Nam chi nhánh Cầu Giấy
2.2.1. Năng lực tài chính21.1.1. Khả năng sinh lời 21.1.1. Khả năng sinh lời
Giai đoạn từ năm 2012 đến 2014 Agribank Cầu Giấy có tốc độ tăng trưởng LNST khá mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2014 đã tăng đến 42,2% so với năm 2013. Việc tăng trưởng mạnh về LNST trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn gặp nhiều khó khăn đã cho thấy nỗ lực của Agribank Cầu Giấy trong khủng hoảng, biến thách thức thành cơ hội.
ROA (%) ũ 1,4" 1,4"
ROE (%) 10,,3^ 12,
3^ 135
Ngân hàng ROA ROE
Agribank 1,4" 13 5 Vietcombank 1, 1 12, 6 BIDV 0, 8 13,,2" "ẼĨB 1, 2 92 Sacombank 0, 7 7,2 ACB ___________________ 0,9 __________________ 8,5
(Nguồn: BCTC của Agribank Câu Giây 2012 - 2014)
Bảng 2.2: ROA, ROE của một số ngân hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2014
44
Qua bảng 2.1 và 2.2 ta thấy chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE của Agribank Cầu Giấy qua các năm đều tăng và tương đối lớn so với các NHTM khác trên địa bàn. Việc các hệ số ROA và ROE của Agribank Cầu Giấy đạt mức cao nhiều năm liền và khá cao so với toàn hệ thống các ngân hàng trên địa bàn cho thấy hiệu quả quản lý tài sản và khả năng tận dụng nguồn vốn của ngân hàng là hiệu quả. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả quản trị, mở rộng mạng lưới Agribank Cầu Giấy đã không ngừng tiếp thu các công nghệ mới, tiếp nhận và phát triển sản phẩm theo hướng dẫn của Agribank, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển.
2.2.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này được tính như sau:
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.
Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Hệ số an toàn vốn của Agribank Cầu Giấy các năm vừa qua đã đều đạt mức quy định của NHNN nhưng vẫn khá là thấp so với mức trung bình của các ngân hàng trên địa bàn. Năm 2012 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Chi nhánh đạt 9,1%, thấp hơn nhiều mức trung bình 14,0% của hệ thống các ngân hàng. Năm 2013 đạt 11,3% và năm 2014 đạt 12,1% thấp hơn mức trung bình của các ngân hàng trên địa bàn là 13,4%. Đây là một điểm yếu mà chi nhánh cần khắc phục. Điều này đòi hỏi Chi nhánh cần lỗ lực hơn nữa để tăng hệ số an toàn vốn tối thiểu
45
ngang bằng với các ngân hàng trên địa bàn, góp phần tăng thêm niềm tin của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.
2.2.1.3. Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Cầu Giấy đã giảm mạnh trong giai đoạn vừa qua. Điều này là do năm 2013 Chi nhánh đã bán nợ cho VAMC 448 tỷ đồng, xử lý nợ rủi ro 513 tỷ đồng và năm 2014 đã giảm xuống bằng với mặt bằng chung của các NHTM khác trên địa bàn. Năm 2012 nợ xấu của Chi nhánh chiếm đến 31,8% tổng dư nợ, năm 2013 giảm xuống còn 4,9%/tổng dư nợ và năm 2014 là 3,2%/tổng dư nợ. Tuy nhiên công tác thu hồi nợ tồn đọng còn thấp, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Trong bối cảnh đó, Agribank Cầu Giấy cần có những biện pháp ngăn ngừa nợ xấu qua việc nâng cao công tác thẩm định, cũng như hỗ trợ kịp thời những khó khăn cho khách hàng.
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập hoặc giá trị tài sản của Ngân hàng bị ảnh hưởng khi lãi suất trên thị trường biến động. Rủi ro lãi suất của Ngân hàng có thể xuất phát từ hoạt động đầu tư và hoạt động huy động vốn và cho vay.
Tại các ngân hàng thường có sự chênh lệch kỳ hạn tái định giá giữa tài sản Nợ và tài sản Có. Do đó, khi mức lãi suất trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ các tài sản sinh lời cũng như chi phí huy động vốn từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Với kinh nghiệm và khả năng nhạy bén trong quản trị điều hành, Agribank Cầu Giấy đã điều hành thận trọng, linh hoạt và tuân thủ theo quy định của Agribank về cơ chế lãi suất tiền gửi, tiền vay đảm bảo an toàn. Số liệu báo cáo rủi ro lãi suất cho thấy tài sản nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng chủ yếu tập
46
trung ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Rủi ro tiền tệ
Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị thay đổi xuất phát từ những thay đổi về tỷ giá.
Ngân hàng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VND. Trong khi đó cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm một phần bằng ngoại tệ (bao gồm USD, EUR...) do đó có thể phát sinh rủi ro tiền tệ.
Toàn bộ dư nợ cho vay ngoại tệ của Agribank Cầu Giấy được tài trợ bởi các nguồn vốn huy động ngoại tệ cùng đồng tiền, đảm bảo cân khớp về khối lượng, do vậy không phát sinh rủi ro tiền tệ đối với hoạt động huy động vốn và cho vay.
2.2.2. Mạng lưới hoạt động
Agribank Cầu Giấy là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank, có trụ sở tại 99 đường Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Quy mô chi nhánh khang trang, đặt tại trung tâm của quận góp phần thuận lợi cho việc kinh doanh của chi nhánh. Agribank Cầu Giấy đã phối hợp một cách có hiệu quả cùng các phòng ban liên quan sắp xếp mạng lưới phòng giao dịch phụ thuộc theo đúng chỉ đạo của Agribank. Tổng số điểm giao dịch toàn chi nhánh có 7 điểm giao dịch bao gồm Hội sở chi nhánh và 6 Phòng giao dịch đặt tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn với mạng lưới bao phủ rộng khắp. Tại Hội sở chi nhánh có 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi nhánh có gần 150 cán bộ công nhân viên và người lao động.
Mạng lưới hoạt động tương đối rộng của chi nhánh đã tạo thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, giúp chi nhánh thuận lợi trong việc đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến với khách hàng và hình ảnh của chi nhánh được công chúng biết đến nhiều, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hiện nay các NHTM không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động làm cho lợi thế về mạng lưới của Agribank Cầu Giấy giảm tương đối so với các NHTM khác trên địa bàn.
47
2.2.3. Thị phần hoạt động
Tuy chi nhánh có mạng lưới giao dịch khá rộng nhưng hiện nay các NHTM không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động để chiếm lĩnh khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến thị phần của chi nhánh trong giai đoạn vừa qua.
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.1: Số dư huy động vốn của một số NHTM trên địa bàn quận Cầu Giấy
(Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC của 1 số NHTM trên địa bàn Cầu Giấy năm 2014)
Hiện nay mặc dù thị phần huy động vốn của Agribank Cầu Giấy chiếm khá lớn so với các NHTM trên địa bàn nhưng lại đang có xu hướng giảm đi so với các NHTM khác. Điều này là do trong giai đoạn vừa qua lãi suất huy động của Agribank Cầu Giấy thường thấp và kém linh hoạt hơn so với các NHTM khác trên cùng địa bàn, điều này đã làm cho thị phần của Agribank Cầu Giấy giảm đi đáng kể.
48
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng của một số NHTM trên địa bàn quận Cầu Giấy
(Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC của 1 số NHTM trên địa bàn Cầu Giấy năm 2014)
Từ nguồn vốn huy động được, Agribank Cầu Giấy đã mở rộng được hoạt động tín dụng đồng thời do lợi thế lãi suất cho vay của Agribank Cầu Giấy thường thấp hơn các NHTM khác trên cùng địa bàn nên thị phần dư nợ tín dụng của Agribank Cầu Giấy cũng đứng ở vị trí dẫn đầu so với một số NHTM trên địa bàn. Thị phần tín dụng của Agribank Cầu Giấy trong giai đoạn 2012-2014 luôn chiếm vị trí lớn trên địa bàn, tuy nhiên thị phần tín dụng của chi nhánh cũng có xu hướng giảm đi do ngày càng xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM trên địa bàn với sự đa dạng về sản phẩm và chính sách khuyến mãi hấp dẫn. Đặc biệt năm 2013 dư nợ tín dụng giảm nhưng đó là do chi nhánh đã bán nợ và xử lý rủi ro, thực chất năm 2013 tín dụng tăng trưởng 805 tỷ đồng. Thị phần lớn nhưng có xu hướng giảm nếu chi nhánh không có những biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ làm giảm khả năng cạnh của chi nhánh.
49
2.2.4. Năng lực công nghệ
Chiến lược công nghệ của Agribank nói chung và Agribank Cầu Giấy nói riêng là luôn coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất - tích hợp - ổn định cao. Chi nhánh đã luôn chủ động đầu tư đổi mới và phát triển nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có khả năng hỗ trợ tối đa các công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
Trong những năm qua Agribank Cầu Giấy cũng như toàn bộ các chi nhánh khác trong hệ thống Agribank đã triển khai hàng loạt các dự án công nghệ có tầm quan trọng như dự án IPCAS (Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng - IPCAS do Ngân hàng Thế giới tài trợ); Dự án kết nối thẻ Visa, Master Card, Banknetvn; Mua bản quyền Microsoft Office, bản quyền phần mềm diệt virut; triển khai dịch vụ Internet Banking...
Trong giai đoạn 2012 - 2014, Agribank Cầu Giấy đã tiếp nhận và triển khai các giao dịch mới trên IPCAS, TCS, thanh toán song phương; triển khai xong hệ thống Wifi tại chi nhánh cũng như tất cả các phòng giao dịch; thiết lập và lắp đặt hệ thống máy thanh toán hóa đơn tại một số địa điểm, nâng cấp hệ thống phần mềm giao dịch của máy ATM. Ngoài ra, Chi nhánh còn nâng cấp hệ thống đường truyền dữ liệu, xử lý kịp thời các sự cố về hệ thống mạng, đường truyền, máy tính đảm bảo hệ thống mạng giao dịch thông suốt, ổn định.
Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện cùng nền tảng công nghệ hiện đại Agribank Cầu Giấy đủ năng lực cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến khách hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng, khai thác hệ thống công nghệ thông tin chưa phát huy tối đa hiệu quả hệ thống so với tiềm năng vốn có; hiện tượng tắc, nghẽn mạng vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng đến khách hàng. Do vậy, để đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời
50
gian tới Agribank nói chung và Agribank Cầu Giấy nói riêng vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh, phát triển, nâng cấp các công nghệ ngân hàng nhằm đưa thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích đến với khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
2.2.5. Sản phẩm, dịch vụ
2.2.5.1. Huy động vốn
Kể từ khi thành lập Chi nhánh luôn n ỗ lực trong công tác huy động vốn, xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm. Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, Agribank Cầu Giấy đã đưa ra chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, s ử dụng công cụ lãi suất linh hoạt phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chính sách huy động vốn của Agribank Cầu Giấy rất đa dạng, từ các khách hàng bán buôn tới các khách hàng bán lẻ. Đồng thời, chi nhánh đã tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp huy động vốn, giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn, gắn công tác huy động vốn với chi trả lương, khen thưởng.
Biểu đồ 2.3: Quy mô và tăng trưởng nguồn vốn
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
51
Tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Cầu Giấy tăng đều đặn bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng năm 2013 so với năm 2012 là 46,8%, tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với 2013 là 18,2%. Năm 2014 nền kinh tế thế giới bắt đầu khôi phục nhưng tốc độ hồi phục chậm. Tuy nhiên, Agribank Cầu Giấy vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN và Agribank, đến 31/12/2014, số dư huy động của Agribank Cầu Giấy đạt 3.845 tỷ đồng, tăng trưởng 18,2%; huy động vốn VNĐ chiếm tỷ trọng 92,3% tổng nguồn vốn. Mặc dù nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng, tuy nhiên lại không ổn định. Nguồn tiền gửi Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm xã hội, nguồn tiền gửi của một số TCKT (như Viettel, VAMC...) tuy có số dư lớn nhưng không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối huy động nguồn vốn của Chi nhánh.
Theo bảng 2.3 tổng hợp về cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Cầu Giấy cho thấy tỷ trọng nguồn vốn phân theo kỳ hạn tiền gửi có sự biến động rõ ràng. Nguồn vốn ngắn và trung hạn có xu hướng tăng lên, còn nguồn vốn dài hạn có xu hướng giảm xuống cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng là 1003 tỷ đồng, chiếm 45,3%/tổng nguồn vốn; năm 2013 là 850 tỷ đồng, chiếm 26,1%/tổng nguồn vốn; và năm 2014 là 240 tỷ đồng, chiếm 6,2%/tổng nguồn vốn. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng năm 2012 là 104 tỷ đồng, năm 2013 là 126 tỷ đồng, năm 2014 là 599 tỷ đồng. Tiền gửi trung hạn đã có sự tăng trưởng đáng k ể trong giai đoạn vừa qua. Điều này là kết quả của việc mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng hợp lý. Do lãi suất huy động giảm mạnh nên người dân có xu hướng gửi tiền ngắn và trung hạn thay vì dài hạn. Tình hình đó đã ảnh hưởng tới hoạt động của Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Cầu Giấy nói riêng.
52
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn của Agribank Cầu Giấy
Vốn huy động Tỷ trọng (%) Vốn huy động Tỷ trọng (%) Vốn huy động Tỷ trọng (%)
Tông nguôn vôn huy động 2216 100 3253 100 384
5 100
1. Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư 1531 69.
1 2023 62.2 231 2 60.1 Tiền gửi TCKT 685^ 30. 9 1230 37.8 153 3 39.9 2. Theo thời kỳ Không kỳ hạn 451 20. 3 73Γ 22.5 720^ 18.7 Kỳ hạn dưới 12 tháng 658^ 29. 7 1546 47.5 228 6 59.5 Kỳ hạn từ 12 - dưới 24 tháng 104 4.7 126 3.9 599 15.6