Một câu chuyện dài ngoằng

Một phần của tài liệu Horrible Science: Hóa học một vụ nổ âm vang - Phần 1 (Trang 52 - 54)

- Dịch dạ dày lợn

Một câu chuyện dài ngoằng

Chưa bao giờ người ta nhìn thấy một thứ như thế trên trái đất này. Nó chắc như thép và là chất liệu lý tưởng để tạo nên áo giáp chống đạn. Vậy mà sợi của nó lại chẳng hề dày hơn sợi tơ do con nhện dệt nên. Những chất xuất xứ cũng chẳng mấy giật gân: dầu hỏa, dầu khí, nước và không khí.

Câu chuyện bắt đầu năm 1928, khi một nhà khoa học đeo kính có tên là Wallace Hume Carother rụt rè bước vào hãng hóa học khổng lồ DuPont tại Delaware, USA.

- Anh bạn trẻ, - ông phó chủ tịch hãng là Charles Stine nói. - Tôi có một đề nghị đặc biệt cho anh. Chúng tôi đang nghiên cứu để tìm ra những phương pháp sản xuất lụa từ chất vô cơ.

Đa phần trong số chúng ta sẽ trả lời ngay: - Ai cha, đòi hỏi hơi nhiều đấy nhé! - Nhưng Carother thì nhìn bằng vẻ trầm ngâm. - Chắc tôi sẽ xem xét kỹ hơn các Polyme. Ý tôi muốn nói là các phân tử dài khiến cho lụa mềm mại mà dẻo dai tới thế. Liệu có được không?

- Tôi nghĩ rằng, - Carother nói tiếp, - tốt nhất là chúng ta hãy phát minh ra các phân tử mới.

- Cha, đấy là việc của anh, anh bạn trẻ. Hãy làm tất cả những gì anh cho là đúng.

Phòng thí nghiệm của Carother là cả một sự hỗn độn khủng khiếp, gồm những lọ những chai có hình dáng kỳ quặc, những giá đỡ ba chân,

Những gì bọn tằm làm được, tôi đã làm từ lâu rồi!

Đồ láo lếu !

những cái bình thủy tinh chứa các thứ chất lỏng kỳ quái và vô số chai thủy tinh với giấy nhãn dán phía trên không ai đọc nổi. Nhưng đây là nơi nhà khoa học cảm thấy thoải mái, là nơi ông làm nên phát minh lớn lao của ông.

Sau 5 năm trời nghiên cứu, Carother tìm ra được chất mới của mình: Nylon. Nhưng nó hoàn toàn vô tích sự. Nylon là một chất dẻo dạng lỏng trong suốt, cứ bám dính vào đáy ống nghiệm và chỉ chịu chảy ra ở nhiệt độ cực kỳ cao. Làm thế nào mà người ta biến nó thành sợi nhỏ để dệt nên vải đây?

Carother xoay sang chú ý đến các loại Polyester khác. Một ngày nọ, trợ lý của ông là Julian Hill loay hoay nghịch ngợm với một thứ Polyester trong ống nghiệm. Anh ta rất ngạc nhiên khi có thể dùng một que đũa mà kéo nó dài ra, kéo dài nữa ra thành sợi – giống như người ta kéo hỗn hợp pho mai Mozzarella trên chiếc bánh Pizza vậy.

- Chờ cho sếp ra ngoài đã đi, - một người khác nhắc nhở. - Tôi cũng muốn thử một chút cho vui.

Thế là họ cùng nhau kéo dài cái sợi dây Polyester đó ra, kéo nữa và kéo

Ai cha, mỗi lúc một dài hơn!

mãi. Trông thật là kỳ cục, bởi họ có thể kéo nó dài nhiều mét, dọc cả khoảng hành lang.

Qua quá trình này cho thấy các phân tử Polyester được sắp xếp thành sợi bền và chắc. Liệu người ta có thể làm điều này với Nylon không? Có, người ta làm được.

Bước ngoặt quan trọng này đã cho phép loài người sản xuất ra những loại vải hoàn toàn mới. Carother sẽ phản ứng ra sao khi ông quay trở lại phòng thí nghiệm? Chuyện này không được ghi chép lại. Rất có thể ông đã nói: “Cha, công việc của các bạn quả là đã bị kéo ra rất dài!”

Những chiếc tất dệt bằng sợi Nylon được đưa ra hội chợ thương nghiệp thế giới năm 1938. Charles Stine giải thích với phái nữ: “Đây là loại sợi dệt hữu cơ nhân tạo đầu tiên. Nó dai và mềm hơn mọi loại sợi tự nhiên trên đời.”

Và nét thú vị nhất của chuyện này: Nylon rẻ hơn lụa rất nhiều, khiến cho số người có thể dùng nó nhiều hơn rất nhiều. Khán giả hào hứng nổ từng tràng pháo tay như sấm sét. Chỉ đáng tiếc, Carother không còn được chứng kiến niềm vui đó…

Một phần của tài liệu Horrible Science: Hóa học một vụ nổ âm vang - Phần 1 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)