- Tổng công suất của toàn CT1 cần cấp là: P= 233 kW
2.2. Tính toán thủy lực
2.2.1. Tính toán thủy lực ống thoát nước.
Lưu lượng nước tính toán các đoạn ống thoát nước được xác định theo công thức : qth = qc + qdc max
Trong đó:
qth – lưu lượng nước thải tính toán ( l/s) qc – lưu lượng nước cấp tính toán (l/s)
qdc max – lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất (l/s)
Khả năng thoát nước của ống đứng tại những vị trí góc nối
Đường kính ống đứng
(mm) Khả năng thoát nước khi góc nốibằng (l/s)
90 60 45
50 0,65 0,81 1,3
100 3,80 4,75 7,5
125 5,5 8,10 13,0
150 10,0 12,60 21,0
2.2.2. Tính toán thoát nước mưa mái.
a. Tính toán lưu lượng thoát nước mưa mái.
Lưu lượng nước mưa mái được xác định theo công thức: Q = K x F.q5 / 10000
Trong đó:
Q : Lưu lượng nước mưa mái (l/s).
F : Diện tích thu nước mưa (m2). F= Fmái + 0,3 Ftường
Fmái: Diện tích hình chiếu của mái (m2).
Ftường: Diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái (m2)
K : Hệ số lấy bằng 2
q5: Cường độ mưa (l/s ha ) tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm ( p=1 năm)
Thành phố Bình Dương : q5 = 450.4 (l/s ha).
b. Tính toán đường kính phễu thu và đường kính ống đứng thoát nước mưa mái.
tính toán cho 1 phễu thu hoặc cho một ống đứng với giá trị không vượt trị số ghi trong bảng 9 trang 74 của TTTCXDVN-T.VI
c. Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa mái.
Số lượng ống đứng thu nước mưa mái cần thiết được xác định theo công thức: nố. đ ≥ Q/ q ố.đ
Trong đó:
nố. đ : Số lượng ống đứng
Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái ( l/s )
q ố.đ: Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa mái theo bảng 9 trang 74 của TTTCXDVN-T.VI
Kết quả tính toán hệ thống thoát nước mưa được thể hiện trên bản vẽ mặt bằng mái và sơ đồ không gian hệ thống thoát nước mưa