Với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0495 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 113)

Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp về lĩnh vực Ngân hàng cần phải:

- Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật để hướng dẫn các NHTM thực hiện, vừa không trái luật, vừa tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong hướng hội nhập quốc tế.

- NHNN cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL. Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn về hoạt động NHBL để các ngân hàng thương mại thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có những chỉ đạo sát sao quá trình triển khai dịch vụ NHBL của các NHTM, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ đó giúp đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng.

- Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích tối đa luồng tiền kiều hối chuyển về nước, hạn chế một cách tốt nhất nạn chuyển tiền lậu bằng việc kiểm tra giám sát hoạt động chi trả kiều hối thường xuyên.

3.4.3. Với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

- BIDV cần chú trọng đầu tư phát triển công nghệ: Hoàn thiện nâng cấp các chương trình, dịch vụ đang phát triển như BSMS, IBMB, máy ATM, POS. Xây dựng, phát triển các báo cáo hoặc chương trình hỗ trợ chiết xuất dữ liệu cho hoạt động bán lẻ, phòng giao dịch...

- BIDV cần phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng theo vùng miền, kịp thời cho ra các sản phẩm Huy động vốn và tín dụng bán lẻ có sự khác biệt đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu phát triển dịch vụ thuê két, giữ hộ tài sản cho những khách hàng có thu nhập cao, cần bảo quản tài sản.

- BIDV cần hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cán bộ QHKH cá nhân và Phòng QHKH cá nhân.

- BIDV cần hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực cho chi nhánh và cán bộ làm công tác bán lẻ. Cơ chế giao và đánh giá kế hoạch dựa trên nguồn lực và khả năng thực hiện của chi nhánh.

- BIDV cần chuẩn hóa thương hiệu, phong cách giao dịch và không gian giao dịch của các điểm giao dịch. Tăng cường công tác quảng bá, nhận diện thương hiệu BIDV.

- BIDV nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong toàn hệ thống. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Trường đào tạo cán bộ BIDV thông qua việc tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với các trường Đại học chuyên ngành Tài chính ngân hàng như Đại học Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương; các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng về ngân hàng...

- BIDV nên tuyển chọn cán bộ ưu tú tham gia các khoá đào tạo và học tập ở nước ngoài để tiếp thu các thành tựu mới, từ đó nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng hiệu quả hơn vào hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV.

- BIDV tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ chi nhánh mở rộng phát triển mạng lưới, rút ngắn thời gian thẩm định đề án thành lập, hỗ trợ vốn tránh kéo dài làm mất cơ hội kinh doanh.

3.4.4. Với chính quyền địa phương:

- Có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tại địa phương phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình.

- Trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế địa phương ngoài ưu tiên phát triển công nghiệp cũng cần quan tâm hỗ trợ phát triển các làng nghề. Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất để tạo điệu kiện cho người dân có đủ điều kiện tiếp cấp vốn vay ngân hàng.

Kết luận chương 3:

Trên cơ sở lý luận nêu tại chương 1 và phân tích thực trạng hoạt động NHBL của BIDV Hưng Yên ở chương 2, trong chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL. Đây là những giải pháp cơ bản, tạo nền tảng cho việc phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Hưng Yên trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Với hơn 15 năm xây dựng và phát triển, BIDV Hưng Yên đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Bước vào giai đoạn phát triển mới với những cơ hội và thách thức mới, BIDV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển hướng hoạt động kinh doanh cho phù hợp. Phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng chính là định hướng của BIDV thời gian tới.

Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của dịch vụ NHBL:

Thứ nhất, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về dịch vụ NHBL như quan niệm, các đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ NHBL của các NHTM.

Thứ hai, từ thực tiễn công tác và những nhận thức về lý luận đã phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Hưng Yên. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân những tồn tại đó.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và kết quả phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL của BIDV Hưng Yên, tác giả đã đưa ra các giải pháp cùng một số kiến nghị đối với Nhà Nước, Bộ ngành liên quan và NHNN nhằm đưa hoạt động NHBL trở thành một hoạt động chủ đạo trong chiến lược kinh doanh của BIDV Hưng Yên trong thời gian tới.

Với mong muốn góp phần đưa hoạt động dịch vụ NHBL tại BIDV Hưng Yên ngày càng phát triển, tác giả đã cố gắng dành thời gian nghiên cứu cho đề tài. Tuy nhiên, với khả năng có hạn, luận văn chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được quan tâm, đóng góp ý kiến của Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Cox (1997), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, Nxb Chính trị quốc gia. 2. Võ Thuý Anh (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng Hiện đại”, Nxb Tài chính. 3. Trịnh Quốc Trung (2009), “Marketing ngân hàng” Nxb Thống kê TP Hồ Chí

Minh.

4. NHNN (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát tiển dịch vụ bán lẻ của các

ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hệ thống hoá các văn bản, quy

trình,

hướng dẫn, .... trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Định hướng hoạt động kinh doanh

NHBL của BIDV Việt Nam giai đoạn 2010-2012, tầm nhìn 2015.

7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nghị quyết phê duyệt chiến lược

phát

triển của BIDVđến 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015.

8. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Web site: http://bidv.com.vn

9. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tổng kết

hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011 và quý 3/2012.

10. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên, Báo cáo quyết toán

các năm 2009, 2010, 2011.

11. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tổng kết

hoạt động kinh doanh NHBL các năm 2009, 2010, 2011 và quý 3 2012.

12. UBND tỉnh Hưng Yên, Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội năm 2011 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2012.

13. Tạp trí Ngân hàng, Tài chính tiền tệ, Tạp chí kinh tế, Thời báo kinh tế,

Một phần của tài liệu 0495 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w