1.2.2.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
Nợ quá hạn: Là những khoản nợ mà khách hàng không trả được khi
đến hạn thanh toán đã thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
NQH là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá RRTD của một NHTM. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng tổn thất rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao, việc quản lý RRTD của ngân hàng kém hiệu quả.
Tỷ lệ nợ quá hạn: Ngoài chỉ tiêu số tuyệt đối, người ta còn sử dụng chỉ tiêu số tương đối, đó là tỷ lệ nợ quá hạn.Tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn.
Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định như sau: Nợ quá hạn trong kỳ
Tỷ lệ NQH trong kỳ = -7---:--- X 100% Tổng dư nợ trong kỳ
1.2.2.2 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
* Nợ xấu : Để quản lý nợ xấu hiệu quả thì nợ xấu cần phân loại được tính chất nghiêm trọng và mức độ rủi ro của từng khoản nợ, tuy nhiên phân loại nợ xấu không đứng độc lập. Người ta tiến hành phân tích toàn bộ dư nợ tín dụng của NHTM và xếp chúng vào các nhóm nợ khác nhau thành những nhóm nợ an toàn và nhóm nợ không an toàn hay nhóm nợ xấu.
Theo thông thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc ban hành “ Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thì nợ xấu của các TCTD được xác định theo sát thông lệ quốc tế. Theo đó, các khoản nợ của các TCTD phân loại theo 5 nhóm nợ có thể dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính.
+ Phân loại nợ theo phương pháp định lượng: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu;
Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
+ Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có cảu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Nợ cấp cho các công tu con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nằm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
+ Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
+ Nợ vi phạm các quy dịnh của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Khoản nợ quy định tại điểm 4 khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này. + Phân loại nợ theo phương pháp định đính:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ
cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ
cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả
năng thu
vụ theo cam kết.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết. * Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = p-n dχau (Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 tới nhóm 5) γ γ Tổngđũnợ v
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
* Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn
Sokhachhangquahan
+ Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn ———
Tổngkháchhàngcóđũnợ
Tỷ lệ này giúp cho ngân hàng xác định được rủi ro tập trung vào một số khách hàng hay một nhóm khách hàng.
* Các khoản tín dụng có vấn đề
Là các khoản vay chưa đến hạn, chưa được xem là nợ quá hạn nhưng đang trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện thấy khách hàng có dấu hiệu không trả được nợ.
Bốn là, Các chỉ tiêu về trích lập dự phòng RRTD - Tình hình rủi ro mất vốn
Tỷ lệ dự phòng RRTD = DựphòngRRTDđã tríchlập
Dũnợchokỳbáocáo
Dự phòng RRTD được trích lập bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Tỷ lệ dự phòng RRTD cho ta biết trong cơ cấu NQH thì nhóm nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 có chiếm tỷ trọng cao hay không. Tỷ lệ này càng cao hay số tiền trích lập DPRR càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.
+ Tỷ lệ mất vốn
Mấtvốn đãxóa cho kỳ báo cáo
Tỷ lệ mât vθn= Dũnợtrungbìnhchokỳbáocáo
Dư nợ mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo là các khoản nợ đã được xóa ở nội bảng nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi ngoại bảng để thu hồi, tuy nhiên khả năng thu hồi được rất thấp nên coi như là nợ mất vốn. Tỷ lệ này phản ánh tỷ trọng nợ đã được xóa ở nội bảng trong kỳ báo cáo so với dư nợ trung bình kỳ báo cáo.
Dư nợ trung bình cho = Dư nợ đầu kỳ báo cáo + Dư nợ cuối kỳ báo cáo
Kỳ báo cáo 2
- Tỷ lệ dự phòng /Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trên tổng số rủi ro có thể xẩy ra. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó thể hiện khả năng nhạy bén, phán đoán nghệ thuật của nhà quản trị. Nếu chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại khi có rủi ro xảy ra là rất tốt và khả năng tài chính của ngân hàng là mạnh, nhưng nó cũng phản ánh một phần nguồn vốn hoạt động không hiệu quả ( bị giữ lại để dự phòng ). Nếu chỉ tiêu này thấp thì khả năng bù đắp rủi ro là yếu, vì vậy tính toán tỷ lệ dự phòng một cách hợp lý là rất quan trọng.
- Tỷ lệ dự phòng / Nợ quá hạn
Chỉ tiêu này chủ yếu phản ánh khả năng bù đắp rủi ro cho những khoản nợ được xác định là không thu hồi được.
- Khả năng bù đắp rủi ro
+ Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất
Hệ số khả năng bù đắp = Dự phòngrủi ro tín dụng đ ŨỢc trích lập
D□ nợ bị thất thoát
Hệ số này dùng để đánh giá khả năng ngân hàng trích dự phòng để bù đắp nợ thất thoát như thế nào. Hệ số này bằng 1 chứng tỏ DPRR đủ bù đắp nợ tổn thất. Hệ số này lớn hơn 1 tức là NH đã trích thừa dự phòng. Tuy nhiên hệ số này không phải bao giờ cũng >= 1 mà thường nhỏ hơn 1 vì dư nợ thất thoát có thể ở nhóm 1 đến nhóm 5, trong khi nợ nhóm 1 không được trích DPRR.
+ Hệ số khả năng bù đắp rủ ro
Hệ số khả năng bù đắp RRTD = Dự phòngRRTDđ ũợc tríchlập
Nợquáhạn khó đồi
Hệ số này phản ánh khả năng ngân hàng bù đắp cho những khoản vay có nguy cơ rủi ro cao.
Trên đây là một số các tiêu chí chính nhằm đánh giá chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên có thể nói kết quả của hoạt động quả lý rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việc thực hiện các biện pháp nhằm xác định, đo lường, kiểm soát và tài trợ cho những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì thế chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng chính là giảm thiểu tối đa những mất mát đến với ngân hàng.