2015 2016 2017 2018 Tổng thu nhập hoạt động 24,
2.2. Thực trạng giao dịch Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu
Đầu
tư và phát triển Việt Nam
2.2.1. Dịch vụ thẻ
Danh mục các sản phẩm Thẻ của BIDV khá đa dạng, bao gồm:
- Thẻ ghi nợ quốc tế: Master Card Young Plus, Master Card Vietravel Debit, Master Card Ready, Master Card Platinum Debit, Master Card Premier.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Visa Premier, Visa Platinum, Visa Flexi, Visa Smile, Visa Infinite, Master Card Platinum, Viettravel Platinum, Viettravel
Standard.
Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, BIDV không ngừng mở rộng mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cũng như mạng lưới ATM. Đến nay, hệ thống thanh toán của BIDV đạt 1.923 ATM và 45.928 POS trên 63 tỉnh thành, đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong và ngoài nước với các tính năng cơ bản như: rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, thanh toán hóa đơn tiền điện, mua vé máy bay... Doanh số giao dịch qua kênh này tăng cao và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu giao dịch tài chính của BIDV các năm. Theo đó thu dịch vụ ròng từ hoạt động Thẻ của BIDV tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 20-30%/năm, chủ yếu là thu từ phí dịch vụ thẻ tín dụng, thể hiện bước cải thiện đáng kể trong phát triển dịch vụ thẻ của BIDV.
2.2.2. Dịch vụ Internet banking & Mobile banking (IBMB)
Ngoài dịch vụ thẻ vốn có ưu thế từ lâu, hiện nay BIDV đang đẩy mạnh phát triển 2 dòng dịch vụ NHĐT chính là Internet banking & Mobile banking. Hai dòng dịch vụ này do Ban Phát triển ngân hàng bán lẻ quản lý nhằm phục vụ cho nhóm khách hàng cá nhân và tổ chức và bắt đầu triển khai chính thức từ tháng 6/2012 và liên tục được cập nhật về tính năng lẫn giao diện sản phẩm.
a. Dòng sản phẩm Internet banking:
Dịch vụ Internet Banking của BIDV cung cấp với tên gọi BIDV Online dành cho khách hàng cá nhân và BIDV Business Online áp dụng cho khách hàng tổ chức, cụ thể bao gồm:
+ Gói phi tài chính: bao gồm các tính năng: truy vấn thông tin tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền vay, tài khoản thấu chi, tiền gửi có kỳ hạn, vấn tin lãi suất, tỷ giá, địa điểm đặt máy ATM, POS,...
+ Gói Tài chính: bao gồm các tính năng trong Gói phi tài chính và các giao dịch sau: Giao dịch chuyển khoản nội bộ, chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7, chuyển tiền trong nước, thanh toán hóa đơn, đặt lệnh thanh toán
định kỳ, gửi tiền có kỳ hạn FD online, rút tiền có kỳ hạn online, Thực hiện các lệnh yêu cầu dịch vụ (Yêu cầu phát hành sổ séc, Vấn tin sổ séc, Dừng thanh toán séc, Vấn tin lãi suất tiền gửi, Yêu cầu trực tuyến như: Vay, dịch vụ BIDV Mobile, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, Sao kê, Vấn tin tỷ giá... Tuy nhiên, các dịch vụ này chỉ xuất hiện trên phiên bản Web, không xuất hiện trên phiên bản Ứng dụng trên di động).
Các dịch vụ này luôn được nâng cấp, bổ sung trong quá trình hoạt động.
b. Dòng sản phẩm Mobile banking
Dịch vụ Mobile Banking của BIDV cung cấp cho khách hàng các nhân, tổ chức qua thiết bị điện thoại di động (ứng dụng trên điện thoại thông minh và tin nhắn SMS trên mọi thiết bị di động). Hiện nay BIDV đang triển khai các dịch vụ qua Mobile bao gồm: BIDV Smart Banking, BIDV BankPlus, BIDV SMS.
+ BIDV Smartbanking
BIDV triển khai ứng dụng thông minh giúp khách hàng giao dịch với BIDV mọi lúc mọi nơi, tương thích với tất cả các hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone và chạy trên mọi thiết bị điện tử smartphone, máy tính bảng.. .có kết nối 3G/WIFI/GPRS.
Ngoài các tính năng phi tài chính bao gồm: Vấn tin thông tin tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền vay; Xem sao kê giao dịch; Xem báo cáo giao dịch; Truy vấn thông tin thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng (thông tin chi tiết thẻ, lịch sử giao dịch, sao kê thẻ tín dụng); Quản lý sử dụng thẻ (khóa/mở thẻ, khóa/mở thanh toán trực tuyến và giao dịch không xuất trình thẻ, thay đổi tài khoản liên kết, kích hoạt lại PIN); Tra cứu thông tin ngân hàng (lãi suất, tỷ giá, địa điểm ATM, chi nhánh.), dịch vụ còn có các tính năng tài chính như: Chuyển khoản trong nội bộ BIDV đến tài khoản, số thẻ và qua mã QR; Chuyển tiền trong nước qua kênh truyền thống; Chuyển tiền theo kênh chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7; Chuyển tiền từ thiện; Thanh toán dự
^ ^Saπ phẩm∖
Đặc điểm^\^ BIDV Online
BIDVSmartBanking SmartBanking
BIDV
BankPlus BIDV SMS BIDV Buno
nợ thẻ tín dụng; Thanh toán hóa đơn (thanh toán từng lần và đăng ký thanh toán định kỳ, thanh toán qua mã QR); Gửi/rút tiền gửi có kỳ hạn Online và các tiện ích khác (xem/đặt vé máy bay, trò chuyện trực tuyến VNTALK, đăng ký dịch vụ, tra cứu khuyến mại VnShop,.).
+ Sản phẩm BIDVBankPlus
Đây là dịch vụ hợp tác giữa BIDV và Viettel, triển khai từ tháng 1/2013, cung cấp cho các khách hàng có tài khoản thanh toán tại BIDV các dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động sử dụng mạng Viettel, bao gồm các tính năng: Vấn tin (vấn tin thông tin tài khoản ngân hàng và vấn tin lịch sử giao dịch), giao dịch tài chính (Chuyển khoản nội bộ BIDV, Chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7, Thanh toán hóa đơn, Gửi tiền có kỳ hạn Online, Truy vấn các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, Tra cứu lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, Tất toán toàn bộ/một phần tài khoản tiền gửi có kỳ hạn).
+ Sản phẩm BIDVBSMS:
Sản phẩm này cung cấp cho khách hàng các tính năng và tiện ích như: Nhận tin nhắn tự động về tài khoản căn cứ các dịch vụ mà khách hàng đã đăng ký, gồm: tin biến động số dư tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản vay, lãi suất.; Nhận tin nhắn thông báo thay đổi trạng thái thẻ, trạng thái giao dịch, các tin nhắn thông báo liên quan trong suốt vòng đời sử dụng thẻ (phát hành mới, phát hành lại, gia hạn.); Truy vấn thông tin theo cú pháp quy định gửi tổng đài 8149 và nhận phản hồi từ BIDV thông qua tin nhắn (thông tin thay đổi số dư tài khoản, thông tin về tài khoản tiết kiệm, tài khoản vay, thẻ tín dụng.); Nhận chăm sóc Khách hàng, tin khuyến mại từ ngân hàng.
Bên cạnh các sản phẩm chính trên, gần đây nhất, BIDV triển khai thêm sản phẩm BIDV Buno trên nền tảng điện thoại di động (Android, iOS) từ tháng 12/2017, sản phẩm này giản lược tối đa các bước chuyển tiền trên điện thoại, quan trọng là người dùng không cần phải nhớ số tài khoản. Ba tính năng chính bao gồm: Dịch vụ chuyển tiền qua số điện thoại trong danh bạ;
Dịch vụ chuyển tiền qua mạng xã hội; Dịch vụ nhắc nợ. Các dịch vụ được cung cấp qua BIDV Buno chủ yếu dùng cho những khách hàng có tài khoản thanh toán tại BIDV, cài đặt phần mềm BIDV Buno trên điện thoại và có nhu cầu chuyển/nhận những món tiền giá trị nhỏ. Tuy nhiên do chưa có các tiện ích nổi trội so với các sản phẩm khác nên sản phẩm này chưa nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.
Ngày triển khai
chính thức 06/2012 12/2015 01/2013 2006 12/2017
Yêu cầu môi trường để sử
dụng
Trình duyệt Web trên máy tính/điện thoại;
Ứng dụng trên điện thoại thông
minh, kết nối mạng Internet Ứng dụng trên điện thoại thông minh, kết nối mạng Internet Nhắn tin SMS trên điện thoại di động đến 8149 theo cấu trúc quy định sẵn Ứng dụng trên điện thoại thông minh, kết nối mạng Internet Danh mục các tính năng, tiện ích
Trung bình Cao Trung bình Thấp Thấp
Tốc độ xử lý Trung bình Cao Cao Thấp Cao
Bảo mật 2 lớp (Password, OTP,
Token,...)
Có Có Có Không Có
Bảo mật sinh trắc
T7---1----777--- —---T-
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV giải quyết 4 nhu cầu chủ yếu của khách hàng, bao gồm:
V Quản lý rủi ro (tra cứu/thay đổi các thông tin về liên quan đến thông tin cá nhân trong giao dịch với ngân hàng);
V Di chuyển tiền tệ (thanh toán trước/sau với nhà cung cấp dịch vụ,...);
V Tra cứu thông tin về ngân hàng (CN, PG, ATM, POS.);
V Tìm kiếm thu nhập (gửi/rút tiền tiết kiệm Online, đầu tư tài chính.).
So sánh với các Ngân hàng TMCP, BIDV phát triển chính thức dịch vụ Internet banking và Mobile banking (IBMB) tương đối chậm nhưng lại có sự tăng trưởng ấn tượng về số lượng khách hàng sử dụng cho thấy tiềm năng phát triển IBMB của BIDV hiện đang rất lớn.
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ E-banking của BIDV
6,000,0005,000,000 5,000,000 4,000,000 5,000,000 2,000,000 1,000,000 ■ 2015 ≡2010 12017 "2018
Nguồn: Tống họp từ Báo cáo bán ỉẻ của BIDV
Có thể thấy, nền khách hàng sử dụng dịch vụ E-banking có sự tăng trưởng nhanh chóng, nhất là trong giai đoạn từ 2015 - 2018, số lượng khách hàng đã tăng 139%, đạt 10.5 triệu khách hàng, gấp 5 lần so với giai đoạn trước. Trong
đó khách hàng sử dụng kênh IBMB có sự tăng trưởng vượt bậc, trong 4 năm mức tăng trưởng từ 52% đến 118%, đạt hơn 3 triệu KH năm 2018, tăng 5.5 lần so với năm 2015. Dịch vụ BankPlus có sự tăng trưởng nhưng không ổn định, năm 2018 đạt 525 nghìn KH, giảm mạnh 29% do các chính sách phát triển dịch vụ này phụ thuộc nhiều vào đơn vị sở hữu là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel, BIDV chỉ đóng vai trò là đối tác ngân hàng phát triển dịch vụ. Dịch vụ BSMS do đã có thời gian phát triển từ sau giai đoạn hiện đại hóa và nền khách hàng lớn nên tốc độ tăng trưởng chậm hơn và tăng ở mức 26%, đạt 5.3 triệu KH vào năm 2018. Dịch vụ Smartbanking triển khai năm 2016 có sự tăng trưởng rất tốt về khách hàng và giao dịch, đến cuối năm 2018 hệ thống có 1.6 triệu KH, bằng số lượng khách hàng của hệ thống Internetbanking phát triển trong 3 năm.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu khách hàng sử dụng dịch vụ E-banking của BIDV
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo bán ỉẻ của BIDV
Trong 4 năm trở lại đây các dịch vụ NHĐT tại BIDV tăng trưởng nhanh so với các lĩnh vực khác, thể hiện rõ thói quen và sở thích của khách hàng trong việc chuyển dịch sang các dịch vụ NHĐT, nhất là dịch vụ Mobile Banking (BIDV Smart Banking, BIDV Buno). Cụ thể sau 4 năm (2015-2018), tỷ trọng số lượng giao dịch tài chính qua kênh IBMB tăng từ 9% lên 24%, số lượng
49% 26% 25%53% 27% 20% 53% 27% 20% 57% 29% 14% 59% 32% 9%
ATM - POS CHI NHÁNH IBMB
55% 56%
45% 44%
giao dịch tuyệt đối tăng từ 11 triệu lên 68 triệu, nền khách hàng tăng gần 4 lần so với giai đoạn trước. Qua biểu đồ cơ cấu số lượng khách hàng sử dụng E- banking có thể thấy BSMS vẫn chiếm tỷ trọng lớn (>50%), do dịch vụ này BIDV đã triển khai từ khá lâu, những dịch vụ như IBMB, BankPlus mới được BIDV triển khai từ 2013. Tuy vậy, dịch vụ IBMB có sự tăng trưởng nhanh và ổn định hơn dịch vụ BSMS và BankPlus, nhất là năm 2016 tăng 118% khi BIDV tung ra dịch vụ BIDV Smartbanking, cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử nhanh chóng, hiện đại thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Biểu đồ 2.5: Số lượng giao dịch E-banking tại BIDV
■ IB ■ MB ■ BankPlus ■ Mobile NCC và Thanh toán trực tuyến ■ SMS-NCC
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo bán lẻ của BIDV
Số lượng giao dịch tài chính trên các kênh NHĐT tại BIDV tăng trưởng nhanh, từ 2016 - 2018 tăng 4 lần đạt 78.8 triệu giao dịch. Trong đó: giao dịch qua kênh Mobile Bankplus đạt 13.7 triệu; qua kênh IBMB đạt 58.6 triệu (tăng 26 lần so với thời điểm mới ra mắt vào năm 2013), còn lại là giao dịch qua hệ thống thanh toán trực tuyến và thanh toán hóa đơn. Số lượng và giá trị giao dịch tại các kênh ngân hàng điện tử có ý nghĩa rất lớn về hiệu quả do đây là các giao dịch được thực hiện tự động, chi nhánh không phải tốn chi phí về nhân công và các chi phí về cơ sở vật chất khác, các giao dịch này không hạn chế khách hàng về mặt thời gian như giao dịch tại quầy.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng số lượng giao dịch tài chính qua các kênh
■ 2015 »2016 «2017 »2018
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo bán lẻ của BIDV
Đến năm 2018, số lượng giao dịch (SLGD) chuyển tiền liên ngân hàng và các giao dịch thanh toán hóa đơn qua kênh IBMB đã lớn hơn kênh quầy, tương ứng chiếm khoảng 56% và 79%.
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng SLGD tài chính và SLGD thanh toán hóa đơn theo các kênh
Tỷ trọng SLGD tài chính theo các kênh
Tỷ trọng SLGD thanh toán hóa đơn theo các kênh
2017 2018
■ IBMB ■ Quầy
2017 2018
■ IBMB ■ Quầy
Biểu đồ 2.8: Thu dịch vụ ròng các dịch vụ E-banking tại BIDV
■ BSMS BIBMB BBankplus
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo bán lẻ của BIDV
Thu dịch vụ ròng đối với các sản phẩm chính kênh ngân hàng điện tử năm 2018 tăng 2,4 lần so với năm 2016, tăng từ 152.4 tỷ lên 362.1 tỷ. Thu nhập ròng từ sản phẩm BSMS vẫn duy trì tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, đây vẫn là sản phẩm đóng góp tỷ lệ cao nhất trong các sản phẩm dịch vụ E-banking vào thu từ dịch vụ ròng từ dịch vụ E- banking của BIDV (khoảng 56% trong năm 2018). Thu nhập từ dịch vụ IBMB có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2015-2018 khi sản phẩm Smartbanking của BIDV bắt đầu được ra mắt. Trong đó, thu nhập từ Mobile banking đang chiếm tỷ lệ lợi nhuận cao trong IBMB, từ 47,7% trong năm 2015 lên 76% trong năm 2018. Hiện nay, thu nhập ròng từ các dòng sản phẩm E- banking của BIDV đang có chiều hướng tăng chậm lại ở tất cả các sản phẩm, mặc dù doanh số giao dịch, số lượng giao dịch, số lượng khách hàng.. .có sự tăng trưởng rất nhanh. Nguyên nhân là do BIDV đang triển khai mạnh mẽ các hoạt động marketing trong giai đoạn 2015-2018, thường xuyên miễn phí sử dụng, giảm phí chuyển tiền, tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm online, chương trình khuyến mại tặng tiền mặt, hiện vật. để chiếm lĩnh thị trường
(tăng số lượng người sử dụng), đẩy chi phí liên quan tới hoạt động E-banking giai đoạn này tăng cao.