động cho vay
a. Các yếu tố từ môi trường kinh doanh
Hệ thống pháp luật và vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước ảnh hướng lớn đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực Ngân hàng nói riêng. Hệ thống pháp luật càng minh bạch, chi tiết; vai trò của các cơ quan quản lý Nhà
nước càng tích cực thì hệ thống KSNB của Ngân hàng các được hưởng lợi. Tập quán kinh doanh nhỏ lẻ, không sử dụng hóa đơn chứng từ, chủ yếu sử dụng tiền mặt gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng cũng như kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng. Điển hình nhất là đối tượng khách hàng cá nhân và thậm chí là các doanh nghiệp tư nhân sử dụng thuế khoán, các giao dịch mua bán không qua tài khoản Ngân hàng, sử dụng chứng từ viết tay trong giao dịch mua bán hàng hóa. Kiểm soát trên cơ sở bề mặt hồ sơ là không đủ đối với những đối tượng này, rủi ro tiền vay thoát ly khỏi sự kiểm soát của Ngân hàng là rất lớn.
Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng mạnh mẽ, các quy trình/thủ tục ngày càng phải tinh gọn, nhanh chóng thì mới có thể thu hút được khách hàng. Giảm thiểu các thủ tục/quy trình đồng nghĩa với việc giảm bớt các biện pháp kiểm soát và làm tăng nguy cơ cho khoản vay.
Bản chất của nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn bất ổn, nền kinh tế có nhiều biến động khó lường, bản thân hoạt động kinh doanh luôn song hành với rủi ro, do vậy dù hệ thống KSNB dù có chặt chẽ đến đâu cũng sẽ luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn khó có thể ngăn chặn triệt để. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, bất động sản rồi ngay sau đó lao vào khủng hoảng trong giai đoạn 2009-2011 là minh chứng rõ rệt nhất.
b. Các yếu tố từ phía khách hàng:
Sự hợp tác của KH: mặc dù việc tạo điều kiện cho NH kiểm tra, kiểm soát khoản vay là một trong những nghĩa vụ của KH, tuy nhiên, trên thực tế, không phải KH nào cũng nhận thức đầy đủ nghĩa vụ này. Do đó, hoạt động kiểm soát chỉ có thể đạt chất lượng cao khi KH có thiện chí hợp tác với NHtrong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin.
nhánh và các công ty con, số ngành nghề kinh doanh, bản chất của ngành nghề kinh doanh, số lượng KH, địa bàn hoạt động của KH... KH càng lớn, hoạt động càng phức tạp thì hệ thống sổ sách kế toán nhiều, KH có thể vay ở nhiều NH,.. .Do đó, mức độ kiểm soát sẽ khó khăn hơn, khối lượng thông tin cần thu thập lớn đòi hỏi sự gia tăng trong chi phí, thời gian thu thập thông tin.
Thời gian quan hệ giữa KH và NH: Nếu KH đã có quan hệ lâu dài với NH thì NH đã có sẵn thông tin và phương thức kiểm soát trước đó, vì thế sẽ giảm được chi phí kiểm soát.
Khả năng của KH trong việc quản lý, sử dụng vốn vay: Khi cho vay chắc chắn các NH sẽ trông đợi khoản trả nợ thu được từ chính kết quả hoạt động kinh doanh chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp/cầm cố. Điều này phụ thuộc rất lớn và hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của KH. Có nhiều yếu tố bảo đảm cho việc sử dụng vốn vay của KH đạt hiệu quả cao, trong đó, một số nhân tố giữa vai trò quyết định bao gồm: vị thế, năng lực của doanh nghiệp; năng lực công nghệ của doanh nghiệp; đội ngũ nhân sự; năng lực quản lý của doanh nghiệp; đạo đức, thiện chí của KH. Khi KH sử dụng vốn vay sai mục đích, quản lý vốn vay tốt thì công tác kiểm soát tín dụng của NH cũng được dễ dàng hơn.
Độ rủi ro của khoản vay: Những khoản vay có độ rủi ro cao thì đòi hỏi NH phải kiểm soát chặc chẽ hơn những khoản vay có độ rủi ro thấp.
c. Các yếu tố từ phía Ngân hàng
Năng lực quản lý, quản trị điều hành và khẩu vị rủi ro của Ban lãnh đạo Ngân hàng: Vai trò của người đứng đầu Ngân hàng rất quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ của một NHTM. Một Ban lãnh đạo có định hướng cân bằng giữa Lợi ích và Rủi ro sẽ luôn chú tâm xây dựng một hệ thống KSNB đủ mạnh để song hành cùng với hoạt động kinh doanh. Ngược lại một Ban lãnh đạo chỉ tập trung vào phát triển kinh doanh,
sẵn sàng chấp nhận bất kỳ rủi ro nào sẽ lơ là nhiệm vụ xây dựng hệ thống KSNB, đây có thể là căn nguyên của rủi ro trọng yếu không đuợc ngăn ngừa, giảm thiểu, đe dọa sự tồn tại của một NHTM.
Năng lực, phẩm chất của cán bộ kiểm tra, kiểm toán chuyên trách: Đây là chốt chặn cuối cùng trong hệ thống KSNB của một Ngân hàng, là cánh tay phải của Ban lãnh đạo trong việc phát hiện, ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn, đồng thời củng cố, nâng cao hiệu quả của các khâu, các mắt xích trong một hệ thống KSNB thống nhất. Chính vì quan trọng đó, cộng với khối luợng công việc khổng lồ đòi hỏi cán bộ kiểm tra, kiểm toán chuyên trách phải có nghiệp vụ chuyên môn sâu và toàn diện, bên cạnh đó là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đuợc đề cao.
Hệ thống quy trình, quy định, chỉ tiêu đánh giá tín dụng: hệ thống quy trình quy định của một Ngân hàng chính là việc cụ thể hóa các biện pháp kiểm soát trong hoạt động Ngân hàng, hệ thống quy định, quy trình càng rõ ràng, khoa học bao nhiêu thì càng hỗ trợ hoạt động kinh doanh cũng nhu giảm thiểu chi phí cho Ngân hàng bấy nhiêu.
Văn hóa tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp: Phụ thuộc vào cán bộ tín dụng. Trên thực tế, Ban lãnh đạo Ngân hàng coi cán bộ tín dụng là đội ngũ đầu tiên chống lại những vấn đề rủi ro trong cho vay. Việc thẩm định truớc khi cho vay, cũng nhu việc kiểm tra sau khi cho vay phụ thuộc vào văn hóa tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp vì cán bộ tín dụng là nguời có những thông tin bí mật về năng lực tài chính của nguời vay, và họ cũng là nguời đầu tiên trong NH biết về những thay đổi trong chất luợng khoản vay. Do vậy, những thủ tục kiểm tra khoản vay chính xác có thể làm tăng sự khuyến khích đối với cán bộ tín dụng trong việc theo dõi khoản vay mà họ thực hiện. Việc tiêu phí thời gian và năng luợng vào những nhiệm vụ khác, sự phát hiện suy giảm chất luợng có thể phát sinh từ những đánh giá tín dụng sai lệch lúc đầu, những mối
quan hệ cá nhân và những mối quan hệ phát sinh giữa cán bộ tín dụng và nguời vay có thể là những yếu tố không khuyến khích đối với cán bộ tín dụng. Văn hóa tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp cần phải khắc đuợc những bất cập này bằng cách hình thành môi truờng mà trong đó thể hiện rõ ràng là cán bộ tín dụng đuợc tin tuởng theo dõi chất luợng khoản vay. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trao đổi thông tin liên quan đến những khoản vay mà họ chịu trách nhiệm. Mục tiêu cuối cùng của việc kiểm tra khoản vay là theo dõi cán bộ tín dụng (nguời chịu trách nhiệm theo dõi khoản vay) chứ không chỉ bản thân khoản vay đó.
Năng lực cán bộ tín dụng: Ngoài khả năng chuyên môn trong việc dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, kiến thức pháp luật, hoạt động kiểm soát cho vay đòi hỏi cán bộ tín dụng có một số kỹ năng nhu kỹ năng thu thập thông tin; kỹ năng và khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề; nhạy bén trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo; kỹ năng thuơng luợng với KH, tính chủ động trong cho vay và sau khi cho vay; kỹ năng xử lý nợ xấu, mối quan hệ hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền.
Hệ thống định hạng tín nhiệm: Là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho NH trong việc luợng hóa mức độ rủi ro của từng khoản vay của cả danh mục tín nhiệm.Tuy nhiên, các hệ thống định hạng tín nhiệm không phải là hoàn hảo và chứa đựng những yếu tố khách quan và chủ quan.Các yếu tố chủ quan làm cho kết quả của việc đánh gia không tránh khỏi việc thiếu thống nhất. Hệ thống định hạng tín nhiệm chỉ hoạt động tốt khi các thông tin đầu vào là chính xác, trung thực và phuơng pháp đánh giá, xếp loại các chỉ tiêu trong hệ thống phải khoa học, đuợc thừa nhận trong khu vực và quốc tế, phù hợp từng hoàn cảnh. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, hệ thống định hạng này chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế cho công tác thẩm định của cán bộ tín dụng.
Công nghệ trong NH: Công nghệ NH và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một trong những nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát tín dụng của các NH, đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển như hiện nay. Một NH sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định đối với từng KH và từ đó, dành thêm thời gian cho công tác kiểm soát. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, làm tiền đề cho hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn.
d. Các yếu tố khác
Sự phát triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong những năm gần đây cho thấy đây là một trong những lĩnh vực có tốc độ hội nhập nhanh nhất trong nền kinh tế, các khái niệm/mô hình mới của các nền kinh tế tiên tiến được nghiên cứu triển khai nhanh chóng hơn.
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Ngân hàng trong những năm gần đây tăng mạnh, tạo cơ hội hợp tác giữa Ngân hàng Việt Nam và các Ngân hàng nước ngoài, các mô hình tiên tiến của các đối tác cũng sẽ được chuyển giao cho các Ngân hàng trong nước.
CHƯƠNG 2