Hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 0503 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh hồng hà luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100)

Tính đến hết ngày 30/09/2015, thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ của Chi nhánh đạt 36,9 tỷ đồng. Trong đó:

- Thu ròng từ HĐV và Tín dụng cá nhân là: 32,09 tỷ đồng

- Thu ròng từ sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân là: 4,81 tỷ đồng.

Lợi nhuận truớc thuế (đã bao gồm ghi nhận chi phí thuê trụ sở đuợc H.O hỗ trợ (3,098 tỷ đồng), loại trừ 2,27 tỷ lợi nhuận chua chuyển trả chi nhánh Đại La) đạt 12,91 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi đến hết tháng 9/2015 đạt 14,95 tỷ đồng.

Hiệu quả kinh doanh của BIDV-CNHH theo thời gian đuợc thể hiện qua biểu đồ trên cho thấy thu nhập ròng của chi nhánh từ hoạt động bán lẻ còn khá thấp (trung bình khoảng ~38 tỷ đồng) qua các kỳ kinh doanh. Tuy nhiên khoản thu dịch vụ ròng (không kể kinh doanh ngoại tệ và nghiệp vụ phái sinh) lại chiếm phần lớn. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI BIDV - CHI NHÁNH HỒNG HÀ

2.3.1. Phân tích môi trường kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Hồng Hà

a) Môi trường vĩ mô

■ Yếu tố kinh tế

- Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng

Năm 2015, dù hoạt động cho vay của các NHTM ghi nhận mức tăng truởng cao, thanh khoản trên các thị truờng tiền tệ vẫn duy trì khá dồi dào và ổn định. Lãi suất trên thị truờng liên ngân hàng dao động trong vùng 2-4% suốt cả năm với doanh số giao dịch bình quân khoảng 7.600 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2014. Trên thị truờng mở (OMO), dòng chảy vốn thông qua kênh bơm/hút ròng của NHNN diễn ra sôi động hơn năm truớc, đạt bình quân 6.565 tỷ đồng/tuần trong 11 tháng đầu năm, gấp 3 lần so với mức bình quân năm 2014.

Công cụ tín phiếu đuợc NHNN sử dụng thuờng xuyên để cân đối với biến động trên thị truờng ngoại hối, lãi suất trúng thầu tín phiếu ổn định trong vùng 3 %- 4% đối với các kỳ hạn 14, 28 và 56 ngày. Những yếu tố đo luờng thanh khoản hệ thống ngân hàng nhu: GDP, lạm phát, tăng truởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất bình quân liên ngân hàng, tỷ lệ cho vay/huy động (LDR), tỷ lệ lãi cận biên (NIM).

Trong khi đó, các yếu tố khác nhu lạm phát, lãi suất cho vay liên ngân hàng, tỷ lệ LDR, tỷ lệ nợ xấu diễn biến gần nhu đối nghịch so với giai đoạn năm 2010. Đặc biệt, lạm phát thấp cũng tạo điều kiện để lãi suất thực của nguời gửi tiền đứng ở mức cao nhất trong vòng nhiều năm (5,7%/năm). Cho nên, dù mặt bằng lãi suất tiền gửi hiện nay thấp hơn, tốc độ tăng truởng vốn huy động không bằng năm 2014, song mức độ dồi dào về thanh khoản của các ngân hàng vẫn đuợc đảm bảo.

thanh khoản không lớn khi tăng trưởng huy động tương đương tín dụng. Đây được ngầm hiểu là nguyên nhân cho sự phân hóa của chính sách lãi suất huy động trên thị trường của các ngân hàng gần đây. Ở kỳ hạn ngắn (1-3 tháng), lãi suất không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, ở kỳ hạn dài, khoảng cách lãi suất huy động của các ngân hàng lại thể hiện rõ rệt.

Thời gian vừa qua, những động thái điều chỉnh lãi suất huy động diễn ra ở nhiều ngân hàng như Vietcapital Bank, Seabank, Saigonbank, Đông Á và cả ở các NHTMCP top đầu như Sacombank, Techcombank và Eximbank.. .với mức thay đổi từ 0,2-0,5%/năm.

về cơ bản hệ thống ngân hàng vẫn đang trong tình trạng thanh khoản khá ổn định, mức tăng trên chưa phải quá đột biến và có thể tác động ngay đến mặt bằng lãi suất cho vay.Theo đánh giá của VDSC, việc các ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro là nguyên nhân chính làm suy giảm tỷ suất sinh lời chung của hệ thống. Đây là hệ quả của nợ xấu đến từ giai đoạn trước chưa được xử lý một cách triệt để. Trong khi đó, hoạt động cho vay hiện tại của các ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ hơn trên nền tảng tăng trưởng chắc chắn hơn.

- Đầu cơ và biến động giá cả

Bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ, giá vàng giảm, cơn sốt giá lương thực ... tạo điều kiện thuận lợi cho đầu cơ quốc tế. Tình trạng lạm phát của các nước trong khu vực diễn biến phức tạp và các vấn đề nghiêm trọng khác như chiến tranh ở Trung Đông, khủng hoảng nợ công ... dẫn tới mô trường kinh tế thế giới có những diễn biến khôn lường làm tăng rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Lạm phát và tăng trưởng

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tháng 8/2015 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 8 giảm 0,07% so với tháng trước và tăng 0,61% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số khiến không chỉ giới chuyên gia mà ngay cả các nhà quản lý cũng bất ngờ. việc lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp là điều kiện quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững nền kinh tế việc lạm

phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp là điều kiện quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững nền kinh tế.

Theo chuyên gia Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng nguy cơ nền kinh tế Việt Nam rơi vào giảm phát, thay vì nguy cơ lạm phát cao quay trở lại là khá cao với mức lạm phát thấp. Theo phân tích, để nền kinh tế tránh xa được vùng giảm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế cần phải cao hơn 6,5%. Theo nghiên cứu của Học viện Chính sách phát triển, với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, cần thiết phải có một mức lạm phát hợp lý thì mới có thể có một tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hoặc cao hơn. “Mức lạm phát hợp lý phải là 7%”. Đầu năm 2015, sau khi mức lạm phát 1,84% của cả năm 2014 được công bố, chính Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải chủ động điều hành lạm phát năm 2015 ở mức 5% để tăng trưởng có thể đạt con số cao hơn. Chưa kể, những diễn biến gần đây của nền kinh tế cũng đang khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại. Từ những diễn biến xấu trên hệ thống ngân hàng thương mại trong nước, đến chuyện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, rồi chuyện thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc, chuyện giá dầu đang tụt xuống mức thấp kỷ lục... Những động thái này khiến nền kinh tế Việt Nam đối mặt với những rủi ro không hề nhỏ.

- Sự biến đổi trên thị trường chứng khoán

Sự vận động lên xuống của các loại chứng khoán cũng như các loại cổ phiếu có tác động vô cùng lớn đối với đời sống kinh tế xã hội Việt Nam. Đặc điểm của TTCK trong thời gian từ đầu năm 2015 đến hết quý 3 có thể tóm tắt

Thị trường tiếp tục tăng nhanh trong tháng 7 và rơi mạnh vào tháng 8 trước những diễn biến khó lường trên thế giới. Sau đó, thị trường bước vào chu kỳ tích lũy đi ngang trong tháng 9. Các ngành có sự phân hóa cao: Nhóm Bảo hiểm và nhóm Ngân hàng thể hiện đà tăng ấn tượng. Trong khi đó, nhóm Dầu khí giảm khá mạnh do diễn biến giá dầu thô thế giới lao dốc.

Thị trường nhiều khả năng sẽ chứng khiến nhịp đi lên trong thời gian cuối năm 2015 và đầu 2016 với những tác động tích cực từ việc đàm phán TPP kết thúc

thành công cùng với KQKD Quý 3 của các doanh nghiệp đươc công bố. về cuối Quý, rủi ro FED tăng lãi suất cũng như nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc là vấn đề nhà đầu tư cần quan tâm.

Hoạt động của khối ngoại được dự báo sẽ không đột biến và có sự phân hóa rõ nét khi rủi ro vẫn hiện hữu ở mức đáng kể đặc biệt những rủi ro đến từ bên ngoài như Mỹ và Trung Quốc.

Tâm điểm của thị trường trong thời gian này nhiều khả năng sẽ xoay quanh những tin tức tích cực như hiệp định TPP đàm phán thành công, đề án tái cấu trúc của SCIC hay kỳ vọng Nghị định 60 về nới room ngoại sẽ sớm được hiện thực hóa khi văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư được ban hành.

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng: nhận động thái cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của TCTD sẽ góp phần ổn định hệ thống tài chính, khơi thông dòng vốn, giúp các ngân hàng tập trung vào hoạt động cốt lõi góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Với việc tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2015 (tính đến 21/09) đạt mức 10,78%, khá khả quan so với con số chỉ khoảng 7% của cùng kỳ năm ngoái. Với giá trị vốn hóa chiếm tới hơn 25 giá trị vốn hóa thị trường, kèm theo việc hưởng lợi từ việc Hiệp định TPP khi xét đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhóm ngành Ngân hàng nhiều khả năng sẽ là nhóm ngành đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt xu hướng tăng của thị trường trong thời điểm này (cuối 2015).

■ Yếu tố chính trị và chính phủ

Chính trị: Nền chính trị Việt Nam được đánh giá vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho ngành ngân hàng nói riêng.

- Môi trường chính trị ổn định thúc đẩy các dư nợ phát triển và các dư nợ nước ngoài yên tâm đầu tư và Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và kéo theo sự phát triển của ngành ngân hàng

- Các tập đoàn tài chính của nước ngoài đầu tư vốn vào ngành ngân hàng tăng lên làm tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực này tạo điều kiện thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển .

công... từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh sản xuất ổn định. Thông qua đó thu hút đầu tu vào các ngành nghề trong đó có ngành ngân hàng.

Pháp luật: Bất cứ một doanh nghiệp, ngân hàng nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của hệ thống pháp luật, với ngân hàng BIDV luôn chịu ảnh huởng trực tiếp từ sự điều tiết và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nuớc thông qua các cơ chế lãi suất, điều hành tỷ giá ... Có thể điểm qua một số mặt nhu sau:

- Chủ động, linh hoạt trong việc điều hành tỉ giá: Ngân hàng Nhà nuớc (NHNN) thay đổi cơ chế điều hành tỉ giá theo huớng chủ động, linh hoạt, thực hiện các biện pháp mua và bán ngoại tệ can thiệp thị truờng khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỉ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực lên tỉ giá và thị truờng ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để đảm bảo việc nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD, khuyến khích doanh nghiệp và nguời dân chuyển từ nắm giữ USD sang VND, phát hành tín phiếu NHNN trên thị truờng mở để hút tiền về, hạn chế áp lực đầu cơ tỉ giá. Không những thế, NHNN đã tăng cuờng phối hợp với các bộ, ngành trong việc quản lý thị truờng, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối; triển khai các giải pháp đổi mới, sắp xếp căn bản thị truờng vàng, hạn chế tác động của biến động giá vàng lên tỉ giá; kịp thời thông tin, tuyên truyền duới nhiều hình thức để định huớng, ổn định thị truờng. Đồng thời,NHNN theo dõi chặt chẽ những diễn biến trên thị truờng ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế, tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD và tỉ giá bình quân liên ngân hàng phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị truờng, đảm bảo thị truờng ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt.

- Tập trung nhóm giải pháp mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn TCTD: Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ đã có sự đổi mới mạnh mẽ theo huớng chủ động, dẫn dắt thị truờng, từng buớc chuyển từ cơ chế điều tiết theo khối luợng sang điều hành theo lãi suất. Cụ thể, NHNN đã thực hiện công bố định huớng điều hành lãi suất và triển khai đồng bộ các biện pháp để đạt mục tiêu là giảm dần mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân; tiến hành điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất điều hành, kết hợp với áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo diễn biến thị truờng

- Mặt bằng lãi suất và tín dụng đã thay đổi tích cực: Đến nay, mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn duới một tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến duới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến duới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm. Mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh theo mục tiêu đề ra của NHNN, chỉ bằng 40% lãi suất vào nửa cuối năm 2011 và thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 (là giai đoạn kinh tế phát triển ổn định). Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6-9%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 9-11%/năm. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực uu tiên tiếp tục ổn định ở mức thấp (6-7%/năm đối với kỳ hạn ngắn), các ngân hàng thuơng mại Nhà nuớc tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực uu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay đối với một số chuơng trình kinh tế trọng điểm giảm khoảng 0,5-0,6%/năm xuống khoảng 6,5-6,6%/năm nhằm hỗ trợ tốt hơn cho một số ngành, lĩnh vực đặc thù và các đối tuợng chính sách. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6,7%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5-6,7%/năm.

■ Yếu tố văn hóa - xã hội

Cùng với việc phát triển kinh tế, dân trí đời sống con nguời ngày càng đuợc cải thiện... nhu cầu nguời dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.

Tâm lý nguời dân biến động theo sự biến động của quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Ngoài ra tốc độ đô thị hóa cao (sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới ..) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng ngày càng gia tăng. Số luợng doanh nghiệp ngày càng nhiều đòi hỏi sự phát triển của thị truờng vốn, tài chính là cơ hội cho ngành ngân hàng phát triển.

■ Yếu tố tự nhiên

Ô nhiễm môi truờng là một vấn đề bức thiết trong phát triển kinh tế hiện nay, gần đây là một loạt các công ty xả thải làm ô nhiễm môi truờng nghiêm trọng là hồi chuông cảnh bảo cho công tác bảo vệ môi truờng cần đuợc quan tâm hơn so với

hiện nay, thôi thúc các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng các công nghệ thân thiện hơn với môi trường.

■ Yeu tố công nghệ

Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do đo hệ thống kỹ thuật khoa học công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nào có công nghệ tốt hơn thì sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn.

Với xu thế hội nhập thế giới ngày càng có nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế cao về mặt công nghệ vì thế các ngân hàng trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình.

Sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ cao những năm vừa qua tạo ra không ít thách thức cũng như cơ hội cho các ngân hàng hoàn thiện cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu 0503 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh hồng hà luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w