Ngân hàng Nhà nước là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như là cơ quan đầu mối đưa ra các quy định pháp lý, đề xuất với chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt
92
động của hệ thống ngân hàng. Do đó, để nâng cao được hiệu quả hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như hướng dẫn từ phía ngân hàng Nhà nước Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin kiến nghị một số vấn đề sau đối với ngân hàng Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh đang công tác:
Thứ nhất, ngân hàng Nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện quy chế về
hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại. Thông tư số 28/2012/TT- NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh Ngân hàng đã có nhiều thay đổi tích cực so với các quyết định trước đây tuy nhiên vẫn còn một số bất cập cần lưu ý:
Ví dụ: Về thẩm quyền ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, Điều 15 quy định như sau:
1. Hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh phải được ký bởi:
a) Người đại diện theo pháp luật;
b) Người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh; c) Người thẩm định khoản bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc ủy quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, các cam kết bảo lãnh đối với người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh cho các chức danh trong hệ thống của mình bằng văn bản hoặc ban hành văn bản quy định thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
Có lẽ quy định chặt chẽ nêu trên phát sinh từ sau những tranh chấp liên quan đến các bảo lãnh ngân hàng được cho là ký vượt thẩm quyền của người ký. Người viết cho rằng quy định trên chỉ nên áp dụng đối với hợp đồng cấp bảo lãnh, chứ không nên áp dụng đối với cam kết bảo lãnh.
Cam kết bảo lãnh được ký bởi một người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bảo đảm đầy đủ tính pháp lý. Quy định cam kết bảo lãnh phải được ký bởi 3 người là khiên cưỡng, mang tính chữa cháy sau những vụ tranh chấp liên quan đến bảo lãnh giả mạo, bảo lãnh được cho là ký vượt thẩm quyền của người ký.
Liên quan đến thẩm quyền ký bảo lãnh, ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa bảo lãnh nếu bảo lãnh được đóng dấu và ký tên bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền. Quy định hạn mức ký bảo lãnh, thẩm quyền ký bảo lãnh là quy định nội bộ của ngân hàng, khách hàng không thể và không có trách nhiệm phải kiểm tra người ký bảo lãnh ngân hàng có đủ thẩm quyền hay không.
Một ví dụ rõ ràng nhất cho thấy quy định bảo lãnh phải được ký bởi 3 người theo quy định là không cần thiết, đó là trường hợp phát hành bảo lãnh bằng điện Swift. Bảo lãnh phát hành bằng điện Swift không có bất kỳ chữ ký nào. Khi nhận được bảo lãnh ngân hàng bằng điện Swift, ngân hàng kiểm tra tính xác thực của bảo lãnh và thông báo cho bên nhận bảo lãnh. Rõ ràng ngân hàng phát hành bảo lãnh không thể viện lý do rằng bảo lãnh đó là giả mạo hay được duyệt bởi người không có đủ thẩm quyền để từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh nếu chứng từ xuất trình phù hợp. Trong trường hợp này, việc ký duyệt vượt
thẩm quyền trở thành câu chuyện nội bộ của ngân hàng phát hành bảo lãnh. Theo tinh thần trình bày ở trên, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa
đổi nội dung liên quan đến thẩm quyền ký kết cam kết bảo lãnh tại Điều 15. Theo đó, cam kết bảo lãnh có giá trị pháp lý khi được ký bởi người đại diện theo
pháp luật hoặc người được ủy quyền (mà không cần phải có thêm chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh).
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước phát huy vai trò tích cực hơn nữa trong
94
Để thực hiện tốt vai trò trên, ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hiện tại, nguồn thông tin mà CIC sử dụng để phân tích và cung cấp cho các ngân hàng chủ yếu từ các báo cáo của các ngân hàng thương mại và không mang tính cập nhật nhanh chóng, còn khá đơn điệu và chất lượng nguồn thông tin chưa hoàn toàn tốt. CIC cần thu thập thông tin cập nhật, chính xác và toàn diện hơn về các đối tượng trong nền kinh tế.Việc yêu cầu cung cấp thông tin từ các tổ chức tín dụng cần được thực hiện một cách nghiêm túc hơn tránh trường hợp khi tổ chức tín dụng có phiếu yêu cầu hỏi thông tin thì CIC mới liên hệ với các tổ chức tín dụng để cung cấp thông tin như hiện nay. Có như vậy thì nguồn thông tin từ CIC mới góp phần vào việc hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra giám sát của ngân
hàng
Nhà nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm soát độ an toàn của hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, ngân hàng Nhà nước cần ban hành và có chế tài xử phạt mạnh
mẽ hơn trong việc đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước cũng cần ban hành quy chế trao đổi thông tin giữa các tổ chức tín dụng đồng thời xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế nhờ đó mà nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hiệu quả hoạt động bảo lãnh nói riêng.