1.3.1.1 Đánh giá quản lý RRTD, bộ máy quản lý RRTD, cơ cấu tổ chức tín dụng.
* Đánh giá RRTD:
Các nhà kinh tế thường sử dụng các mô hình phản ánh về mặt định luợng (quantity model) và những mô hình phản ánh về mặt định tính con gọi là
phương pháp chủ quan hay phương pháp truyền thống (quantity, subjective,expert, or traditional methods) để đánh giá RRTD.
a. Mô hình định tính.
Mô hình định tính còn được gọi là mô hình chủ quan, mô hình kinh nghiệm hay mô hình truyền thống của rủi ro tín dụng. Mô hình này chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan để xác định rủi ro tín dụng của khách hàng. Mô hình đánh giá truyền thống đi sâu nghiên cứu “6 khía cạnh- 6C” của người xin vay là: Tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả những tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi.
≠ Tư cách người vay: Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là “tư cách người vay”. Khi mục đích xin vay đã rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không? và phải xác định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hay không? có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn không?. Nếu phát hiện thấy người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng vốn vay và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.
S Năng lực của người vay: Người xin vay phải có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp động tín dụng. Đối với cá nhân, ở hầu hết các nước đều quy định người dưới 18 tuổi không đủ tư cách pháp lý để ký hợp đồng tín dụng. Đối với người đại diện cho công ty khi ký kết hợp đồng tín dụng phải được ủy quyền hợp pháp của công ty. Trường hợp nếu công ty có đối tác kinh doanh, thì cán bộ tín dụng phải thỏa thuận với đối tác kinh doanh để xem ai là người được ủy quyền ký kết hợp đồng tín dụng cho công ty để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
S Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có đủ khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? có thể là từ thu nhập hàng tháng, hay từ doanh thu bán hàng, hoặc từ thanh lý tài sản, hoặc có thể từ khả năng phát hành chứng khoán. Ngân hàng thường ưu tiên khả năng tạo tiền từ thu nhập hoặc từ doanh thu bán hàng.
S Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải biết được người vay có sở hữu một tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như tính thị trường, tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản đảm bảo. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhiều và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.
S Các điều kiện: Cán bộ tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi, sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng.
S Kiểm soát: Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng TD.
Các tiêu chí tín dụng “6C” đã giúp cán bộ tín dụng và nhà phân tích trong việc trả lời một câu hỏi tổng quát: Người vay đủ tư cách? Hợp đồng tín dụng sẽ được ký kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu của người vay và ngân hàng?
b. Mô hình định lượng
Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá RRTD. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là lượng hóa RRTD. Sau đây là một số mô hình lượng hóa RRTD
thường được sử dụng nhiều nhất:
• Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model):
Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người đi vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5
Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.
• Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản,... Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.
Mô hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10.
Ưu điểm: mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình. • Mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn - (VAR):
Giá trị tới hạn (VAR) là một thước đo về tổng mức rủi ro trong một danh mục các tài sản tài chính cho các nhà quản trị cao cấp.
Khi sử dụng thước đo giá trị rủi ro tới hạn, nhà quản trị tính cho một danh mục tài sản của một tổ chức tài chính theo cách như sau: “Chúng ta có X% chắc chắn rằng chúng ta sẽ không mất nhiều hơn V đồng trong vòng N ngày tới ”
Biến số V là giá trị rủi ro tới hạn của danh mục tài sản. Đó là một hàm số gồm 2 biến: N biểu diễn trục thời gian nằm ngang, và X là mức độ tin tưởng. Có nghĩa là nhà quản trị tin rằng mức độ thua lỗ trong vòng N ngày với mức chắc chắn X% không vượt quá một mức rủi ro xác định V.
Nếu tính vốn của ngân hàng theo mức độ rủi ro của thị trường, thì các nhà quản lý sẽ sử dụng N = 10 ngày và X = 99. Điều này có nghĩa là họ tập trung vào mức thu lỗ trong thời gian 10 ngày mà nó được hy vọng rằng không vượt quá 1%. Vốn mà họ yêu cầu ngân hàng duy trì ít nhất gấp 3 lần giá trị rủi ro tới hạn này.
Nhìn chung, khi N ngày là quãng thời gian nghiên cứu biểu diễn theo trục nằm ngang và X% là mức độ chắc chắn thì VAR là giá trị khoản lỗ tương ứng với (100 - X%) theo quy luật phân phối chuẩn về mức độ biến động giá trị của danh mục trong vòng N ngày tới. Ví dụ: khi N = 5 và X = 97, có nghĩa là 3% theo quy luật phân phối chuẩn sẽ là mức độ biến động giá trị danh mục trong vòng 5 ngày tới.
Giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất. Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng VAR có thể giúp nhà quản trị chọn lựa được một danh mục các khoản cho vay có phân phối thu nhập như nhau nhưng tiềm năng rủi ro cao hơn.
Xếp hạng của Standard & Poor’s
Ý nghĩa
AAA Vùng an toàn
AAT
Trong điều kiện Việt Nam mô hình điểm số tín dụng thường được sử dụng do có nhiều ưu điểm như đơn giản, nhanh chóng, phản ánh khá toàn diện. Nhưng dù sao thì việc nghiên cứu các mô hình có thể cho phép chúng ta thực hiện đánh giá rủi ro tốt hơn trong công tác quản trị RRTD hiện nay.
• Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
RRTD trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.
Đối với Standard & Poor’s xếp hạng cao nhất từ AAA nhưng với Moody thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ AA (Standard & Poor’s ) và AA (Moody ) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (khôngcho vay). Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại cho lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này.Mô hình xếp hạng của công ty Standard & Poor’s:
A A A BBB+ BBB BBB-
Vùng cảnh báo, có thể nguy cơ vỡ nợ BB+ BB BB B+ B Bz
Vùng nguy hiểm, nguy cơ vỡ nợ cao
CCC+ CCC
CCC- C~D
(Nguồn: Altman, 2003. The Use of Credit Scoring Models and Importance of a Credit Culture, New York University
c. Bộ máy quản lý RRTD, cơ cấu tổ chức tín dụng.
Sơ đồ 1.2 Bộ máy quản lý tín dụng.
- Bộ máy quản lý RRTD tại các NHTM nhằm mục đích hoạt động trong khuôn khổ một qui trình cấp tín dụng lành mạnh; duy trì công tác quản lý tín dụng, đo lường và giám sát rủi ro phù hợp; đảm bảo các biện pháp kiểm soát đầy đủ các RRTD. Thông thường các NHTM thường cơ cấu bộ máy quản lý RRTD như sau:
+ Trưởng ban Quản lý rủi ro tại hội sở: Là một trong những thành viên của Uỷ ban Quản lý rủi ro tại Hội sở. Nhiệm vụ chính là đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và mục đích của công tác quản lý rủi ro của ngân hàng một cách liên tục không gián đoạn, xây dựng chiến lược về quản lý rủi ro cho OCB, hội đồng UBTD. Mục tiêu là quản lý tất cả mọi loại rủi ro trong khuôn khổ giới hạn và điều kiện cho phép.
+ Trưởng phòng QLRR tại chi nhánh: Nhiệm vụ chính là lãnh đạo và giám sát hiệu quả công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, giám sát cán bộ thẩm định tín dụng, cán bộ theo dõi và quản lý tín dụng, quản lý danh mục vay, đảm bảo hiệu quả của hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ.
Phòng QLRR: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.
lý RRTD, quản lý danh mục đầu tư, trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng, tham gia phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề. Lập báo cáo đánh giá rủi ro. Phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro cho toàn chi nhánh. Đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả. Theo dõi hỗ trợ Phòng kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro... Tham gia giải quyết NQH, nợ xấu phát sinh.
Phòng kiểm tra tuân thủ: Kiểm tra việc tuân thủ các qui định cho vay, nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về việc tuân thủ các qui định chính sách. Theo định kỳ phải rà soát tất cả các hợp đồng mẫu về tiền gửi, tiền vay. nhằm đảm bảo tính pháp lý và thực tê thị trường.
- Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng là một trong những nội dung quan trọng để quản lý tín dụng của các ngân hàng thương mại. Một ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ tạo ra một phương thức hạn chế rủi ro tín dụng tốt nhất. Do đó, các ngân hàng thương mại luôn cơ cấu lại, sắp xếp bộ máy tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.
Thông thường trong cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng, các NHTM tổ chức thành các phòng ban, mỗi phòng có chức năng nhiệm vụ riêng, tách bạch bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận quản lý, bao gồm:
+ Phòng quan hệ khách hàng: Quản lý một cách hiệu quả danh mục khách hàng, duy trì, phát triển danh mục khách hàng, loại khỏi danh mục các khách hàng có chất lượng tín dụng thấp, không hiệu quả, xử lý tất cả các hồ sơ xin vay mới hoạc hồ sơ TD hiện tại theo hạn mức tín dụng đã được phân quyền phán quyết của Tổng giám đốc trong hệ thống NHTM. Vượt mức trình lên ngân hàng cấp trên.
+ Phòng Quản lý rủi ro: Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt, quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê duyệt, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng...
+ Phòng quản lý nợ: Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; thực hiện công chứng, giao dịch bảo đảm, nhận hồ sơ tín dụng để
lưu giữ hoặc lưu kho theo qui định. Theo dõi quản lý thu nợ của khách hàng. Việc phân quyền đến chi nhánh NHTM sẽ cần phải được cân nhắc cho phù hợp với trình độ năng lực và cơ cấu tổ chức... nhằm đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro tín dụng.
1.3.1.2 Chính sách qui trình tín dụng.
* Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn về đầu tư tín dụng của NHTM. Chính sách tín dụng, có thể coi như một cương lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, qui định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường, phù hợp với đặc điểm của NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.
Xây dựng chính sách tín dụng phải dựa vào qui mô và tính chất của nguồn vốn, dựa vào lĩnh vực tài trợ của chi nhánh, vào kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên, dựa vào chính sách tài chính và tiền tệ của nhà nước, vào cơ sở lựa chọn các loại hình tín dụng của chi nhánh để xây dưng chính sách cho vay.
Quy trình tín dụng bao gồm trình tự các bước, là nghiệp vụ bắt buộc thực