1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực canh tranh của ngân hàng thương mại
thương mại
1.1.4.1. Các chỉ tiêu định lượng
a, Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của 1 NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình ho ạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Có thể kể đến các chỉ tiêu:
(1) Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của NHTM là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ ngân hàng, của các thành viên trong đối tác liên doanh hoặc các cổ đông trong ngân hàng, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên...
Vốn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận: Vốn của chủ sở hữu ban đầu và vốn của chủ sở hữu bổ sung trong quá trình hoạt động.
Trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động thì nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ được thanh toán theo thứ tự: các khoản tiền gửi của khách hàng, nghĩa vụ với Chính phủ và người lao động, các khoản vay và cuối cùng mới đến phần các chủ sở hữu. Nếu quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì người gửi tiền và người cho vay càng cảm thấy an tâm về ngân hàng (với các điều
18
kiện khác là như nhau). Do đó, vốn của chủ sở hữu được coi là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng.
Vốn chủ sở hữu có chức năng bảo vệ NHTM, giúp NHTM chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; Bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh; Nâng cao uy tín của NHTM với khách hàng, các nhà đầu tư. Vì vậy có thể khẳng định: Vốn là yếu tố quan trọng đối với NHTM, vì vốn tự có của NHTM đã nói nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường trong nước. Đồng thời, vốn chủ sở hữu cũng là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động tới các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Các quy định liên quan đến an toàn hoạt động ngân hàng quốc tế (Basel 1, Basel 2, Basel 3) quy định các ngân hàng chỉ được cho vay tối đa đối với 1 khách hàng/một nhóm khách hàng theo một tỷ lệ nhất định so với vốn chủ sở hữu. Căn cứ vào các qui định quốc tế và thực tiễn nền kinh tế của một nước mà các nước đưa ra những qui định cụ thể để giới hạn các NHTM không quá tập trung cho vay vào một khách hàng/nhóm khách hàng để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cho ngân hàng nếu khách hàng/nhóm khách hàng thuộc cùng một ngành mà ngân hàng đã cho vay gặp rủi ro, không trả được nợ, có thể khiến ngân hàng lâm vào tình trạng rủi ro, thậm chí đổ vỡ.
Theo quy định của hiệp ước (BASEL), hệ số an toàn vốn (viết tắt là CAR), thể hiện ở 2 cấp độ:
(1) CAR 1
Tổng số vốn cấp 1
Tỷ lệ an toàn vốn =________ __________________._______ ____ (Tổng tài sản có rủi ro quy đổi)
(2) CAR 2
Tổng số vốn (cấp 1 + vốn cấp 2) Tỷ lệ an toàn vốn =__________,________.__-_________________
Tỷ lệ lợi nhuận/tổng tài sản có (ROA-Return on Assets) Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản có bình quân Tỷ lệ lợi nhuận/V ốn chủ sở hữu (ROE-Return on Equity)
Lợi nhuận sau thuế 19
- Ở cấp độ (1) tỷ lệ phải ≥ 4%; - Ở cấp độ (2) tỷ lệ phải ≥ 9%
Vốn cấp 1 là vốn chủ sở hữu chỉ bao gồm: Vốn tự có (vốn góp, vốn cấp), lợi nhuận không chia, thu nhập từ công ty con, các khoản dự trữ.
Vốn cấp 2 là vốn được sử dụng ổn định, bao gồm: Các khoản dự phòng tổn thất, các khoản nợ cho phép chuyển thành vốn chủ sở hữu, nợ thứ cấp (nợ có tính chất dài hạn).
Thông thường khi nhắc đến hệ số CAR, hệ số này được hiểu là CAR ở cấp độ 2. Nếu các ngân hàng có qui mô vốn nhỏ mà vẫn mở rộng hoạt động của mình đến mức làm cho tỷ lệ an toàn vốn bị thấp hơn mức tối thiểu 9% thì rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng sẽ là rất lớn. Đây có thể coi là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM.
Tài sản của 1 NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên Bảng cân đối kế toán của NHTM đó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Tài sản có bao gồm tài sản sinh lời (Chiếm từ 80- 90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ 10-20% tổng tài sản có). Tài sản sinh lời gồm các khoản cho vay; cho thuê tài chính và các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá, chứng khoán; góp vốn liên doanh, liên kết.. Chất lượng tài sản của NHTM là 1 chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng. Hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có.
(3) Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của NHTM gắn liền với chất lượng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của NHTM. Nâng cao chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của 1 NHTM. Để đánh giá khả năng sinh lời của NHTM - người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA); chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) hoặc chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên doanh thu.
ROE = —w⅜ . , ,'1~, ---- x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân
Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để có thể phân tích sâu hơn, qua đó có những đánh giá chính xác hơn về năng lực tài chính của ngân hàng. Đó là các chỉ tiêu như:
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng (NIM)
Tổng thu nhập từ lãi - Tổng chi phí lãi Tổng tài sản có sinh lời bình quân
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng (NIM) đo lường khả năng sinh lời cơ bản từ hoạt động cho vay của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng (NOM)
Tổng thu nhập phi lãi - Tổng chi phí phi lãi
NOM Tổng tài sản có bình quân x 100%
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng đo lường khả năng sinh lời của các sản phẩm phi tín dụng của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân.
, Tổng doanh Tổng chi phí
Hệ số thu nhập -
thu hoạt động hoạt động
hoạt động cận biên =----N———;———- - - x 100%
Tổng tài sản có bình quân
(1) Bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh NHTM:
- Đảm bảo khả năng thanh khoản: Khả năng thanh khoản của một ngân hàng là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng và bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đây là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng.
21
- Khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro: Rủi ro là khả năng xảy ra rổn thất ngoài dự kiến trong quá trình hoạt động kinh doanh, gây nên những thiệt hại cho ngân hàng.
b, Thị phần
Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào thị phần là một tiêu thức quan trọng để đánh giá về năng lực cạnh tranh. Và trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, một doanh nghiệp có thị phần lớn sẽ có ưu thế lớn trong kinh doanh, là người dẫn dắt thị trường. Ngân hàng thương mại cũng không phải là một ngoại lệ.
Một NHTM tham gia kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau như thị trường tín dụng, kinh doanh thẻ, kinh doanh ngoại tệ... Mỗi thị trường lại có một đặc điểm riêng, tùy vào khả năng, định hướng của ngân hàng mà sẽ có chiến lược nhất định và có ưu thế nhất định. Thị phần của một ngân hàng là tỉ lệ phần trăm về thị trường mà một ngân hàng nắm giữ so với tổng quy mô thị trường của toàn hệ thống. Khi NHTM có thị phần ở các lĩnh vực cụ thể cao thì sẽ có ưu thế rất lớn trong việc thực hiện chiến lược đặt ra, đó chính là lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Nói cách khác thì khi ngân hàng có thị phần cao thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ tốt và ngược lại nó sẽ tác động làm tăng thị phần của ngân hàng.
c, Mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Mạng lưới hoạt động của một ngân hàng có vai trò rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Một ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp sẽ có những ưu thế:
- Hình ảnh của ngân hàng được công chúng biết đến nhiều, dễ dàng hơn. - Dễ dàng, thuận lợi trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng nắm bắt chính xác, kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Giúp ngân hàng tiếp cận các khách hàng tiềm năng ở những địa bàn khác nhau.
- Khả năng huy động vốn hay cấp tín dụng của ngân hàng được nâng cao tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.
22
Kênh phân phối của ngân hàng ngoài hữu hình như trụ sở, phòng giao dịch còn được thông qua điện thoại, internet... Mỗi hình thức có điểm mạnh, yếu khác nhau nhưng đều có mục đích là nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
1.1.4.2. Các chỉ tiêu định tính
a, Năng lực quản trị, điều hành
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì năng lực quản trị đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Năng lực quản trị trở thành một yếu tố phi vật chất sánh ngang với các yếu tố vật chất khác và quyết định phần lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập trong hầu hết các lĩnh vực bao gồm cả tài chính ngân hàng thì các ngân hàng cần phải thích nghi với các chuẩn mực, quy định quốc tế để có thể tồn tại và phát triển. Năng lực quản trị điều hành ngân hàng cần phải đáp ứng được việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, điều hành theo các chuẩn mực quốc tế.
b, Nguồn nhân lực
Nguồn lực là nhân tố quan trọng trong thành công của bất kỳ một tổ chức nào, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng trở thành vấn đề then chốt cho mọi chủ thể trong nền kinh tế. Đối với các NHTM, nguồn nhân lực càng có vai trò quan trọng. Không thể thiếu một đội ngũ nhân lực có trình độ cao để có thể tiếp cận và khai thác các lợi thế mà ngân hàng đang có và đang hướng đến.
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua:
- Trình độ chuyên môn, kỹ năng của các nhân viên ngân hàng trong thao tác nghiệp vụ.
- Kinh nghiệm, năng lực hoạt động của những người tham gia công tác quản trị, kiểm soát. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng cũng như tính khả
23
thi của việc xây dựng và thực hiện chiến lược hoạt động kinh doanh cũng như việc quản lý, kiểm soát rủi ro của ngân hàng.
- Chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý để thu hút, giữ chân người có trình độ, kinh nghiệm cống hiến, gắn bó với ngân hàng. Đồng thời đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho các nhân viên ngân hàng để tạo lợi thế cạnh tranh trong quá trình hoạt động.
Rõ ràng một ngân hàng có tốc độ lưu chuyển nhân viên cao sẽ khó có lợi thế về yếu tố nguồn nhân lực khi mà ngân hàng là một ngành đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm rất cao. Để có đội ngũ nhân lực trình độ cao đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo hợp lý.
c, Chiến lược kinh doanh của NHTM
Đối với một ngân hàng chiến lược kinh doanh có vai trò rất quan trọng. Một ngân hàng sẽ mở rộng hay bị thu hẹp thị phần bởi chiến lược kinh doanh có đúng hướng hay không. Chiến lược kinh doanh thể hiện mục tiêu kinh doanh có trọng điểm rõ ràng. Một chiến lược kinh doanh sai lầm có thể đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản hay thu hẹp thị phần khách hàng tiềm năng. Như vậy chiến lược kinh doanh có tác động và là cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng, được đánh giá thông qua:
- Độ phù hợp của sản phẩm đối với thị trường mà ngân hàng đang hoạt động. - Độ phù hợp của sản phẩm đối với nhân lực, công nghệ, tiềm lực tài chính của ngân hàng.
- Độ hấp dẫn của các hoạt động Marketing mà ngân hàng đang thực hiện đối với các nhóm khách hàng mục tiêu.
d, Tiềm lực về công nghệ
Trong thời đại phát triển như vũ bão ngày nay thì công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của bất kể doanh nghiệp, tổ chức nào. Trong lĩnh vực ngân hàng thì công nghệ đóng vai trò như một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh hàng đầu.
24
Ngoài những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng điện tử, ATM... thì công nghệ ngân hàng còn là hệ thống thông tin quản lý, quản trị, báo cáo rủi ro trong nội bộ ngân hàng.
Khi sở hữu khả năng về công nghệ thì ngân hàng có thể:
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình và liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp khác một cách dễ dàng.
- Xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử, xóa bỏ khoảng cách về không gian, thời gian.
- Khả năng quản lý theo mô hình tập trung, tăng khả năng quản lý kiểm soát rủi ro.
- Tăng khả năng lưu trữ hay tốc độ xử lý thông tin nhằm giảm thời gian sử lý nghiệp vụ hay công tác thống kê của ngân hàng.
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng với sự phát triển của công nghệ nói chung, công nghệ thông tin nói riêng thì khả năng nâng cấp và thay đổi trong tương lai chính là thể hiện tiềm lực của ngân hàng. Vì năng lực về công nghệ không chỉ thể hiện ở khả năng hiện tại mà còn là ở khả năng đổi mới, nâng cấp công nghệ nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lạc hậu, không bắt kịp được về công nghệ. Đồng thời các ngân hàng cũng cần lưu ý đến vấn đề cơ chế pháp lý khi ứng dụng công nghệ vào hoạt động của mình.
e, Sản phẩm dịch vụ mà NHTM cung cấp
- Sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp:
+ Khi NHTM có tính đa dạng danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính sẽ có nhiều cơ hội thu hút khách hàng. NHTM có số lượng sản phẩm, dịch vụ càng nhiều thì càng có khả năng cạnh tranh cao. Hiện nay, hệ thống tài chính thế giới đã xây dựng đạt tới con số gần 6.000 sản phẩm, dịch vụ tài chính các loại.
+ Với khả năng cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau thì ngân hàng sẽ tạo dựng được niềm tin với khác hàng về năng lực của mình, khẳng định vị thế của ngân hàng.
25
Các yếu tố cần chú ý:
+ Tính tiện ích của sản phẩm mà NHTM cung cấp;
+ Thời gian cung ứng sản phẩm cùng loại so với ngân hàng khác; + Độ chính xác của sản phẩm;
+ Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm.
Nếu các yếu tố trên được đáp ứng tốt có nghĩa là chất lượng sản phẩm ngân hàng cung cấp đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Rõ ràng đó là một lợi thế cạnh