngân hàng, hiện nay có 2 mô hình điển hình để đánh giá rủi ro tổng thể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là mô hình Stress-Test kiểm tra độ căng thẳng tài chính và mô hình chỉ số Z đánh giá tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Mô hình Stress-Test thường dựa vào phương pháp ước lượng Var (Value at risk) để đo lường rủi ro nên khá phức tạp và tính chính xác của mô hình vẫn cần được kiểm chứng thêm. Với tiêu chí áp dụng mô hình đơn giản nhưng vẫn đảm bảo mức độ chính xác để có thể áp dụng rộng rãi, tác giả đã lựa chọn chỉ số Z điều chỉnh (ADZ), độ lệch chuẩn của ROE, độ lệch chuẩn của ROA để phân tích rủi ro tổng thể của ngân hàng thương mại.

a, Chỉ số Z điều chỉnh (ADZ)

Chỉ số Z được Berger và cộng sự (2009), Soedarmono và cộng sự (2013) và Schaeck và Cihák (2014) sử dụng làm thước đo chính cho rủi ro tổng thể của NHTM.

Cơ sở lý thuyết của chỉ số Z dựa trên công trình của Roy (1952), chỉ số này đo lường nguy cơ vỡ nợ của NHTM. Nguy cơ vỡ nợ (insolvency) được định nghĩa là trạng thái trong đó tổn thất vượt quá vốn chủ sở hữu (E<- π) (trong đó E là vốn chủ sở hữu và π là lợi nhuận). Do đó, rủi ro phá sản (xác suất mất khả năng thanh toán) có thể được biểu hiện dưới dạng xác suất (-ROA> CAR), trong đó ROA (= π / A) là tỷ lệ hoàn vốn của tài sản và CAR (= E/ A) là tỷ lệ tài sản-vốn (Tài sản/vốn CSH). Nếu lợi nhuận là hàm phân phối chuẩn, thì tỷ lệ nghịch của xác suất mất khả năng thanh toán bằng (ROA+ CAR)/ ζ(ROA), trong đó ζ(ROA) là độ lệch chuẩn của ROA. Theo tổng quan tài liệu nghiên cứu, chỉ số Z được xác định là nghịch đảo của xác suất mất khả năng thanh toán. Chỉ số Z càng cao rủi ro của NHTM càng thấp.

( )

Chỉ số Z có thể được phân tích thành 2 thành phần và kết hợp hai loại rủi ro (Lepetit, Nys, Rous, và Tarazi, 2008). Thành phần đầu tiên được coi là thước đo rủi ro danh mục đầu tư của ngân hàng (ROA / ζ (ROA)) và thành phần thứ hai là thước đo rủi ro đòn bẩy tài tính (tỷ lệ tài sản - vốn / ζ (ROA)).

Để giảm sự khác biệt của các chỉ số Z trong các NHTM thuộc mẫu và kiểm soát vấn đề ngoại vi, nghiên cứu này đã sử dụng một biến khác là chỉ số Z điều chỉnh (ADZ- Adjusted Z score) đại diện cho rủi ro vỡ nợ của NHTM. Cách tiếp cận này giống với nghiên cứu của các tác giả Laeven và Levine, (2009), nhằm mục đích giảm sự khác biệt của chỉ số Z của các quan sát khác nhau.

Chỉ số Z điều chỉnh (ADZ) = log (Chỉ số Z)

Tính chất của chỉ số Z điều chỉnh (ADZ) là chỉ số này càng cao thì rủi ro tổng thể của các NHTM càng thấp và ngược lại. Chỉ số này thể hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn của ngân hàng và từ đó làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản.

Tác giả tính toán tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) trong giai đoạn 2007-2019, độ lệch chuẩn của ROA (ζ(ROA)) được tính bằng cách sử dụng cửa sổ cuộn ba năm liên tiếp thay vì giai đoạn mẫu đầy đủ (Schaeck và Cihák, 2010 và Beck và cộng sự, 2013). Dữ liệu tài chính của các ngân hàng được cung cấp bởi công ty Stoxplus, một công ty chuyên cung cấp dữ liệu tài chính đáng tin cậy của

Việt Nam. Dữ liệu liên quan đến cấu trúc sở hữu trong NHTM tác giả trực tiếp thu thập từ báo cáo thường niên.

b, Độ lệch chuẩn của ROE (ζ(ROE)), độ lệch chuẩn của ROA (ζ(ROA))

Rủi ro của ngân hàng đôi khi là rủi ro biến động của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu hay biến động của tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Độ lệch chuẩn cho biết độ phân tán của các giá trị trong bộ số liệu, hay cũng chính là mức độ biến động của dữ liệu.

Thay thế cho chỉ số Z, chỉ số độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ζ(ROE)) đầu tiên được sử dụng trong nghiên cứu của Goyeau và Tarazi (1992), cung cấp một cách xem xét tương tự cho việc giải thích xác suất mất khả năng thanh toán. Tương tự ζ(ROE), các nghiên cứu về xác suất rủi ro dựa trên đo lường độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời trên tài sản ζ(ROA) cũng thường được sử dụng trong các nghiên cứu gần đây.

Độ lệch chuẩn là giá trị đo lường sự biến thiên của mẫu, độ lệch chuẩn càng lớn rủi ro càng cao. Độ lệch chuẩn càng thấp, phân phối xác suất càng hẹp, do đó rủi ro càng thấp.

Trong trường hợp sử dụng dữ liệu quá khứ để đo lường rủi ro, tỷ suất sinh lời trong một giai đoạn đã qua, tỷ suất sinh lời và độ lệch chuẩn được xác định theo công thức sau:

ζ(ROE): Đo lường biến động của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

∑ ( ⃐ )

( ) √

ζ(ROA): Đo lường biến động của tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

∑ (

⃐ )

( ) √

Thông thường, theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (Lee và Hsieh, 2013; Lepetitet và cộng sự, 2008) thì ζ(ROE) và ζ(ROA) được tính toán dựa trên dữ liệu trung bình trong 3 năm. Hàm STDEV trong excel được sử dụng để tính toán độ lệch chuẩn ROA và độ lệch chuẩn ROE trong giai đoạn nghiên cứu 2007-2019.

2.3.2. Biến độc lập

2.3.2.1. Cấu trúc sở hữu (OWN)

SO (State Ownership): Tỷ lệ sở hữu nhà nước là tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi

nhà nước hoặc người đại diện nhà nước trên tổng số cổ phần phát hành, được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu của nhà nước (gồm DNNN và NN sở hữu trực tiếp) trên tổng vốn chủ sở hữu.

DO (Domestic Ownership): Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư trong nước được đo

lường bằng tỷ lệ sở hữu cá nhân và tổ chức trong nước trên tổng vốn chủ sở hữu.

FO (Foreign Ownership): Tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tỷ lệ sở hữu cổ phần,

phần vốn góp có quyền biểu quyết của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài; được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu cá nhân và tổ chức nước ngoài trên tổng vốn chủ sở hữu.

CO (Concentrate Ownership): Mức độ sở hữu tập trung được đo lường qua

tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn trên tổng vốn chủ sở hữu. Cổ đông lớn là cổ đông nắm giữ từ 5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng.

2.3.2.2. Quản trị công ty (CG)

Các biến quản trị công ty gần đầy mới được các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro xem xét. Các biến đại diện cho nhân tố quản trị công ty thường là số thành viên độc lập trong HĐQT, quy mô HĐQT, vai trò kép của CEO, số thành viên nữ trong HĐQT, giới tính của CEO, trình độ học vấn của CEO…. Tuy nhiên do hạn chế của việc thu thập được dữ liệu nên nghiên cứu này chỉ tập trung vào 3 biến là số thành viên độc lập (INDB), quy mô HĐQT (BOARD) và số thành viên nữ trong HĐQT (FEM).

a, Thành viên độc lập (INDB)

Thành viên độc lập là thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành, không có bất kỳ mối quan hệ nào với NHTM có thể ảnh hưởng đến sự độc lập trong phán đoán. Berger và Bowman (2013) cho rằng các thành viên độc lập có khả năng cung cấp thông tin tốt hơn giám đốc điều hành bởi vì họ có lợi thế trong việc truy cập dữ liệu thuộc sở hữu riêng của NHTM khác có thể đem lại các cơ hội thuận lợi cho NHTM. Nghiên cứu của Stepnova và Ivantsova (2012) cho thấy có mối tương quan tích cực giữa tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bởi vì kiến thức và kinh nghiệm đến từ việc thuê ngoài

góp phần hình thành các nguồn lực hợp nhất cho các NHTM. Andres và Vallelado (2008) tuyên bố rằng sự kết hợp giữa thành viên độc lập và các giám đốc điều hành sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn cho các NHTM. Điều đó cũng có nghĩa là các HĐQT có sự độc lập tốt có thể giúp các thành viên đưa ra quyết định tốt hơn. Theo Barney (1991) dựa trên lý thuyết nguồn lực, sự gia tăng số lượng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị cho phép tăng cường hiệu quả hoạt động vì sẽ có thêm nguồn lực bên ngoài hỗ trợ.

b, Quy mô Hội đồng quản trị (BOARD)

Eisenberg và cộng sự (1998) đã thực hiện nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy có một mối tương quan nghịch giữa quy mô hội đồng và tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ở Phần Lan. Điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp có quy mô HĐQT nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với những doanh nghiệp có quy mô HĐQT lớn. Liang và cộng sự (2013) thực hiện nghiên cứu trên mẫu của 50 ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2010 để tìm hiểu các đặc điểm của hội đồng quản trị liên quan đến quy mô, thành phần và chức năng của hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và chất lượng tài sản ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, kết quả về mối tương quan giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động là không đồng nhất, một số nghiên cứu lại cho ra kết quả là các công ty có quy mô HĐQT lớn gia tăng hiệu quả hoạt động. Coles, Daniel, và Naveen (2008) kiểm tra mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và cấu trúc Hội đồng quản trị. Các tác giả thu thập dữ liệu từ các công ty trên Execucomp và lấy dữ liệu hội đồng quản trị cho các công ty này từ Compact Disclosure từ năm 1992 đến 1997 và từ IRRC cho năm 1998- 2001. Kết quả cho thấy quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động có mối tương quan tích cực. Adams và Mehran (2012) cũng nhận thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động. Dựa trên lý thuyết nguồn lực, các công ty có quy mô HĐQT lớn hơn sở hữu nhiều tài nguyên (nguồn lực) hơn để tăng hiệu quả hoạt động. Điều đó có nghĩa là một đơn vị có quy mô hội đồng quản trị lớn bao gồm nhiều thành viên có kinh nghiệm khác nhau trên các lĩnh vực khác nhau

cho phép hỗ trợ các nhà quản lý một cách hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định để hoàn thành mục tiêu của đơn vị một cách tốt nhất.

c, Thành viên nữ trong hội đồng quản trị (FEM)

Thành viên nữ trong hội đồng quản trị được coi là một biến số để xem xét sự đa dạng giới trong đó đề cập đến sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị và đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét khía cạnh của sự đa dạng trong HĐQT (Dutta và Bose, 2008). Ngoài ra, Smith và Verner (2006) sử dụng bảng dữ liệu của 2.500 doanh nghiệp lớn nhất của Đan Mạch trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2001 để tìm ra mối quan hệ giữa sự đa dạng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp phụ nữ điều hành và làm chủ tịch HĐQT. Có ba lý do để xem xét vai trò quan trọng của phụ nữ trong hội đồng quản trị. Thứ nhất, thành viên nữ thường hiểu rõ hơn về thị trường (khách hàng) so với các thành viên nam. Do đó, sự hiểu biết này sẽ tăng cường tính hiệu quả trong các quyết định của hội đồng quản trị. Thứ hai, các thành viên nữ trong hội đồng quản trị sẽ mang lại hình ảnh tốt hơn trong nhận thức của cộng đồng đối với một doanh nghiệp và điều này sẽ đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, các thành viên khác của hội đồng quản trị sẽ nâng cao sự hiểu biết về môi trường kinh doanh khi có thành viên nữ trong hội đồng quản trị được bổ nhiệm. Hơn nữa, các

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w