1.3.1.1. Môi trường kinh tế và sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác
- Môi trường kinh tế: Một nền kinh tế ổn định là một nền kinh tế có các chỉ tiêu lạm phát, tỷ giá, lãi suất... được giữ ở mức độ cho phép, nguy cơ xảy ra khủng hoảng thấp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh ổn định qua đó trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm,
vốn tín dụng không được đầu tư hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động tín dụng cũng vì thế giảm sút.
Có thể lấy một ví dụ về lãi suất cho vay của ngân hàng, nếu lãi suất bị đẩy lên cao, chi phí trả lãi lớn làm cho yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ tăng, trong khi đó giá đầu ra lại phụ thuộc vào cung cầu của thị trường, thậm chí sản phẩm trong nước còn phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài nên khó điều chỉnh tăng giá mạnh. Điều này dẫn đến giảm doanh thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cho ngân hàng, do đó hiệu quả hoạt động tín dụng giảm.
- Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác: Ngành Ngân hàng được xem như huyết mạch trong nền kinh tế ở các quốc gia và đang có sự phát triển hết sức sôi động, sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt giữa các ngân hàng trong từng lĩnh vực, từng ngành nghề, từng loại hình tín dụng. Trong đó, hệ thống các NHTM với số lượng ngân hàng đông đảo, quy mô vốn lớn, mạng lưới phủ sóng rộng khắp đang cạnh tranh gắt gao với NHPT trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn khi thu hút được những dự án tốt, có khả năng sinh lời cao.
Lấy ví dụ ở Việt Nam: Những năm trước đây, nguồn vốn TDĐT Nhà nước tại NHPT thường có ưu thế hơn so với nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của NHTM ở đặc điểm về thời gian cho vay vốn dài, quy mô cho vay vốn lớn, lãi suất cho vay ưu đãi. Tuy nhiên khi NHTM có nguồn vốn huy động dồi dào nhờ lãi suất huy động cao hơn NHPT và đối tượng khách hàng trở nên khan hiếm thì nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của NHTM đã tìm đến với các dự án, đối tượng thuộc chính sách cho vay TDĐT của Nhà nước, cạnh trạnh trực tiếp với hoạt động TDĐT của NHPT. NHTM với lợi thế về trang thiết bị công nghệ, quy trình cho vay được thiết kế ngày càng đơn giản, thuận tiện cho khách hàng, cộng với lãi suất cho vay đã giảm đi đáng kể, là đối thủ cạnh tranh rất lớn của NHPT. Điều này thúc đẩy NHPT phải thay đổi từ chính sách, quy trình, điều kiện cho vay TDĐT để thích nghi với yêu cầu chung của thị trường. Qua đó mới giúp cho NHPT tồn tại, phát triển và hoạt động TDĐT đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra.
1.3.1.2. Môi trường chính trị xã hội
Môi trường chính trị xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức trong nền kinh tế nói chung và NHPT nói riêng. Môi trường chính trị xã hội ổn định, độ an toàn cao sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất. Ngược lại, môi trường chính trị xã hội không ổn định: tranh giành phe phái chính trị trong xã hội, khủng bố, bãi công, sự chống phá của các thế lực thù địch nước ngoai... làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cản trở việc thực hiện chính sách của nhà nước cũng làm xấu đi hiệu quả hoạt động TDĐT của NHPT.
1.3.1.3. Môi trường pháp lý và chính sách tín dụng của Nhà nước cho đầu tư phát triển
- Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế vận hành trôi chảy. Pháp luật chính là hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế. Một môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ
thống pháp luật, tính đầy đủ của các văn bản dưới luật gắn liền với quá trình thực thi chấp hành luật pháp, trình độ dân trí xã hội. Hệ thống pháp luật có ý nghĩa quan trọng
trong việc đảm bảo hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả TDĐT của Nhà nước nói
riêng. Hoạt động TDĐT của NHPT không chỉ bị chi phối bởi các nguyên tắc của cơ chế thị trường mà còn phải tuân thủ các yêu cầu của chính sách tài chính - tiền tệ quốc
gia nên việc hoàn chỉnh cơ chế thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân hàng
nhưng vẫn phải đồng bộ với chiến lược phát triển quốc gia, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động TDĐT.
từng giai đoạn.
+ Chính sách về điều kiện tín dụng, thủ tục đầu tư, đảm bảo tiền vay, kiểm tra và giám sát vốn vay.
+ Chính sách hạn mức cấp tín dụng tối đa đối với từng dự án. Đây là chính sách liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của NHPT.
+ Chính sách quản lý rủi ro hoạt động TDĐT của NHPT. Đây là những quy định để đảm bảo an toàn cho khoản vốn TDĐT và đằng sau đó là hạn chế gánh nặng cho NSNN, đặc biệt là khi khả năng dự án không hoàn trả được nợ đầy đủ và đúng hạn là rất cao.
1.3.1.4. Khách hàng vay vốn
- Năng lực quản lý điều hành và kinh nghiệm của nhà quản trị doanh nghiệp:
Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu thuộc về khách hàng vay vốn. Năng lực quản lý doanh nghiệp được thể hiện qua bộ máy quản lý DN. Do quá trình sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, suôn sẻ mà doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những biến động bất ngờ của thị trường. Nếu doanh nghiệp không có một người lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn, lường trước được khó khăn thách thức và nhận ra các cơ hội cho doanh nghiệp mình thì doanh nghiệp đó khó có thể thành công. Kết quả kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Khả năng tài chính của người đi vay: Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được thể hiện thông qua báo cáo tài chính hàng năm. Trên cơ sở báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của DN tại thời điểm vay vốn, có thể đánh giá được tiềm lực tài chính của mỗi DN ở hiện tại và dự đoán tương lai. Với khách hàng có khả năng tài chính tốt thì ngay khi dự án gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc hiệu quả của dự án không cao thì khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng vẫn cao hơn so với khách hàng có khả năng tài chính không tốt, hạn chế được gia tăng nợ xấu của Ngân hàng khi phát sinh rủi ro trong quá trình thực hiện dự án của khách hàng.
nghề kinh doanh của họ; có vốn chủ sở hữu, quy mô sản xuất lớn, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, bạn hàng truyền thống rộng khắp là lợi thế của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà các tổng công ty, các tập đoàn lớn, luôn được các ngân hàng đến tận nơi mời chào, tạo điều kiện thủ tục đơn giản để cho vay vốn.
- Đạo đức của người đi vay: Khi khách hàng đến ngân hàng để đặt vấn đề vay vốn, họ đều thể hiện thiện chí sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ vay đầy đủ đúng hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên sau khi nhận được tiền vay, một số trường hợp đã không thực hiện theo đúng cam kết, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng để tư lợi, làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của hoạt động tín dụng. Do đó trong quá trình thẩm định, uy tín và đạo đức của người vay là yếu tố rất quan trọng.