- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM.
- Xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ để giảm thiểu khối lượng rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà
nước, nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng thương mại nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
Trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng nhà nước hoạt động được nhiều năm nhưng chưa thật sự hiệu quả, thu thập thông tin chưa nhanh nhạy, phong phú và chính xác. Do vậy các ngân hàng chưa khai thác nhiều nguồn thông tin về các doanh nghiệp, chưa thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các ngân hàng thương mại được biết.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng. Cụ thể như:
+ Phối hợp với các Bộ, Ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế.
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
+ Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:
• Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mầu ngẫu nhiên,
phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm.
• Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
• Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng.
• Trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.
- Hoàn thiện và vận dụng thực tiễn công cụ khung sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ. Theo đó, cần thay quyết định 493 danh nghĩa bằng cơ chế giám sát và quản trị rủi ro theo khung sổ tay tín dụng ở tất cả các tổ chức tín dụng và nâng cao chất lượng thông tin.