CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG GIAO DỊCHNGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt
Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957, là NHTM lâu đời nhất Việt Nam, có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và thực hiện các mục tiêu, chủ trương lớn của Chính phủ đối với thị trường nói chung và nền kinh tế nói riêng. Sau khi thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu để trở thành ngân hàng thương mại cổ phần vào tháng 5/2012, BIDV nằm trong top 3 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, trong đó Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối tại BIDV. Do vậy, bên cạnh mục tiêu hàng đầu là tập trung kinh doanh hiệu quả, BIDV sẽ vẫn tham gia thực hiện các chủ trương điều hành vĩ mô của Chính phủ. Và kể từ tháng 5/2015, hệ thống ngân hàng MHB chính thức sáp nhập vào BIDV giúp BIDV trở thành Ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các thành phần kinh tế trong cả nước cũng như các tổ chức quốc tế lớn như: World Bank, ADB, JBIC, NIB...
Tên Giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Development and Investment of VietNam (BIDV).
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
10/1994
Chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại
5/2012
Thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1/2014
Niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
5/2016
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long (MHB) được sáp nhập vào hệ thống BIDV
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
Không chỉ là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu trong cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích (bao gồm: cấp tín dụng, huy động vốn, tài trợ thương mại, thẻ...), BIDV còn hoạt động kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực: Bảo hiểm phi nhân thọ; môi giới, đầu tư và tư vấn chứng khoán, đầu tư tài chính, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước và tiến hành hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngoài.
về mạng lưới ngân hàng: BIDV đã phát triển mạng lưới rộng khắp với tổng số điểm mạng lưới đến năm 2018 lên đến 190 chi nhánh trong nước và 1 chi nhánh tại Myanmar, 854 phòng giao dịch, 3 văn phòng đại diện tại Việt Nam và 6 văn phòng đại diện tại nước ngoài...
về nhân lực: BIDV có hơn 24,8 nghìn cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Cơ cấu tổ chức: