Tám phát minh tình cờ

Một phần của tài liệu Horrible Science: Hóa học một vụ nổ âm vang - Phần 1 (Trang 44 - 46)

- Dịch dạ dày lợn

Tám phát minh tình cờ

1. Teflon, chất tạo nên lớp chống cháy trên mặt chảo đã có kể từ năm 1955, chỉ bởi vì người vợ của người phát minh ra nó vốn không mấy có tài nấu nướng – những món ăn của bà luôn bị cháy sém.

Thức ăn của anh đâu?

Nó ở phía kia, anh yêu!

2. Giấy can được phát minh ra trong những năm 30, khi một người công nhân của một nhà máy sản xuất giấy vì nhầm lẫn đã đổ quá nhiều hồ vào trong bồn chứa xenluloza. Kết quả là người ta có một thứ giấy rất dai rất bền nhưng trong suốt.

3. Khăn giấy thật ra vốn được phát minh nhằm mục đích tẩy phấn son. Năm 1924, người ta bán chúng trong tư cách khăn giấy sau khi những người bán hàng báo cáo rằng, dùng nó mà hỉ mũi thì thật tuyệt. 4. Cao su lưu hóa: những cái đế giày bằng cao su đầu tiên cứ chảy nhão

nhoét ra mỗi khi trời nóng. Tới năm 1844, Charles Goodyear tình cờ làm đổ một chút cao su đang sôi vào lưu huỳnh. Ông thấy cái món dính nhớp nọ không còn dễ chảy ra như trước nữa.

5. Mát tít đã được phát hiện ra trong năm 1943 chỉ bởi vì các nhà nghiên cứu đã tìm cách sản xuất cao su nhân tạo từ Silicon. Chất liệu mà họ tạo ra không mấy thích hợp cho việc sản xuất bánh xe ô tô, nhưng các nhà hóa học rất thích chơi bời với món đồ mới. Một thương gia

đã hiểu ra cơ hội, ông ta nghĩ ra một thứ đồ chơi mới và bán được tới 750.000 quả bóng chỉ trong vòng ba ngày đầu.

6. Dầu bôi trơn máy được bán lần đầu tiên năm 1960 – làm thuốc chống bệnh thấp khớp! Một cái đầu hỗn độn nào đó chắc đã nghĩ rằng những gì trợ giúp cho những xương khớp “han gỉ” trong cơ thể con người chắc cũng sẽ phải tốt cho các khớp nối trong máy móc!

7. Bakelit, một loại nhựa, được phát minh ra một cách tình cờ vào năm 1907 bởi Leo Baekeland (1863-1944). Nhà khoa học người Mỹ này ngày đó đang thí nghiệm với Formaldehyde. Trên ghế của ông có để sẵn miếng bánh mì kẹp pho mai dành cho giờ nghỉ trưa. Vô tình, Leo đổ một chút Formaldehyde lên trên đó – và miếng pho mai kia biến thành chất dẻo! Khoan, xem này, nó nhảy mới cao làm sao! Phòng thí nghiệm cao su. Tới lúc chúng ta làm việc một chút rồi đấy.

8. Màu nhân tạo từ nhựa đường đã được tình cờ phát hiện ra từ năm 1856 bởi một thần đồng người Anh có tên là William Perkin (1838- 1907).

Thế mà suýt chút nữa mình đã mang bánh mì kẹp jăm- bông đi!

Một phần của tài liệu Horrible Science: Hóa học một vụ nổ âm vang - Phần 1 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)