Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng khớp cắn và một số yếu tố liên quan tới lệch lạc khớp cắn của trẻ 9 12 tuổi tại thành phố hòa bình (Trang 28 - 33)

2.2.3.1. Thu thập thông tin.

Dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn học sinh và Phụ huynh gồm. - Tuổi.

- Giới. - Dân tộc - Địa chỉ.

- Tiền sử Nha khoa

2.2.3.2. Tổ chức nghiên cứu:

+ Lấy danh sách số đối tượng điều tra theo khối, lớp.

+ Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn theo mẫu của WHO (Phụ lục 1). + Thiết kế mẫu phiếu khám thu thập thông tin (Phụ lục 2).

+ Gửi mẫu phiếu phỏng vấn Phụ huynh học sinh từ vài ngày trước để Phụ huynh sẽ điền các câu trả lời câu hỏi theo mẫu sẵn, các em học sinh sẽ nộp phiếu điều tra vào hụm khỏm lâm sàng tại Trường.

- Thành lập đoàn cán bộ tham gia khám gồm: 3 Bác sĩ RHM, 3 cán bộ nha học đường và giáo viên chủ nhiệm các lớp tham gia nghiên cứu.

- Tập huấn cán bộ tham gia khám:

Chia đoàn thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm có:

1 bác sỹ làm nhiệm vụ hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, phỏng vấn.

1 cán bộ nha học đường làm nhiệm vụ chuẩn bị dụng cụ, phương tiện khám bệnh, ghi chép và bảo quản hồ sơ khám bệnh.

Giáo viên chủ nhiệm tham gia quản lý học sinh và ổn định trật tự nơi khám. Thống nhất giao nhiệm vụ cho từng người, từng nhóm.

Thống nhất về cách thăm khám, hỏi bệnh, phỏng vấn, tư vấn. Thống nhất cách ghi chép, bảo quản hồ sơ khám bệnh.

Lập danh sách học sinh tham gia khám theo lớp.

2.2.3.3. Dụng cụ và phương tiện kỹ thuật.

- Bộ dụng cụ khám vô khuẩn.

Khay, gương nha khoa, kẹp gắp, thỏm trõm.

- Các dụng cụ khác.

Hình 2.1: Bộ dụng cụ khám vô khuẩn. 2.2.3.4. Khám lâm sàng [4]. Khám mặt. * Khám mặt nhìn thẳng.

- Sự hài hòa của mặt, của ba tầng mặt:Mặt dài, trung bình, ngắn; có đối xứng qua đường giữa;

- Mũi: chiều cao, chiều rộng, kích thước của mũi và sự đối xứng của mũi. - Môi: chiều dày của phần môi đỏ; ở tư thế bình thường, hai môi có đóng kín

hay hở lộ răng; tương quan giữa môi và răng ở tư thế nghỉ và lúc cười. - Cằm: lớn nhỏ, có đối xứng qua đường giữa của mặt?

* Khám mặt nhỡn nghiờng.

- Hình dạng mặt nhỡn nghiờng bình thường, nhụ(lồi), lõm, phẳng, sự hài hòa của ba tầng mặt.

- Vị trí của trán, mũi, môi ở tư thế mặt nhỡn nghiờng. - Cằm: nhô hay lùi.

Khám trong miệng.

* Khám từng cung răng.

• Đường giữa răng cửa hai hàm.

• Răng:

- Tuổi của răng, răng sữa tồn tại lõu trờn cung hàm, răng sữa mất sớm. - Thiếu răng vĩnh viễn, răng thừa.

- Có chen chúc, thiếu chỗ của răng trước?

- Có răng mọc sai vị trí, răng xoay, nghiêng răng

- Đường cong Spee: sâu, bình thường, phảng hay đảo ngược * Mô nha chu:

- Tình trạng vệ sinh răng miệng, - Tình trạng lợi,

- Cao răng, thắng môi, thẳng lưỡi,

Khám xác định khớp cắn theo 3 chiều trong không gian:

Chiều trước – sau:

• Kiểu mặt: Thẳng, nhụ, lõm.

• Tình trạng khớp cắn và phân loại khớp cắn theo Angle.

Chiều đứng:

• Sự cân đối của 3 tầng mặt.

• Tình trạng khớp cắn: cắn hở, cắn sâu, cắn đối đầu, cắn chéo.

Chiều ngang:

• Mặt cân đối, lệch trái, lệch phải.

• Tình trạng khớp cắn: rộng, hẹp cung hàm.

• Số lượng răng thừa, Thiếu răng vĩnh viễn. răng sữa tồn tại lâu, răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn mọc sai vị trí. chen chúc, thưa, nghiêng lệch

2.2.3.5. Biểu hiện lâm sàng của các yếu tố liên quan đến sai lệch khớp cắn

+ Biểu hiện lâm sàng của răng thừa.

– Có sự hiển diện của răng thừa.

– Các răng bên cạnh mọc lệch lạc, chen chúc. – Có thể thấy khe thưa vùng răng cửa giữa. – Chụp QX có thể thấy răng thừa ngầm.

+ Biểu hiện lâm sàng của thiếu răng vĩnh viễn.

- Vắng mặt một số răng, răng khác mọc vào vị trí đó. - Lệch lạc các răng kế cận hay trồi răng đối diện. - Cắn ngược do thiếu nhiều răng ở hàm trên.

- Cắn sâu do thiếu răng cửa dưới hoặc răng sau hai bên. + Biểu hiện lâm sàng của răng sữa mất sớm.

- Không thấy sự hiển diện của răng sữa

- Trên sống hàm coa khoảng trống tương ứng với răng mất. - Các răng sữa và răng vĩnh viễn mới mọc di lệch hoặc nghiêng. - Có thể thấy lệch đường giữa các răng cửa giữa.

- Răng vĩnh viễn mọc chen chúc hoặc mọc ngoài cung. - Cắn sõu vựng răng cửa do mất sớm răng hàm sữa hai bên.

+ Răng sữa tồn tại lõu trờn cung hàm.

- Răng sữa tồn tại trên cung hàm khi mần răng vĩnh viễn đã mọc. - Có thể thấy răng vĩnh viễn mọc lệch trong hoặc lệch ngoài răng sữa - Cắn chộo nhúm răng cửa.

- XQuang thấy chân răng vĩnh viễn thành lập trờn ắ chiều dài.

+ Mút ngón tay: - Ngón tay dẹt, ướt.

- Răng cửa trên thưa và nghiêng lệch về phía môi. - Hẹp cung răng trên, cung răng có hình chữ V. - Răng cửa dưới nghiêng lệch về phía lưỡi. - Cắn hở vùng răng trước.

+ Cắn môi dưới:

- Dấu của các răng cửa in trên môi dưới.

- Răng cửa trên chen chúc, nghiêng về phớa mụi, độ cắn chìa tăng. - Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi.

+ Đẩy lưỡi:

- Cắn hở vùng răng trước do lưỡi nằm về phía trước.

- Cắn hở vùng răng sau và cắn sâu do vị trí lưỡi nằm ở phía sau.

- Cắn đối đầu vùng răng trước và khớp cắn múi – múi ở vùng răng sau do lưỡi nằm cả vùng răng trước và răng sau.

- Nghiêng lệch răng trước hàm trên và hàm dưới. - Nghiêng lệch răng sau hàm dưới.

+ Thở miệng:

- Trẻ thường có khớp cắn hạng II, hẹp hàm trên, cắn hở răng trước, cắn chéo răng sau một hoặc hai bên.

- Răng chen chúc trên cả hai hàm, mặt dài, đầu hơi ngửa ra sau. - Hai môi khộp khụng kớn, lưỡi nằm thấp.

- Nghiêng lệch răng trước hàm trên và hàm dưới. - Các bệnh lý về đường hô hấp trên.

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng khớp cắn và một số yếu tố liên quan tới lệch lạc khớp cắn của trẻ 9 12 tuổi tại thành phố hòa bình (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w