Nhóm các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu IỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 29 - 33)

1.3.2.1. Khả năng huy động vốn trung và dài hạn để thực hiện TDĐT

Nguồn vốn TDĐT bao gồm: Vốn NSNN cấp, vốn tích lũy của NHPT, huy động từ tiền gửi các tổ chức trong nền kinh tế, vốn vay từ các tổ chức, phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ.... Trong đó nguồn vốn NSNN thường là nguồn tài trợ chính cho hoạt động TDĐT. Tuy nhiên nguồn vốn NSNN không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng nhu cầu tài trợ vốn của NHPT, kể cả ở những quốc gia phát triển. Thậm chí với những quốc gia đang phát triển, NSNN thường xuyên bị thâm hụt thì vốn TDĐT lại càng không thể trông chờ vào sự cấp phát của NSNN. Chính vì vậy, khả năng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý từ xã hội là yếu tố quan trọng mang lại lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng, là chỉ số đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động TDĐT của ngân hàng.

Có hai vấn đề mang tính quyết định mà NHPT phải giải quyết đó là: có thể huy động vốn trung và dài hạn ở đâu với chi phí thấp và làm thế nào để cân đối nguồn vốn huy động được, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.

1.3.2.2. Quy trình tín dụng đầu tư và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

- Quy trình TDĐT: Quy trình TDĐT là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NHPT trong việc cấp vốn tín dụng, về cơ bản cũng bao gồm một trình tự nhất định như

việc cấp tín dụng của các TCTD khác, bao gồm: tiếp cận và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn, thẩm định chấp thuận cho vay, ký hợp đồng, giải ngân, kiểm tra giám sát trước và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay, xử lý rủi ro với khoản vay.

Trong quy trình tín dụng, bước thẩm định chấp thuận cho vay là hết sức quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Nội dung thẩm định khách hàng gồm có: thẩm định về đối tượng cho vay; thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ khách hàng; thẩm định khách hàng; thẩm định về thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định; thẩm định vốn tự có; thẩm định hiệu quả phương án trả nợ vay; thẩm định TSBĐ. Việc thẩm định cho vay phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, tuân thủ theo quy định của pháp luật và quy định của NHPT.

Bước kiểm tra quá trình cho vay giúp NHPT nắm được diễn biến của khoản vay để có thể điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết, tránh rủi ro xảy ra. Bước thu hồi nợ vay là bước quan trọng, quyết định đến thành công của một dự án vay vốn, quyết định hiệu quả của hoạt động TDĐT. Một dự án có hồ sơ vay vốn đẹp, thẩm định phương án có hiệu quả, quá trình giải ngân diễn ra suôn sẻ nhưng chỉ một bước thu nợ xảy ra vấn đề cũng coi như dự án đã thất bại. Đây là điều không ngân hàng nào mong muốn, nhưng khi đã xảy ra ngân hàng phải tiếp tục thực hiện bước cuối cùng là xử lý rủi ro đối với khoản vay. Việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro luôn là những công việc phức tạp, khó khăn, tốn kém thời gian và công sức cho ngân hàng, tuy nhiên nếu xử lý thuận lợi thì ngân hàng hoàn toàn có thể thu hồi được nợ vay, thanh lý được dự án và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Nói tóm lại để đạt được hiệu quả tín dụng cao, quy trình tín dụng của các ngân hàng nói chung và của NHPT nói riêng phải được được xây dựng một cách đầy đủ, chi tiết, bám sát và thay đổi kịp thời theo các yêu cầu thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu vay vốn của khách hàng. Việc triển khai thực hiện cũng cần áp dụng đúng, đầy đủ và linh hoạt các bước trong quy trình để giúp hoạt động TDĐT tránh được rủi ro và đạt được hiệu quả cao nhất.

- Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: là công tác mà bất cứ một NH nào cũng phải tiến hành thường xuyên, kĩ càng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đây cũng là biện pháp giúp NHPT đánh giá

được kết quả quá trình hoạt động, từ đó phát huy mặt tích cực, khắc phục tồn tại, thiếu sót. Việc buông lỏng, kiểm tra giám sát sẽ gây ra những hậu quả khó lường không chỉ cho phía ngân hàng mà còn cho cả khách hàng và xã hội. Hiện nay có rất nhiều vụ án vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng gây thất thoát to lớn cho xã hội mà nguyên nhân một phần do khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ không được thực hiện hiệu quả.

1.3.2.3. Tổ chức bộ máy

Bộ máy trong Ngân hàng cần được sắp xếp một cách có khoa học, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban, các đơn vị trong hệ thống, giúp quản lý được khối lượng công việc, giám sát được nguồn vốn vay cho vay đồng thời đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra bộ máy tổ chức của NHPT còn phải có mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng như: các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng khác,.. để nâng cao hiệu quả hoạt động.

1.3.2.4. Chất lượng nhân sự

Con người là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong quản lý hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDĐT nói riêng. Con người là nhân tố xây dựng chính sách, quy trình tín dụng đồng thời cũng trực tiếp thực hiện các quy trình tín dụng đó. Ngành Ngân hàng hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi chất lượng nhân sự với trình độ chuyên môn ngày càng cao để xử lý công việc một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác. Cán bộ ngân hàng không những phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp tốt mà còn phải có nhiều kĩ năng mềm để tiếp xúc, làm việc và lôi kéo khách hàng về cho ngân hàng mình. Chất lượng nhân sự sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.3.2.5. Trang thiết bị công nghệ và thông tin tín dụng

- Trang thiết bị công nghệ: Trong quá trình vận hành trực tiếp hoạt động của ngân hàng, bên cạnh yếu tố con người thì trang thiết bị cũng là yếu tố then chốt để quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ tuy chưa thể thay thế hoàn toàn con người nhưng đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đáng kể hiệu quả công việc, tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Không quá khi nói rằng, khách hàng hiện nay đặt yếu tố công nghệ, sự đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân

hàng lên bàn cân để thực hiện việc chọn lựa sản phẩm cho mình.

- Thông tin tín dụng: là yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra các quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý khách hàng vay vốn. Thông tin tín dụng có thể lấy từ hồ sơ sẵn có của ngân hàng, từ nguồn của khách hàng (báo cáo tài chính định kỳ, các dự án sản xuất kinh doanh), trung tâm thông tin tín dụng (CIC), các cơ bộ ban ngành chủ quản...Số lượng và chất lượng thông tin thu thập được liên quan đến mức độ chính xác trong phân tích, nhận định thị trường, nhận định khách hàng. Do đó, thông tin càng nhanh nhạy, đầy đủ, chính xác thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NHPT và hoạt động TDĐT, hiệu quả hoạt động TDĐT của NHPT. Việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động TDĐT là công việc không dễ dàng bởi ngoài các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính thì còn phải tính đến các chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp của hoạt động TDĐT đối với sự phát triển KT-XH của quốc gia. Các vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận chung của Chương 1 sẽ được sử dụng cho việc nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về thực trạng hiệu quả hoạt động TDĐT tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong chương 2. Đồng thời tạo tiền đề cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TDĐT của NHPTVN.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu IỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w