Những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC (Trang 25 - 30)

thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo, đôn đốc các Tổ chức thanh tra cùng cấp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN tại các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra, phát hiện một số tồn tại, khuyết điểm trong việc xây dựng Chương trình, kế hoạch PCTN; công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; việc chuyển đổi vị trí công tác và những hạn chế, yếu kém trong công tác tự kiểm tra, nhằm chấn chỉnh, phòng ngừa sai phạm trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Đồng thời thông qua công tác thanh tra, tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thực hiện một số quy định còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện như việc chuyển đổi vị trí công tác, công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Đảm bảo cho công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ sở được đi vào nề nếp và đúng quy định của pháp luật.

Thông qua hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, tích cực thẩm tra, xác minh, kết luận, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tham nhũng, góp phần bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ bị tố cáo sai, minh oan cho những cán bộ, công chức đó. Tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo, làm đầu mối phối hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình tham nhũng và kết quả phòng chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng.

2.2. Những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tranhà nước nhà nước

Ngoài những kết quả đã đạt được, trong tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước còn một số những hạn chế, yếu kém sau:

Thứ nhất, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức

hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Khoản 1 Điều 4 Luật Thanh tra năm 2010.

Theo quy định trên thì hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước gồm có Thanh tra Chính phủ, 20 Thanh tra Bộ, ngành, 63 Thanh tra tỉnh, 713 Thanh tra huyện và khoảng gần 1200 Thanh tra sở. Mặc dù được tổ chức rộng khắp từ trung ương đến địa phương nhưng hoạt động thanh tra thiếu hệ thống gắn kết. Các cơ quan thanh tra ở bộ ngành, địa phương gần như hoàn toàn lệ thuộc vào cơ quan quản lý cùng cấp: về tổ chức nhân sự, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan thanh tra và thanh tra viên, về xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, về kinh phí hoạt động. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra; đội ngũ cán bộ thanh tra luôn biến động, việc xây dựng và phát triển ngành hoàn toàn bị động bởi không thể kế hoạch hóa việc đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ thanh tra giỏi nghề nghiệp và tâm huyết gắn bó với ngành.

Sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên trở nên hình thức, kém hiệu quả, chủ yếu thông qua việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm, qua sơ kết, tổng kết và hướng dẫn về nghiệp vụ. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức thi nâng ngạch... Thực tế nêu trên dẫn đến việc kiểm soát các hoạt động trong toàn ngành với quy mô rộng lớn như hiện nay là hết sức khó khăn và những tiêu cực, vi phạm trong quá trình thanh tra xảy ra thời gian gần đây tại một số cơ quan thanh tra bộ ngành, địa phương làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành.

Tổ chức thanh tra bộ ngành có nhiều biến động và vượt khỏi quy định của Luật Thanh tra do nhu cầu từ thực tiễn của công tác quản lý. Sự phân biệt giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giữa thanh tra chuyên ngành và kiểm tra thường xuyên theo chức năng quản lý Nhà nước khiến cho hoạt động thanh tra, kiểm tra của các ngành trở nên bị chồng chéo, trùng lắp về thời gian, phạm vi và nội dung thanh tra, gây bức xúc và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.

Số lượng Thanh tra viên đông nhưng không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; tình trạng bổ nhiệm công chức theo các ngạch thanh tra viên cho đủ chỉ tiêu biên chế để hưởng chế độ là phổ biến; việc sắp xếp và sử dụng công chức thanh tra thiếu hợp lý, mang tính cào bằng giữa các cấp, các ngành mà không dựa trên yêu cầu nhiệm vụ. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho bộ máy các cơ quan thanh tra cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, lãng phí ngân sách.

Thứ hai, tổ chức và hoạt động thanh tra các Bộ, ngành; chưa quy định rõ về hoạt động thanh tra chuyên ngành để phận biệt với hình thức kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý, xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra.

Theo quy định của Luật Thanh tra hiện hành, hoạt động thanh tra chuyên ngành được giao cho 03 hệ thống cơ quan: Thanh tra bộ, Thanh tra sở và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cụ thể là:

- Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 17).

- Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 23).

- Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Như vậy, hoạt động của thanh tra chuyên ngành không chỉ được tiến hành bởi Thanh tra bộ, Thanh tra sở, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành còn được giao cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Số lượng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quy định cụ thể tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP gồm một số Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ; Cục thuộc Tổng cục và tương đương; Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương. Xét về tổ chức các cơ quan thanh tra, quy định như trên là phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiện nay, tạo sự thông suốt từ Trung ương đến địa phương, đồng thời không làm phát sinh thêm các cơ quan thanh tra nhưng vẫn đảm bảo được vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra trong phục vụ quản lý nhà nước, đặc biệt là hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã cho thấy các quy định của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP không được thực hiện nghiêm chỉnh, nhiều nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ, ngành được ban hành sau đã tiếp tục bổ sung cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành với những lý giải về sự cần thiết để cho ra đời thêm tổ chức thanh tra thuộc ngành, lĩnh vực mình nên đã phá vỡ tiêu chuẩn về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Về hoạt động, phần lớn các hoạt động thanh tra chuyên ngành về bản chất là hoạt động kiểm tra thường xuyên (hiện nay Luật Thanh tra 2010 gọi đó là thanh tra thường xuyên). Hoạt động thanh tra chuyên ngành hiện này thực chất là hoạt động kiểm tra thường xuyên đã bị "thanh tra hóa". Thanh tra chuyên ngành chủ yếu là nhiệm vụ phát hiện và xử lý vi phạm với đối tượng là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội để bảo đảm trật tự quản lý, trong khi đó thanh tra hành chính hướng vào việc chấn chỉnh cơ chế quản lý và bảo đảm thực hiện công vụ, sự chấp hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Chính vì vậy Luật Thanh tra xác định mục đích, nguyên tắc chung cho cả hai loại hình thanh tra hành chính và chuyên ngành là điều bất hợp lý nên dẫn đến những lộn xộn về mặt tổ chức của thanh tra ngành như đã nói ở trên và thực tế thì những quy định của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành không còn hiệu lực đối với tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành như đã nêu ở trên.

Thứ ba, Phân biệt rõ tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước với tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Thanh tra nhân dân là hoạt động giám sát ở cấp cơ sở, trong đó chủ thể giám sát là nhân dân; đối tượng giám sát là cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm ở cấp xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước; nội dung giám sát là việc thực thi chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại tố cáo, thực thi pháp luật về dân chủ cơ sở.

Luật Thanh tra giao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức Công đoàn có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra nhân dân. Về bản chất, thanh tra nhân dân là hình thức giám sát tại chỗ, trực tiếp của nhân dân ở cơ sở. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của thanh tra nhân dân hoàn toàn khác với thanh tra nhà nước. việc quy định về thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra là không hợp lý, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt động giám sát của thanh tra nhân dân với hoạt động kiểm tra, thanh tra của Nhà nước.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước trên các lĩnh vực công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; những ưu điểm, hạn chế của trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, thu hồi một khối lượng lớn tiền và tài sản cho nhà nước; đã góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thời gian qua, quá trình thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật chậm bị phát hiện, gây thiệt hại lớn về tài sản cho Nhà nước. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng nhiều, tỷ lệ phát hiện sai phạm lớn nhưng xử lý trách nhiệm cán bộ để xẩy ra sai phạm còn ít. Công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra là ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tham nhũng. Công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,

chống tham nhũng cũng còn những hạn chế như tiến độ xây dựng các văn bản pháp luật chậm, chất lượng chưa cao, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân... Nguyên nhân của thực trạng nêu trên là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh nhà nước tồn tại những hạn chế, bất cập, thường xuyên thay đổi; mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra chưa mang tính hệ thống; hoạt động của các cơ quan thanh tra có sự chồng chéo. Năng lực trình độ

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC (Trang 25 - 30)