Để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng cần sự hỗ trợ không chỉ của ngân hàng Nhà nước mà còn cần những biện pháp giải quyết từ phía Chính phủ như:
- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô, có các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp
nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tình trạng suy thái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Tiếp tục các giải pháp nhằm ổn định giá cả hàng hóa, lãi suất, các yếu tố đầu vào sản xuất, tạo môi truờng vĩ mô ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện đuợc những mục tiêu trên cần có sự phối hợp giữa các liên Bộ nhằm có sự thống nhất trong khi đua ra các quyết định điều hành.
- Hoạt động bảo lãnh chịu sự ảnh huởng của rất nhiều các lĩnh vực khác trong tổng thể nền kinh tế. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của hoạt động bảo lãnh thì các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực cần phải đồng bộ, logic tránh những vuớng mắc, tranh chấp xảy ra. Ví dụ, hiện nay các văn bản về lĩnh vực cho phép trong truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ, ngân hàng thuơng mại có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong thực tế, ngân hàng thuơng mại không thực hiện đuợc điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nuớc, không có chức năng cuỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản bảo đảm để tòa án xử lý qua con đuờng tố tụng... cùng nhiều quy định khác khiến ngân hàng thuơng mại khó có thể giải quyết đuợc nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
- Chính phủ sát sao trong việc chỉ đạo các bộ ngành liên quan xây dựng chế độ hạch toán kế toán rõ ràng và thống nhất. Chế độ kế toán thống nhất, chặt chẽ sẽ góp phần tạo ra sự chính xác và đáng tin cậy cho các báo cáo tài chính của khách hàng cũng nhu tạo ra sự thuận lợi trong công tác thẩm định, giám sát khách hàng trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi, an toàn cho khách hàng cũng nhu ngân hàng trong việc xây dựng và thực hiện các hợp đồng cấp bảo lãnh, thủ tục thế chấp, đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm.
96
KẾT LUẬN
Là một chi nhánh lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Agribank Hà Nội có rất nhiều ưu thế có mạng lưới phòng giao dịch rộng, đội ngũ cán bộ nhiệt huyết, cơ sở vật chất thiết bị khang trang, và đặc biệt là có niềm tin từ lâu năm của khách hàng.
Bên cạnh hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và là thế mạnh của Agribank chi nhánh Hà Nội, hoạt động bảo lãnh cũng được chú trọng phát triển nhằm tăng nguồn thu từ phí phát hành bảo lãnh. Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh cũng tiềm tàng những rủi ro không nhỏ gây mất vốn cho ngân hàng. Do đó, bài toán đặt ra là làm sao vừa đẩy mạnh, mở rộng quy mô hoạt động bảo lãnh vừa đảm bảo an toàn của hoạt động bảo lãnh tại đơn vị. Đây chính là những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã làm rõ được ba vấn đề chính
Một là, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và
thực tiễn của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng, rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong dịch bảo lãnh của ngân hàng;
Hai là, luận văn đã nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh
tại Agribank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 -2013; phân tích các biện pháp hạn chế rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh: những kết quả đạt được, những rủi ro và nguyên nhân của những rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh đó;
Ba là, trên cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động bảo lãnh và thực tế hiệu
quả hoạt động bảo lãnh tại Agribank chi nhánh Hà Nội, kết hợp với định hướng phát triển chung và phát triển hoạt động bảo lãnh của chi nhánh trong những năm tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh trong thời gian tới. Các giải pháp đưa ra đều có nội
dung lý luận và thực tiễn, mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Agribank chi nhánh Hà Nội, góp phần cùng hệ thống Agribank Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong thời kỳ mới.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Prederic S.Minskin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB giao thông vận tải, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng
ngân hàng, NXB tài chính, TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.
6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ
chức tín dụng, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày
03/10/2012 của Thống đốc NHNN v.v ban hành quy chế bảo lãnh Ngân hàng, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2013), Quyết
định số 376/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 07/05/2013 của chủ tịch Hội đồng thành viên về ban hành quy định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Agribank, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (2013), Công văn số 1339/NHNoHN-TD ngày 31/07/2013 của Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện bảo hành, Hà Nội.
11. Agribank Hà Nội (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo kết quả hoạt động
kinh
doanh, Hà Nội
12. Agribank Hà Nội (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo kết quả tài
chính, Hà Nội
13. Agribank Hà Nội (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo một số chỉ tiêu cơ
bản,
Hà Nội
14. Agribank Hà Nội (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo dịch vụ bảo