Tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời và rủi ro của

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 149)

7. Kết cấu luận án

4.1.4. Tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời và rủi ro của

tài chính Việt Nam so với hệ thống tài chính của các nước phát triển. Đặc biệt, việc vận dụng các hệ thống quản trị rủi ro trên nền tảng ứng dụng công nghệ và các mô hình quản trị định lượng sẽ giúp các NHTM này giảm thiểu rủi ro tốt hơn.

- Ngoài ra, một nhân tố cũng rất quan trọng là khi có sự tham gia của các NĐT nước ngoài, các NHTM phải thực hiện các hoạt động báo cáo và kiểm toán thường xuyên hơn, yêu cầu minh bạch thông tin cao hơn cả về phạm vị, tần suất và chất lượng thông tin. Điều này dẫn đến hệ quả tích cực làm giảm các hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng, tăng trách nhiệm giải trình của người quản lý, tăng hiệu quả giám sát của chủ sở hữu và của công chúng, nhất là những người đầu tư. Tất cả những điều này sẽ làm giảm thiểu rủi ro của NHTM.

4.1.4. Tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời và rủi ro củaNHTM Việt Nam NHTM Việt Nam

Đối với sở hữu tập trung, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều

này xác nhận rằng tỷ lệ sở hữu tập trung càng cao, khả năng sinh lời càng cao và rủi ro đi kèm càng cao. Kết quả này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H4a, H8b và đồng nhất với các kết quả nghiên cứu của Ozili và Uadiale (2017), Riewsathirathorn và cộng sự (2011); Haque và Brown (2017) và nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự (2015). Đối với rủi ro, kết quả nghiên cứu phù hợp với lập luận trong nghiên cứu của Martinez và Ramirez (2011), Saunders và cộng sự (1990).

Ở Việt Nam, các NHTM có mức độ tập trung sở hữu cao chủ yếu là các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước đáng kể, đây cũng là các NHTM có khả năng sinh lời cao trong giai đoạn nghiên cứu. Tác động cùng chiều này phù hợp với các lập luận về lợi thế của các NHTM có mức độ tập trung sở hữu cao. Theo đó, xét trong bối cảnh của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài, các nhân tố chủ yêu bao gồm:

- Các NHTM có mức độ sở hữu tập trung cao đồng nghĩa có ít cổ đông hơn và số vốn tập trung vào các số ít các cổ đông nắm quyền chi phối. Điều này sẽ giảm bớt xung đột lợi ích giữa các cổ đông, tận dụng được các lợi thế về chi phí đại diện.

- Quá trình lấy quyết định ở những NHTM này sẽ dễ dàng hơn, tránh được chi phí cơ hội vì khi số lượng cổ đông phân tán việc lấy quyết định dựa trên cơ sở đồng thuận đa số sẽ khó khăn hơn do phải tìm kiếm các phương án có thể đạt được sự đồng thuận của đa số cổ đông. Trong bối cảnh đó, các quyết định có thể sẽ không khai thác kịp thời các cơ hội hoặc không đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa.

- Tình trạng thông tin bất đối xứng dẫn tới những hệ quả tiêu cực liên quan đến vấn đề người đại lý – người ủy thác hay vấn đề chi phí đại diện đã đề cập ở phần trước. Trong trường hợp sở hữu phân tán, các cổ đông do có tỷ lệ sở hữu thấp, sẽ không thấy nhiều lợi ích so với chi phí bỏ ra để thu thập đủ thông tin về người quản lý và qua đó thực hiện giám sát, bù đắp sự thiếu hụt thông tin. Lý do được giải thích bới vấn đề người đi xe tốn phí (free – rider – problem) một khái niệm được đề xuất bởi lý thuyết thông tin bất đối xứng. Theo đó, các cổ đông nhỏ sẽ cho rằng có nhiều cổ đông khác sẽ được hưởng lợi từ hoạt động thu thập thông tin giám sát của mình mà không cần bỏ ra chi phí. Vì vậy, từng cổ đông nhỏ không có động lực để làm việc này. Hệ quả là các cổ đông đã không có đủ thông tin để giám sát các hành vi của người quản lý và điều này sẽ gây nên nhiều rủi ro cho NHTM. Trái lại, các

cổ đông lớn có động lực và quyền lực để kiểm soát các hoạt động của người quản lý một cách chặt chẽ do lợi ích đạt được của họ lớn hơn chi phí bỏ ra. Ở đây, sở hữu tập trung sẽ giúp khắc phục được vấn đề “người đi xe không tốn phí” do tồn tại các cổ đông lớn, sẵn sàng chấp nhận bỏ chi phí để thu thập thông tin giám sát. Hơn nữa, các cổ đông lớn có xu hướng ủng hộ các hoạt động làm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTM trong dài hạn hơn là các lợi ích ngắn hạn vì lợi ích của nhóm cổ đông lớn này luôn gắn liền với lợi ích lâu dài của NHTM.

- Các NHTM có sở hữu tập trung cao cũng dễ dàng có được sự ổn định về vốn do các cổ đông lớn thường đầu tư dài hạn. Những lợi thế này cũng giúp cho hoạt động và công tác quản trị NHTM ổn định hơn, gia tăng khả năng sinh lời cho các NHTM.

Tuy nhiên, khi mức độ tập trung sở hữu cao, vấn đề xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý có thể có thể dẫn đến các hệ lụy tiêu cực, tạo nhiều rủi ro trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh, làm gia tăng rủi ro. Ở các NHTM này, các quyết định được lấy dễ dàng hơn nhưng cũng ít được cân nhắc hơn, do số cổ đông lớn ít, và tập trung.

Ngoài ra, các nhà quản trị NHTM Việt Nam thường phải chịu áp lực lớn khi phải hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, quan trọng nhất là chỉ tiêu về lợi nhuận trước các cổ đông. Khi kết quả kinh doanh không được như mong muốn, sự xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản trị có thể là tác nhân dẫn đến hành vi các nhà quản trị có xu hướng làm lệch lạc thông tin theo hướng nâng cao hiệu quả trong thời kỳ báo cáo so vứoi thực tế, làm các đối tượng hữu quan có các nhận định sai lệch về tình trạng của NHTM. Hơn nữa, các cổ đông lớn cũng có xu hướng lựa chọn tối đa hóa lợi ích của họ, và do tập trung vốn vào một số ít nên quyền lực cũng tập trung hơn nên cũng gia tăng rủi ro trục lợi, lạm quyền và hậu quả là NHTM sẽ phải gánh chịu rủi ro nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ giả thuyết mức độ sở hữu tập trung thông qua cơ chế quản trị công ty có tác động đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. Hơn nữa, vai trò của sở hữu tập trung và cơ chế quản trị công ty là thay thế nhau trong mối quan hệ với rủi ro của NHTM. Hay nói cách khác, tác động của sở hữu tập trung đến rủi ro yếu hơn ở các ngân hàng có cơ chế quản trị công ty mạnh và mạnh

lên ở những NHTM có cơ chế QTCT yếu. Kết quả này hàm ý rằng có thể tăng tỷ lệ sở hữu tập trung ở các NHTM có cơ chế quản trị công ty mạnh vì nếu có rủi ro thì rủi ro cũng không lớn ở những ngân hàng này. Ngược lại, không nên tăng tỷ lệ sở hữu tập trung ở các NHTM có cơ chế quản trị công ty yếu vì lúc đó nếu rủi ro phát sinh thì sẽ rất trầm trọng.

4.2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn về định hƣớng hoàn thiện cấu trúc sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam.

Quyết định số 986/QĐ-TT ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cho thấy những định hướng chính sách cơ bản về cấu trúc sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam. Theo đó, trong giai đoạn 2018-2020, các NHTM nhà nước đảm bảo tỷ lệ sở hữu nhà nước tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; giai đoạn 2021-2025, các NHTM có vốn nhà nước đảm bảo tỷ lệ sở hữu nhà nước ở mức 51% (Agribank có quy định riêng). Đây là một động thái tích cực, tạo điều kiện để giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu tư nhân trong các NHTM phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế, tính đến tháng 12/2019 thì tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các NHTM cổ phần còn rất cao, cụ thể BIDV 80,99%, Vietcombank 74,81%, Vietinbank 64,46%.

Tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTM thuộc các nước đang phát triển theo số liệu báo cáo từ trung tâm nghiên cứu của BIDV chỉ khoảng 45%, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này giảm còn 25%. Đối với các quốc gia phát triển, thông thường Nhà nước chỉ sở hữu các loại ngân hàng đặc biệt (tương tự như loại hình như NH phát triển; ngân hàng chính sách ở Việt Nam) còn các NHTM đa phần thuộc sở hữu khu vực tư thông qua hình thức NHTM cổ phần. Các cơ quan chính phủ và ngân hàng nhà nước có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực đã giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu tư nhân trong các NHTM một cách thành công như Indonesia, Thái Lan, Philipine, tỷ lệ sở hữu nhà nước hiện tại của các nước này lần lượt là 40%, 21% và 13%.

Đối với sở hữu nước ngoài, nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ

chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Quy định này đã phần nào hạn chế các NHTM Việt Nam tiếp cận những nguồn vốn lớn cũng như các công nghệ hiện đại và khả năng quản trị tiên tiến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2020. Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội thuận lợi đối với kinh tế và xã hội của Việt Nam. Theo hiệp định này giữa Việt Nam và EU sẽ có các cam kết, ưu đãi về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Đáng chú ý, đối với dịch vụ ngân hàng, trong vòng 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét tạo thuận lợi, cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam (không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank).

Ở góc độ vi mô, các NHTM đang chịu áp lực tăng vốn lớn để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II. Năm 2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN yêu cầu từ ngày 01/01/2020, các NHTM sẽ phải chính thức áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II (8%). Trước đây, theo thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 36/2014/TT-NHNN, NHTM phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro theo Basel I. Việc triển khai Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, sự đầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, cơ cấu tài sản có rủi ro, năng lực thanh tra, kiểm tra… Hơn nữa, khác với Basel I, công thức tính tỷ lệ an toàn vốn được bổ sung vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường ngoài vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành. Như vậy, hiện tại

vấn đề tăng vốn vẫn đang là vướng mắc rất lớn để các ngân hàng đạt được yêu cầu, đáp ứng chuẩn Basel II, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính- tiền tệ diễn biến không thuận lợi, trong khi các ngân hàng vẫn đang tập trung xử lý nợ xấu của các năm trước. Theo quy định các NHTM phải áp dụng các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II trước ngày 1/1/2021. Tuy nhiên cuối năm 2019 NHNN đã phải lùi thời gian đến ngày 1/1/2023. Vấn đề này còn trở nên khó khăn hơn khi hiện nay các NHTM đang phải dành nguồn lực để cơ cấu lại nợ, giảm lãi, giảm phí hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19.

Theo đánh giá của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống TCTD đạt khoảng 11,1% (năm 2016 là 11,6%). Tỷ lệ vốn cấp 1/ tổng tài sản có rủi ro điều chỉnh là 8%. Tuy nhiên, hiện toàn hệ thống ngân hàng có 9/118 tổ chức tín dụng (TCTD) có vốn tự có âm. Nếu không tính các tổ chức tín dụng âm vốn tự có thì CAR của toàn hệ thống đạt khoảng 12,3%. Kết quả thống kê của NHNN đến cuối năm 2020, các NHTM dự kiến phải tăng vốn tự có gấp 1,8 – 2 lần hiện tại để đáp ứng quy định của Basel II.

Đến thời điểm hiện nay, đã có 18 ngân hàng được công nhận áp dụng chuẩn Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN gồm MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, TPBank, VietBank, VietCapitalBank, LienVietPostBank, Standard Chartered Việt Nam, ShinhanBank, NamABank, SeABank, BIDV và Vietcombank. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 7 NHTM đáp ứng cả 3 trụ cột của Basel II, bao gồm: VIB, Vietcombank, SeABank, VPBank, TPBank, MSB, VietCapitalBank. Các NHTM còn lại mới hoàn thành trụ cột 1.

Basel II gồm 3 trụ cột: trụ cột 1 tập trung vào việc đo lường và đảm bảo mức độ an toàn vốn tối thiểu (CAR); trụ cột 2 là quy trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (ICAAP); trụ cột 3 thực hiện các nguyên tắc thị trường, tập trung vào việc minh bạch và công bố thông tin. Việc hoàn thành và áp dụng cả 3 trụ cột sẽ là nền tảng quan trọng để hoạt động kinh doanh của các NHTM an toàn và hiệu quả hơn. Đồng thời cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các NĐT chiến lược nước ngoài. Đây cũng là dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị công ty trong ngân hàng cũng như năng lực cạnh tranh của các NHTM trên thị trường tài chính.

Lộ trình áp dụng Basel II sẽ tạo nên những động lực và áp lực mới lên tiến trình gia tăng vốn chủ sở hữu cũng như quá trình tái cấu trúc cơ cấu sở hữu của hệ thống NHTM Việt nam trong những năm đến.

4.3. Khuyến nghị đối với các bên liên quan

Một cách khái quát nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan thuận giữa sở hữu nhà nước, sở hữu tập trung với khả năng sinh lời, cũng như rủi ro. Tuy nhiên, đối với sở hữu NĐT trong nước thì ngược lại, kết quả từ dữ liệu quá khứ cho thấy tương quan nghịch giữa sở hữu NĐT trong nước với khả năng sinh lời và rủi ro. Đối với sở hữu nước ngoài, việc tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thể giúp các NHTM Việt Nam tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro. Mặt khác, khi xem xét tác động của mức độ sở hữu tập trung trong tương tác với biến cơ

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w