Theo báo cáo kết quả kinhdoanh chưa kiểm toán năm 2015, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Techcombank đạt 2.307 tỷ đồng, tăng 43,8% so với năm 2014. Thu
nhập lãi thuần tăng 22,8% so với năm 2014 nhờ tăng trưởng tín dụng đạt gần 30%. Đáng chú ý, thu nhập từ hoạt động dịch vụ và phí tăng 11,2% trong năm 2015 lên
41
1,139 tỷ đồng, phản ánh định hướng chiến lược của Techcombank ngày càng chú trọng
nhiều hơn từ các dịch vụ gia tăng với các nguồn thu từ phí và các dịch vụ khác. Tổng thu nhập tăng trong chi phí hoạt đọng tiếp tục được kiểm soát hợp lý và hiệu quả hoạt động cao hơn đã giúp tỷ lệ chi phí/thu nhập giảm năm thứ hai liên tiếp từ 47,2% trong năm 2014 xuống 39,5% trong năm 2015. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài srn bình quân (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 0.9% và 10.1%.
Tổng tài sản của Techcombank tăng từ 175.902 tỷ đồng vào năm 2014 lên mức 192.009 tỷ đồng vào năm 2015, tương đương 9,2%, Huy động từ khách hàng tăng 8.0%, đạt 142.240 tỷ đồng trong khi đó dư nợ cho vay khách hàng là 111.626 tỷ đồng, tăng 31.318 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức 14,7%, cao hơn nhiều so với mức an toàn 9,0% theo quy định của NHNN>
Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả nhằm kiểm soát nợ xấu hiện tại cũng như ngắn ngừa nợ xấu mới, tỷ lệ nợ xấu tại thwoif ddiemr cuối năm 2015 giảm xuống 1,67% từ 2,38% vào cuối năm 2014.
Tehcombank vẫn duy trì lợi thế là một trong các ngân hàng thương mại có cơ sở khách hàng và mạng lưới giao dịch lớn với 312 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 1.200 máy ATM và 1.600 điểm giao dịch phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá nhân, hơn 102.000 khách hàng doanh nghiệp.
Trên cơ sở nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính - ngân hàng ổn định, với kết quả tích cực năm 2015, Techcomank tiếp tục khẳng định vị thế của một trong các NHTMCP hàng đầu Việt Nam, với chất lượng tín dụng và dịch vụ khách hàng không ngừng được cải thiện đồng hành cùng các sản phẩm, tiện ích vượt trội, có khả năng đáp ứng nhu cầu linh hoạt của tất cả các khách hàng.
2.1.3.1. Công tác huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh chính của NHTM chính vì thế nên thị trường huy động vốn luôn luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Các NHTM thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn cho khách hàng nhằm thu hút tiền gửi.
Cơ cấu nguồn
vốn
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
42
Vượt qua những khó khăn về tình hình kinh doanh của thị trường cùng với sự nỗ lực của mình Techcombank đã đạt được thành tựu đáng kể trong nhiều năm qua.
Căn cứ theo bảng số liệu thì tổng vốn huy động của Ngân hàng đến cuối năm 2015 đạt 142,240 tỷ đồng. Vốn huy động tăng 10,550 tỷ đồng (tương đương 8%) so với cuối năm 2014. Đồng thời vốn huy động cũng cao hơn 5.4% so với kế hoạch với sự đóng góp đáng kể từ huy động của tổ chức kinh tế. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân vẫn là một thế mạnh của Ngân hàng, tỷ trọng của huy động vốn từ khách hàng cá nhân trong tổng vốn huy động vẫn duy trì ở mức 66%.
- Phân theo loại tiền tệ: tổng nguồn vốn huy động từ ngoại tệ có tăng lên qua các năm nhưng so với tổng nguồn vốn huy động chung toàn hàng thì tỷ trọng rất nhỏ. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ VND vẫn luôn tăng trưởng đều qua các năm. Tính đến 31/12/2015 nguồn vốn huy động bằng VND của toàn hàng đạt 133 tỷ động chiếm khoảng 89% tổng nguồn vốn huy động toàn hàng. Việc tăng trưởng huy động đều là tín hiệu tốt cho Techcombank trong việc tăng cường huy động vốn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn cho các tổ chức và cá nhân.
- Phân theo hình thức huy động: Nguồn vốn huy động năm 2015 chru yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, chiếm tỷ trọng hoảng 62% trong tồng nguồn. Đây vẫn luôn là lợi thế của Techcombank với phương châm đánh mạnh vào phân khúc khách hàng cá nhân nên tỷ trọng tiền gửi cá nhân chiếm đa số là điều dễ hiểu. Với tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn huy động cho thấy hoạt động tiền gửi, thanh toán qua tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp thực sự chưa được phát huy mạnh mẽ. Việc tăng số lượng tài khoản của các doanh nghiệp và tăng cường thanh toán qua tài khoản giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hệ thống ngân hàng sẽ là cơ sở làm tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng.
- Phân theo kỳ hạn: nguồn vốn có kỳ hạn vẫn là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng hơn 80% tổng nguồn vốn huy động, từ năm 2013 đến 2015 giá trị vốn huy động có kỳ hạn tăng lên khoảng 16.000 tỷ đồng và đạt số dư là khoảng 120.000 tỷ đồng. Số dư tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng qua các năm với tốc độ tăng tương đối ổn định, tính đến năm 2015, tổng nguồn vốn huy động không
43
kỳ hạn của Công ty đạt được là gần 30.000 tỷ đồng và chiếm 20% tổng nguồn vốn huy động toàn hàng.Chi tiết hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn từ 2014 đến 2016.
Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ trọng 1- loại tiền tệ VND 126.553.79 5 96% 133.421.728 89% 6145.662.37 87% Ngoại tệ 5.700.088 4% 16.897.02 5 11% 26.051.034 13% Tổng 132.253.88 3 100% 150.318.753 100% 0171.713.41 100% 2- Theo hình thức huy động TG của tổ chức 45.538.685 37% 556.722.01 38% 74.651.732 39% TG cá nhân 79.005.307 63% 893.596.73 62% 0116.704.42 61% Tổng 132.253.88 3 100% 150.318.753 100% 171.713.41 0 100% 3- Theo kỳ hạn TG không kỳ hạn 22.482.390 16% 729.564.58 20% 38.877.752 23% TG có kỳ hạn 3109.771.49 84% 120.754.166 80% 8132.835.65 77% Tổng 132.253.88 3 100% 150.318.753 100% 171.713.41 0 100%
Chỉ tiêu Số duNăm 2014% Số duNăm 2015 % Số duNăm 2016 % 1- Phân theo thời gian cho vay gốc
Ngắn hạn 33.790.244 42% 29.938.853 27% 36.406.463 23%
44
Biểu đồ 2.1: Kết quả nguồn vốn huy động 2014-2016
(đvt: triệu đồng) 180000000 160000000 140000000 120000000 100000000 80000000 60000000 40000000 20000000 0 ■ Nguồn vốn huy động
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014-2016 của NHTM CP Kỹ thương Việt Nam) 2.1.3.2. Sử dụng vốn
Kinh tế xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu, các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn chưa vượt qua được những khó khăng thách thức phải đối mặt trong vài ba năm qua, số lượng các doanh nghiệp bị đóng cửa, phá sản hoặc tạm ngừng hoat động vẫn tiếp tục gia tăng nhưng hoạt động tín dụng vẫn tăng tuy nhiên thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra, cho vay bị kìm nén mặc dù số dư qua các năm vẫn có tăng nhưng khẩu vị rủi ro của Ngân hàng ngày càng được thắt chặt hơn so với trước đó.
Đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay khách hàng đạt 111.626 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2014, Ngân hàng tập trung vào phân khúc cho vay bán lẻ chất lượng cao để giảm thiểu rủi ro, nâng tỷ trọng dư nợ cho vay phân khúc bán lẻ từ 38% năm 2014 lên 44% năm 2015. Ngoài ra, tỷ lệ nợ nhóm 3-5 đã giảm từ 2,38% năm 2014 xuống 1,67% năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng danh mục cho vay mới cũng thấp hơn: tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 1% cho các khoản vay từ đầu năm 2013. Đồng thời, ngân hàng tiếp tục trích lập lượng lớn dự phòng rủi ro để gia tăng tỷ lệ thu hồi
45
vốn (lên 62% đến cuối năm 2015) và quyết liệt trong việc xóa bỏ nợ xấu tồn đọng truớc năm 2013. Điều này thể hiện rõ rang hoạt động cho vay khách hàng của Techcombank ngày càng đuợc cải thiện cả về số luợng và chất luợng. Đây là kết quả của một văn hóa tuân thủ chặt chẽ trong kiểm soát kinh doanh và rủi ro, ứng dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất trong việc xây dựng mô hình, cấu trúc và
chính sách quản trị rủi ro.
Hoạt động tín dụng đuợc thể hiện rõ qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2014-2016.
Trung hạn 27.326.600 34% 45.690.256 41% 66.394.410 42%
Dài hạn 19.190.723 24% 35.996.663 32% 54.516.557 35%
Tổng 80.397.567 100% 111.625.772 100% 157.317.430 100% 2- Phân theo nhóm ngành nghề kinh doanh
Cho vay các tổ chức kinh tế 49.494.471 62% 62.056.029 56% 77.805.675 49% Cho vay cá nhân 30.903.096 38% 49.569.743 44% 79.511.755 51% Tổng 80.397.567 100% 111.625.772 100% 157.317.430 100% 3- Phân theo chất lượng nợ cho vay
Nợ đủ tiêu chuẩn 76.478.617 95.23% 108.011.527 96.76% 153.671.957 97.7% Nợ cần chú ý 1.915.114 2.38% 1.750.539 1.57% 1.600.106 1% Nợ duới tiêu chuẩn 532.325 0.66% 309.301 0.28% 179.715 0.1% Nợ nghi ngờ 326.336 0.41% 537.739 0.48% 886.090 0.6% Nợ có khả năng mất vốn 1.055.175 1.31% 1.016.666 0.91% 979.562 0.6% Tổng 80.397.567 100% 111.625.772 100% 157.317.430 100%
46
Biểu đồ 2.2 : Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2014 - 2016
(đvt: triệu đồng) 160000000 140000000 120000000 100000000 80000000 60000000 40000000 20000000 0
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014-2016 của NHTM CP Kỹ thương Việt Nam)
- Phân tích tình hình hoạt động cho vay theo thời gian cho vay gốc:
Năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn là 33.790 tỷ đồng, chiếm khoảng 42% tổng dư nợ cho vay, tương tự, tín dụng trung hạn đạt 27.326 tỷ đồng chiếm khoảng 34% tổng dư nợ và tín dụng dài hạn đạt 19.190 tỷ đồng chiếm 24% tổng dư nợ toàn hàng.
Năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn là 29.938 tỷ đồng giảm nhẹ so với năm 2014 (3.852 tỷ đồng tương đương mức độ giảm là 11%), dư nợ trung hạn tăng lên 18.364 tỷ đồng tương đương với 67.2% và đạt mức là 45.690 tỷ đồng, dư nợ dài hạn tăng khoảng 87% tương đương với 16.806 tỷ đồng so với năm 2014.
Năm 2016, dư nợ cho vay ngắn hạn là 36.406 tỷ đồng 23% tổng dư nợ và có dấu hiệu cải thiện hơn so với 2 năm trước đó. Dư nợ trung hạn vẫn có mức tăng trưởng tương đối tốt là 45% tương ưứngiới giá trị tăng lên là 20.704 tỷ đồng. Dư nợ dài hạn tăng 15.820 tỷ đồng và đạt mức tăng trưởng mạnh nhất 51.4%.
Như vậy: Cơ cấu dư nợ của Techcombank qua các năm theo thời gian cho vay gốc có sự biến đổi qua các năm, nếu trong năm 2014 và 2015 dư nợ ngắn hạn
47
chiếm tỷ trọng lớn thì sang năm 2016 con số này lại giảm đi và thay vào đó tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tăng lên.
Nguyên nhân: Năm 2014 vẫn còn dư âm của khủng hoảng kinh tế, việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua mới máy móc thiết bị phương tiện vận tải và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh khong nhiều vì vậy nhu cầu vay trung dài hạn đầu tư các dự án mới phát sinh không nhiều. Sang đến năm 2015 và 2016 tình hình kinh tế khởi sắc trở lại, nhu cầu vốn đầu tư tăng lên nên tổng dư nợ trung dài hạn tăng lên theo đó. Ngoài ra, Techcombank cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy đọng theo hướng dịch chuyển dần cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn sang nguồn tiền gửi trung, dài hạn để cải thiện cơ cấu nguồn vốn, từ đó đẩy mạnh cho vay trung dài hạn, tăng cường phát triển cho vay bán lẻ, nhất là cho vay phục vụ tiêu dùng cá nhân, vay mua xe.
- Phân tích hoạt động cho vay theo ngành nghề kinh doanh:
Năm 2014, tổng dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế là 49.494 tỷ đồng chiếm 62% tổng dư nợ, cho vay cá nhân đạt 90.903 tỷ đồng, chiếm 33% tổng dư nợ.
Năm 2015, dư nợ vay các tổ chức kinh tế là 62.056 tỷ đồng, tăng lên 12.561 tỷ đồng (tương ứng 25.4%) so với năm 2014, dư nợ vay cá nhân tăng tương đối mạnh, 18.666 tỷ đồng (tương ứng 60.4%).
Năm 2016, dư nợ vay các tổ chức kinh tế là 77.805 tỷ đồng, tăng lên 15.749 tỷ đồng (tương ứng 25.3%) so với năm 2015, dư nợ vay cá nhân tăng 29.942 tỷ đồng (tương ứng 59.9%)
Như vậy, nhìn chung, cơ cấu dư nợ theo đối tượng là các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Techcombank. Tổng dư nợ cho vay cá tổ chức có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với dư nợ cho vay cá nhân. Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay các tổ chức cũng có xu hướng giảm đí từ 62% xuống còn 49%; tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân thì tăng lên từ 38% lên 51% trong cơ cấu tổng dư nợ.
Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh triệu đồng 1.830 2.670 3.895 48
nhiên hoạt động cho vay tín dụng các tổ chức vẫn được thúc đẩy song song để tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Việc tốc độ tăng trưởng cho vay tổ chức của Techcombank giảm nhẹ từ năm 2014 đến 2016 là do Ngân hàng đẩy mạnh các chương trình dành cho khách hàng cá nhân, nhiều chương trình ưu đãi và chính sách
vay vốn cho KHCN được triển khai từ đó thúc đẩy nhanh hơn dư nợ tín dụng đối với phân khúc khách hàng này.
- Phân tích hoạt động cho vay theo chất lượng nợ cho vay:
Năm 2014, tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn chiếm khoảng 95% tổng dư nợ, chất lượng nợ của Ngân hàng vẫn nằm ở mức kiểm soát, các nhóm nợ khác có tỷ trọng tương đối thấp khoảng 0.41% - 2.38% trong cơ cấu nợ vay.
Năm 2015, dư nợ tăng lên, tuy nhiên tỷ trọng nợ nhóm 1 của Techcombank cũng tăng theo đó - tăng lên 31.532 tỷ đồng tương ứng với khoảng 41% tăng trưởng, đồng thời các tỷ lệ của các nhóm nợ khác đồng loạt giảm đi thể hiện Ngân hàng đã có những biện pháp quản lý nợ và xử lý nợ rất tốt.
Năm 2016, tổng dư nợ nhóm 1 tăng lên 45.660 tỷ đồng tương đương với 42.2% tăng trưởng, dư nợ của các nhóm nợ khác giảm nhẹ so với 2016 và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
Như vậy, việc mở rộng quy mô nợ của Techcombank đã không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nợ của Ngân hàng. Dư nợ năm 2016 tăng lên nhiều so với năm 2014 tuy nhiên tỷ trọng các nhóm nợ của Ngân hàng vẫn được duy trì ở mức tương đối tốt, kiểm soát được tình hình nợ quá hạn của mình.
Nguyên nhân, trong bối cảnh nền kinh tế đang dần khôi phục, song song với việc đẩy mạnh cho vay và các chương trình ưu đãi cho khách hàng thì Techcombank vẫn có những chính sách riêng nhằm kiểm soat được chất lượng nợ xấu của mình, không thực hiện cấp tín dụng tràn lan để ảnh hưởng đến cơ cấu nợ.
2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng, Techcombank cũng đặc biệt quan tâm đến các mảng hoạt động khác như: Thu dịch vụ Ngân hàng, các chỉ
49
tiêu thẻ, hoạt động bảo hiểm, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ.. .nên kết quả thu được là rất khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng và đạt kế hoạch đề ra. Các hoạt động này đều mang lại hiệu quả cao và có tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu lợi nhuận của toàn hàng, điều đó phù hợp với xu thế đóng góp cho hoạt động kinh doanh là rất quan trọng.
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và
vàng nghìn USD 17.048 30.058 52.996
Doanh số chi trả kiều hối nghìn USD 222 219 251 Doanh số bảo lãnh trong
nước triệu đồng 3.338 3.933 4.634
Doanh số tài trợ thương
mại nghìn USD 6.692 11.070 18.902
- Doanh số thanh toán xuất
khẩu nghìn USD 6.483 10.852 18.165
- Doanh số thanh toán nhập
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Số tiền Số tiền trưởng% tăng Số tiền % tăng trưởng Thu nhập 12.931.617 13.374.087 103,4% 15.854.963 118,5% Chi phí 11.272.813 11.326.110 100,4% 12.432.775 109,7%