2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀSỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành, đặc điểm hoạt động và mô hình tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập NHPTVN trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển (được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999) để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước. Hệ thống NHPTVN chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 01/7/2006. Bộ máy của NHPTVN được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hoạt động của NHPTVN tập trung hỗ trợ vào các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của đất nước và các vùng, miền khó khăn cần khuyến khích đầu tư.
Theo quyết định số 1515/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 03/9/2015 quy định điều lệ tổ chức và hoạt động thì NHPTVN là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có vốn điều lệ 30.000 tỷ đồng. NHPTVN có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Đặc điểm hoạt động: NHPTVN hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhằm thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý. NHPTVN được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Hoạt động của NHPTVN tuân thủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức
tín dụng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Các hoạt động tín dụng chính của NHPTVN là: Tín dụng đầu tư, Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn NHTM, Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Tín dụng xuất khẩu.
- Mô hình tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: NHPTVN được tổ chức theo hệ thống ngành dọc và thực hiện nhiệm vụ thống nhất từ trung ương đến địa phương. Bộ máy quản lý và điều hành của Ngân hàng gồm Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc. Đứng đầu của NHPTVN là Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và bổ nhiệm các thành viên. HĐQT hiện nay gồm có các thành viên chuyên trách là: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát và một số thành viên bán chuyên trách là các nhân sự do các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, NHNN đề xuất. Bộ máy giúp việc cho Ban điều hành là các ban, trung tâm chức năng thuộc Hội sở chính. Bộ máy điều hành gồm Hội sở chính, 02 Sở giao dịch, 40 chi nhánh tại các địa phương và 01 văn phòng đại diện.
Nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức các bộ phận trong bộ máy quản lý của NHPTVN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy định trong Điều lệ của ngân hàng.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2.1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển
Sở giao dịch I được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 04/QĐ-NHPT ngày 01/07/2006 của Tổng giám đốc NHPTVN trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ Phát triển Hà Nội và Sở giao dịch Quỹ hỗ trợ Phát triển. Là đơn vị thuộc NHPTVN, có trụ sở đặt tại thủ đô Hà Nội, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trên địa bàn.
Ngày 01/08/2008, Chi nhánh NHPTVN Hà Tây được sáp nhập vào Sở giao dịch I theo kế hoạch điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội.
Ngày 01/6/2010, quy mô và địa bàn hoạt động của SGDI được tiếp tục mở rộng khi sáp nhập thêm 2 Chi nhánh NHPTVN Hòa Bình và Chi nhánh NHPTVN Vĩnh Phúc theo Quyết định của Tổng giám đốc NHPTVN trên cơ sở đánh giá ưu thế của mô hình NHPTVN khu vực.
Đến 01/7/2012, SGDI sáp nhập thêm Phòng Giao dịch Bắc Ninh thuộc Chi nhánh NHPTVN khu vực Bắc Ninh - Bắc Giang. Đây cũng là Chi nhánh thứ 3 SGDI tiếp nhận, nâng địa bàn hoạt động của SGDI trải dài trên 4 tỉnh thành phố Hà Nội- Hòa Bình- Vĩnh Phúc- Bắc Ninh và trở thành đơn vị có quy mô hoạt động lớn nhất.
Trong hơn 10 năm hoạt động, SGDI luôn là đầu tàu của hệ thống NHPTVN, đạt được nhiều thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu do Tổng Giám đốc NHPTVN, Thủ tướng Chính phủ giao, nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững trên địa bàn vùng thủ đô nói riêng và của đất nước nói chung.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức hiện nay của SGDI
- Ban Lãnh đạo SGDI: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
- 14 phòng ban chuyên môn gồm có: 9 phòng định lượng và 5 phòng định tính.
+ 9 phòng định lượng là: Phòng Tín dụng 1, Phòng Tín dụng 2, Phòng Tín dụng 3, Phòng Bảo lãnh hỗ trợ sau đầu tư, Phòng Tín dụng xuất khẩu, Phòng Quản lý vốn nước ngoài (ODA), Phòng Giao dịch Hòa Bình, Phòng Giao dịch Vĩnh Phúc,
Phòng Giao dịch Bắc Ninh.
+ 5 phòng định tính là: Phòng Thẩm định, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Ke hoạch nguồn vốn, Phòng Kiểm tra, Phòng Tài chính Ke toán.
- Số cán bộ nhân viên: 189 người.
Bộ máy của SGDI hoạt động theo chế độ một thủ trưởng và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Mô hình tổ chức gồm các phòng ban được hoạt động từ trên xuống, chịu sự điều hành trực tiếp của ban lãnh đạo SGDI. Giám đốc SGDI là đại diện của pháp nhân theo ủy quyền của Tổng Giám đốc NHPTVN, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức theo phân công nhiệm vụ của SGDI
Theo phân công công tác thì nhiệm vụ của Ban Lãnh đạo SGDI hiện nay như sau: - Giám đốc: Chịu trách nhiệm phụ trách chung, điều hành hoạt động của Sở Giao dịch I theo chức năng và quyền hạn được Tổng Giám đốc NHPTVN giao và các hoạt động liên khác theo quy định của pháp luật. Giám đốc phân công, ủy quyền
bằng văn bản một số công việc cho Phó Giám đốc. Phân công, phân cấp cho Trường các phòng giải quyết một số vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi nhánh phù hợp với quy định của NHPTVN. Ngoài trách nhiệm điều hành chung, Giám đốc SGDI hiện nay còn trực tiếp chỉ đạo điều hành 1 số phòng nghiệp vụ, công tác tổ chức cán bộ, công tác tiền lương.
- Phó Giám đốc: các phó giám đốc tại SGDI được Giám đốc phân công phụ trách, quản lý các mặt công tác của một số phòng (theo sơ đồ 2.2); được quyền ký thay Giám đốc một số văn bản và thay mặt Giám đốc khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền được phân công. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc SGDI và Tổng Giám đốc NHPTVN về những quyết định của mình.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng trong SGDI:
- Phòng TD1: chức năng nhiệm vụ chính là quản lý cho vay dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây là dự án xây dựng tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt
Nam, đảm bảo các tiêu chuẩn Quốc tế, giảm tải lưu lượng giao thông trên quốc lộ 5, phát
triển các vùng phụ cận và vệ tinh. Ngày 05/12/2015, dự án đã được thông xe, đưa vào
khai thác toàn tuyến. Đây là dự án nâng cao vị thế, uy tín của NHPTVN.
Ngoài ra Phòng TD1 còn thực hiện quản lý cho vay, thu nợ các dự án tín dụng đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông và các công trình phụ trợ kèm theo, hạ tầng khu công nghiệp, các dự án đầu tư trên khu công nghiệp với dư nợ hàng nghìn tỷ đồng. - Phòng TD2: Chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý các dự án đầu tư bằng
nguồn vốn tín dụng Nhà nước của các Tập đoàn, Tổng công ty 90; 91 thuộc các Bộ, Ngành; Các dự án đầu tư ra nước ngoài; Các dự án cho vay theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quản lý các khoản vay đặc biệt theo chương trình mục tiêu của Chính phủ...Một số dự án điển hình có thể kể đến là: Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 -Vĩnh Tân 2; Dự án phóng vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2; Dự án xây dựng mới Bệnh viện Nội tiết TW. Các dự án đầu tư tại Lào: Thủy điện Xekaman 1, Xekaman 3, Dự án khai thác chế biến muối mỏ. Phòng TD2
Phòng TD2 luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua của SGDI.
- Phòng TD3: chức năng, nhiệm vụ chính là tổ chức triển khai nghiệp vụ TDĐT đối với các dự án thuộc khối địa phương. Đặc biệt là các dự án xã hội hóa giáo dục, nước sạch, phục vụ dân sinh, điển hình như: Hệ thống trường tiểu học và THCS Mùa Xuân, Trường Việt Úc, Trường Quốc tế Thăng Long, Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây-Hòa Lạc- Xuân Mai- Miếu Môn, Dự án kính tiết kiệm năng lượng của Tổng công ty Viglacera...Là phòng tín dụng có số dư nợ TDĐT lớn thứ 2 của SGDI.
- Phòng TDXK: chức năng, nhiệm vụ chính là tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ về TDXK trên địa bàn. Thông qua hoạt động TDXK, phòng đã hỗ trợ tích cực về vốn lưu động cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động trên địa bàn, hỗ trợ TDXK cho gần 600 khoản vay với tổng số vốn gần 22.500 tỷ đồng. Dư nợ bình quân chiếm 1/3 toàn ngành góp phần vào sự phát triển của một số ngành nông, lâm sản thuộc về thế mạnh của Việt Nam như: cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, đồ gỗ,...đồng thời giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và ổn định xã hội, nhất là tại các khu vực nông nghiệp nông thôn.
- Phòng Quản lý vốn nước ngoài: chức năng, nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nước ngoài của Chính phủ và các Quỹ quay vòng dùng để cho vay lại; quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ VN ra nước ngoài, đóng góp 40% tổng dư nợ nguồn vốn ODA của toàn hệ thống, là đơn vị duy nhất trong cả nước quản lý Tài khoản đặc biệt 03 dự án và cho vay 02 dự án ODA Việt Nam ra nước ngoài. Các chương trình, dự án vay lại vốn ODA tại Phòng QLVNN tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới, hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không; bưu chính viễn thông; cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị.
- Phòng Bảo lãnh Hỗ trợ sau đầu tư: chức năng nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng thương mại và công tác hỗ trợ sau đầu tư. Đây là nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao cho NHPT thực hiện theo quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 về việc ban
hành quy chế cho doanh nghiệp vay vốn NHTM.
- Các phòng Giao dịch Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh: chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện công tác quản lý cho vay các dự án TDĐT, ODA,TDXK trên địa bàn có trụ sở.
- Phòng Thẩm định: nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện công tác thẩm định, quyết định về việc cho vay, cấp bảo lãnh đối với các dự án đầu tư, công tác định giá tài sản bảo đảm tiền vay, xử lý rủi ro các dự án TDĐT.
- Phòng Kiểm tra: nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động tại SGDI; công tác pháp chế; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng.
- Phòng Ke hoạch nguồn vốn: nhiệm vụ chính là xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của SGDI; huy động và tiếp nhận quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn tại SGDI; công tác tổng hợp, báo cáo thống kế, công tác khách hàng.
- Phòng Tài chính ke toán: nhiệm vụ chính là tổ chức, quản lý và thực hiện công tác TC-KT tại SGDI; tổ chức công tác thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý kho quỹ; tổ chức thực hiện công tác tài vụ nội bộ trong phạm vi SGDI và các công việc khác do Giám đốc SGDI giao theo đúng các quy định của Nhà nước và của NHPTVN.
- Phòng Hành chính và quản lý nhân sự: nhiệm vụ chính là thực hiện công tác tổ chức và cán bộ; xây dựng cơ chế tiền lương, bảo vệ đơn giá tiền lương và chi trả lương cho cán bộ viên chức; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; công tác đào tạo; xây dựng các quy chế, nội quy quản trị nội bộ của SGDI...
2.1.3. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của Sở Giao dịch I trong giai đoạn 10 năm từ 2006 đến 2017
Sở Giao dịch I là đơn vị có dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất toàn ngành (hiện nay SGDI quản lý tổng số vốn tín dụng trên 102.000 tỷ đồng gấp hơn 10 lần so với số dư nợ thời điểm mới thành lập, chiếm trên 30% số dư nợ trên toàn hệ thống), thường xuyên được giao những công việc quan trọng, phức tạp, nhiệm vụ thí điểm
của hệ thống, tổ chức thực hiện thành công mô hình Chi nhánh khu vực của hệ thống NHPTVN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Một số thành tựu nổi bật qua hơn 10 năm hoạt động của SGDI là:
“- Đối với hoạt động TDĐT: Mười năm qua đã cung ứng trên 54.000 tỷ đồng/400 dự án góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các dự án hoàn thành đi vào hoạt động có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tính đến cuối năm 2017, tổng dư nợ vốn TDĐT của SGDI là gần 14.000 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ TDĐT toàn ngành.
- Đối với TDXK: Hoạt động TDXK của SGDI đã bám sát mục tiêu được Chính phủ giao, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng phục vụ xuất khẩu gạo, chè, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ...sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ với tổng số vốn là 22.309 tỷ đồng, đến cuối năm 2017 dư nợ bình quân là 1.700 tỷ
đồng. Mặt khác, SGDI còn thực hiện chương trình đặc biệt của Chính phủ xuất khẩu gạo và máy tính sang Cuba từ 300.000 đến 400.000 tấn gạo, góp phần hỗ trợ Chính phủ
Cuba giải quyết vấn đề về lương thực giai đoạn bị cấm vận.
- Đối với hoạt động quản lý vốn nước ngoài cho vay lại (vốn ODA): SGDI đang quản lý và cho vay 88 chương trình, dự án với tổng số vốn giải ngân trên 70.000 tỷ đồng, chiếm 70% tổng số vốn giải ngân ODA toàn ngành. Tính đến cuối năm 2017, dư nợ đạt gần 57.000 tỷ đồng. Vốn ODA tập trung vào các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng đường sắt, vận tải hàng không, sản xuất thiết bị y tế, cải tạo và xây dựng