Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam trong phát triển

Một phần của tài liệu 0513 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP xăng dầu petrolimex chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 39 - 41)

Với số dân hơn 86 triệu người và thị trường tài chính còn sơ khai, Việt Nam là mảnh đất tiềm năng để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Một chuyên gia kinh tế Việt Nam đánh giá: “Vẫn tồn tại một khoảng trống lớn trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Ước tính, chỉ có 10-15% người tiêu dùng ở độ tuổi trưởng thành đang sử dụng dịch vụ ngân hàng. Hầu như các dịch vụ ngân hàng chỉ tập trung ở các thành phố lớn mà chưa vươn xa đến khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa”. Về tỷ lệ dân số tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mới chỉ có 20% người dân Việt Nam sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp. Vì vậy, rất dễ hiểu khi 80% số ngân hàng khi được hỏi đều không giấu giếm tham vọng trở thành ngân hàng bán lẻ có kênh phân phối dịch vụ rộng khắp nhằm tiếp cận với mọi loại hình dân cư.

Các ngân hàng thương mại Việt Nam tuy đi sau, nhưng lại có lợi thế rất lớn trong việc rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đó là:

- Xây dựng chiến lược với lộ trình cụ thể để phát triển loại hình dịch vụ này trong đó chú ý đến sự cạnh tranh ngày càng cao của các ngân hàng nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Cần quan tâm phân tích, thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá đặc điểm của khách hàng bán lẻ để cung cấp ra thị trường những sản phẩm bán lẻ có nhiều tiện ích và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Đầu tư công nghệ phải luôn gắn kết với chiến lược kinh doanh. Dùng công nghệ thông tin (CNTT) làm công cụ để tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh hơn trong việc phát triển dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên, đi kèm với đầu tư công nghệ hiện đại là các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra, nó có thể gây thiệt hại lớn, cũng như gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và nhà đầu tư. Do đó, đòi hỏi ngân hàng luôn phải giám sát và quản lý rủi ro có thể xảy ra.

- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ không đơn thuần là phát triển riêng lẻ hoặc áp dụng đại trà các sản phẩm dịch vụ, mà cần có sự thay đổi để đáp ứng kịp thời về cơ cấu tổ chức, sử dụng và đào tạo nhân lực, phương thức quản trị, điều hành.

- Phát triển hệ thống mạng lưới, kênh phân phối phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiêm cứu chương 1, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại, đặc điểm và các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng bán lẻ. Qua đó để làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Mặt khác, cũng đã nêu ra những bài học kinh nghiệm về thành công trong phát triển dịch vụ bán bán lẻ của các ngân hàng các nước Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và rút ra 5 bài học kinh nghiệm để vận dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Đó là những cơ sở cần thiết để nghiên cứu các nội dung trong các chương tiếp theo .

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU

PETROLIMEX CHI NHÁNH NỘI

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNGDẦU PETROLIMEX CHI NHÁNHHÀNỘI

Một phần của tài liệu 0513 giải pháp phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP xăng dầu petrolimex chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w