1.4.1.1. Khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ
Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu hiện nay được bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn của Mỹ.
Tín dụng bất động sản dưới chuẩn là hình thức tín dụng mà các công ty cho vay thế chấp ở Mỹ đã cung ứng cho khách hàng mua nhà, với các điều kiện cho vay được nới lỏng, như : không cần tiền đặt cọc theo hình thức cho vay truyền thống; cũng không đòi hỏi người đi vay phải chứng minh về khả năng trả nợ, hạ thấp “điểm tín dụng”, chấp thuận cho vay các khách hàng có thang điểm dưới 620 điểm và sản phẩm Option Adjustable Rate Mortgage (lãi suất thả nổi) được các công ty áp dụng phổ biến nhất.
Với cách cho vay quá dễ dàng, vô số những khách hàng chưa hề có lý lịch vay mượn, hoặc có lý lịch yếu như đã từng chậm trả nợ, hoặc kh ng đủ khả năng trả gó p hàng tháng... cũng trở thành chủ nhân những ngôi nhà to lớn, khang trang vượt quá khả năng trả nợ của mình.
Trong vòng 10 năm, giá nhà ở Mỹ đã tăng li ên tục khoảng 20% mỗi năm và c ó nơi thì đã tăng gấp ba lần. Trong bối cảnh đó, hầu hết mọi người nhắm mắt đi vay mua nhà mà kh ng ngần ngại. Bên cạnh đ , các c ng ty địa ốc ra đời hàng loạt và tham gia vào thị trường cho vay dưới chu n, việc có thêm nhiều nguồn tài trợ địa ốc đã làm nhà cửa ở Mỹ tăng giá.
Trước đây, nguồn vốn cho vay địa ốc hầu như đều do ngân hàng cung cấp, tuy nhi ên lượng tiền cho vay từ ngân hàng cũng c ó giới hạn. Những món nợ vay của các ngân hàng được dùng làm thế chấp để phát hành những “Trái phiếu bất động sản” bán cho các nhà đầu tư khác. Tương tự như vậy, các công ty tài trợ địa ốc cũng bán các mó n nợ này cho các ngân hàng đầu tư để họ phát hành những trái phiếu bất động sản và bán lại cho các nhà đầu tư khác.
Chính vì vậy khi thị trường cho vay thế chấp nhà ở của Mỹ gặp khủng hoảng đã tạo hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán của Mỹ và lan rộng ra toàn cầu. B an đầu, thị trường bất động sản gặp khó khăn, khủng hoảng từ cuối năm 2006, đã dẫn đến một làn sóng mất khả năng chi trả và giải chấp các tài sản thế chấp; các tổn thất tài chính xảy ra làm cho nhiều tổ chức tài chính lâm vào tình trạng quá khó khăn về vốn; các tổ chức tài chính có quá ít vốn so với các nghĩa vụ nợ khiến họ phải bán đi các tài sản có, làm giá cả các loại tài sản này càng giảm sút và dẫn đến trạng thái tài chính ngày càng xấu thêm và cuối cùng là phá sản hàng loạt.
1.4.1.2. Khủng hoảng thẻ tín dụng ở Mỹ
Hiện nay, 73% tổng sản phẩm quốc nội Mỹ là đến từ ti êu dùng người dân, chỉ số tiết kiệm thực của họ đã xuống dưới mức 1%. Đây là hiện tượng chưa từng thấy kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 1930. Sau nhiều năm phát hành thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng cao, điều kiện thông thoáng tràn ngập thị trường Mỹ, nhiều tổ chức tín dụng đã cắt giảm mạnh hoạt động này, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng cao, ngày càng c nhiều người không trả được nợ, nợ xấu tăng cao, các ngân hàng phải đương đầu với làn sóng thua lỗ sau thời kỳ hoàng kim hưởng lợi từ việc cấp tín dụng dễ dàng.
Đầu năm 2008, tổng số nợ trên thẻ tín dụng ở Mỹ đã lên đến 875 tỉ USD. Các khoản nợ xấu của thẻ tín dụng đã lê n tới 21 tỷ USD trong nửa đầu
năm 2008. Nguyên nhân do ngày càng nhiều nguời mất khả năng trả nợ, các công ty sa thải hàng loạt công nhân. Dự báo, thua lỗ liên quan đến thẻ tín dụng sẽ tăng thêm khoảng 55 tỷ USD trong 1 năm ruỡi tới. Hiện nay, tổng thua lỗ đứng ở mức 5,5% tổng số nợ chua trả của thẻ tín dụng, và số thua lỗ này có thể lên tới 7,9%, mức đỉnh cao sau cuộc khủng hoảng dotcom những năm 2000. Những tổ chức cho vay lớn nhu American Express, B ank of America, Citigroup đã thắt chặt tiêu chuẩn làm thẻ và đua ra hạn chế đối với đối tuợng khách hàng c ó độ rủi ro cao. American Express cho biết sẽ chuẩn bị tăng lãi suất l ên thêm 2% đến 3% đối với một số đối tuợng khách hàng, phạt các khách hàng không giữ đuợc đúng cam kết trả nợ: bằng những mức phạt nặng, nhu tăng lãi suất, từ 9% đến 24%, c ó khi l ên đến 39%.
Các biện pháp trên đuợc đua ra nhằm đảm bảo cho tổ chức cho vay nhung lại gây kh khăn cho khách hàng. Nguời tiêu dùng phải trả lãi suất cao hơn và ngày một nhiều khó khăn hơn trong việc vay tiền. Hạn mức tín dụng sụt giảm có thể khiến nguời tiêu dùng gặp khó trong việc quản lý chi tiêu. Khủng hoảng tài chính với mức độ sâu rộng nhu hiện nay khiến nguời dân những nuớc phụ thuộc vào thẻ tín dụng phải nghĩ lại về thói quen tiêu dùng của họ. Nhiều gia đình quen với việc ti ê u truớc trả sau bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào thẻ tín dụng. Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng trên thế giới cần thiết xem xét lại tiêu chu n làm thẻ, chọn lọc khách hàng, xem xét lại kế hoạch mở rộng thị truờng.